Thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại lợn nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 48 - 49)

Với kinh nghiệm chăn nuôi của ông cha ta “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, công tác phòng bệnh cho đàn lợn là hết sức cần thiết, luôn được quan tâm hàng đầu và quan trọng nhất. Tại trại chăn nuôi Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam, công tác này cũng luôn được thực hiện một cách tích cực, chủ động. Khi vào chuồng nuôi phải tiến hành sát trùng bắt buộc với người, dụng cụ mang theo như điện thoại, dụng cụ sửa chữa,… Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, đi từ khu vực này sang khu vực khác và hạn chế đi ra khỏi trại, đã ra ngoài khỏi khu vực trại khi đi về trại phải sát trùng, khi các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt tại cổng vào trại. Việc sát trùng các phương tiện phải được tiến hành một cách nghiêm túc, đúng kĩ thuật. Kết quả được em trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng Công việc Lần/tuần Số lần

thực hiện Kết quả (lần) Tỷ lệ (%) Phun sát trùng 2 48 45 93,75

Rắc vôi đường đi 2 48 48 100

Quét mạng nhện 1 24 22 91,67

Vệ sinh kho thức ăn 1 24 23 95,83

Quét vôi đường dẫn thức

ăn, hành lang chuồng 2 48 48 100

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới sự thành bại trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: Vệ sinh môi trường xung

quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…

Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày em tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hạn chế, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng định kỳ bằng APA CLEAN, pha với tỷ lệ 1/1000.

Công tác phun sát trùng rất quan trọng làm giảm bệnh tật cho lợn. Trại quy định phun sát trùng định kỳ 2 lần/tuần, em đã thực hiện được 45 lần trên 48 số lần cần thực hiện đạt tỷ lệ 93,75%.

Công việc rắc vôi đường đi làm giảm mầm bệnh xung quanh trại, trong quá trình đi vào chuồng có thể đưa mầm bệnh vào trong chuồng. Trại qui định 2 lần/tuần, em đã thực hiện 48 lần trên 48 lần cần thực hiện, đạt tỷ lệ 100%.

Quét mạng nhện trong chuồng làm giảm khói bụi bám vào mạng nhện, làm tăng khả năng lợn bị viêm phổi, em đã thực hiện 22 lần trên 24 số lần cần thực hiện, đạt tỷ lệ 91,67%.

Công tác vệ sinh kho thức ăn sạch sẽ, sẽ không làm cho cám bị rơi vãi hoặc chuột gặm rơi ra ngoài bị mốc làm ảnh hưởng đến chất lượng của những bao cám khác, em đã thực hiện 23 lần so với số lần cần thực hiện là 24 lần, đạt tỷ lệ 95,83%.

Quét vôi đường dẫn thức ăn, hành lang chuồng làm cho rêu không mọc lên, đường đi sạch sẽ, ít bụi em đã thực hiện 48 lần so với 48 lần cần thực hiện, tỷ lệ là 100%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại lợn nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)