Kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất thức ăn cho vật nuôi tại tỉnh tottori nhật bản (Trang 25)

Khái niệm kế hoạch sản xuất kinh doanh: Kế hoạch sản xuất kinh doanh là một kế hoạch chi tiết mô tả quá trình kinh doanh, định hướng thực hiện công việc của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Đây là cơ sở để đánh giá việc kinh doanh đạt hiệu quả như thế nào và có triển vọng phát triển và thành công trong tương lai hay không.

- Nguyên liệu đầu vào (thịt bò, thịt gà.., rau củ, gia vị, túi nilong kính, hộp catton...) mỗi loại nguyên liệu được cung cấp bởi một công ty riêng (thịt từ nhà máy sản xuất thịt, rau củ từ công ty sản xuất và chế biến rau củ quả, túi nilong kính, hộp catton từ nhà máy sản xuất túi/hộp) đã được thống nhất và đặt hàng từ trước, khi gần hết nguyên liệu công ty sẽ gọi để mang đến.

- Quá trình sản xuất ra sản phẩm hàng hóa: Các nguyên liệu ban đầu sẽ được đưa về bộ phận sơ chế ban đầu (thịt và rau củ được sơ chế làm sạch -> cho vào máy -> nghiền thành bột -> các gia vị được phối trộn với nhau theo công thức khác nhau tùy thuộc vào loại sản phẩm) sau khi sơ chế song sẽ đưa ra các chuyền (mỗi chuyền có nhiệm vụ làm những mặt hàng riêng biệt do công ty chỉ đạo từ nhu cầu của khách hàng) để tạo thành phẩm rồi đóng gói chuyển đến kho, chuẩn bị giao cho khách hàng.

- Phân phối sản phẩm: Các mặt hàng thành phẩm như thức ăn cho chó, chó mèo, thỏ, chuột…được đem bán tại các chuỗi cửa hàng, siêu thị lớn, nhỏ (siêu thị là hệ thống tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm cho người dân, bên cạnh đó cũng có những khu bày bán thức ăn cho vật nuôi giúp người dân thuận tiện cho mua sắm, nó có mặt ở mọi nơi trên đất nước Nhật Bản).

- Việc sản xuất hàng hóa: Tùy vào lượng tiêu thụ các cửa hàng, siêu thị sẽ đặt số lượng sản phẩm với công ty để sản xuất (nó tránh được việc sản xuất quá nhiều cũng như quá ít. Song song với đó bên phía công ty cũng luôn sản xuất những mặt hàng mới đưa các cửa hàng, siêu thị nhằm đánh giá thông qua khách hàng.

2.4.2 Bài học kinh nghiệm:

- Phải liên kết với nhiều đối tác (nhằm cung cấp sản phẩm thu hút sự chọn lựa của khách hàng làm tiền đề phát triển đi lên của công ty).

2.5. Những kỹ thuật công nghệ đã được áp dụng trong sản xuất kinh doanh của cơ sở nơi thực tập, ưu điểm của những công nghệ đó, bài học doanh của cơ sở nơi thực tập, ưu điểm của những công nghệ đó, bài học kinh nghiệm rút ra

2.5.1 Những kỹ thuật công nghệ

- Lấy mẫu kiểm tra phân tích bằng phương pháp hóa học; - Sử dụng chất phụ gia thực phẩm vào quá trình bảo quản; - Áp dụng kĩ thuật bảo quản lạnh vào bảo quản nguyên liệu; - Đưa máy test vào kiểm tra thực phẩm (phát hiện dị vật lạ);

- Hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại được đưa vào trong quá trình sản xuất sản phẩm.

2.5.2 Ưu điểm của công nghệ

- Sử dụng các kỹ thuật công nghệ cao giúp đánh giá chất lượng của sản phẩm tốt hơn.

- Giúp thực phẩm được bảo quản tốt hơn.

- Đánh giá được nguyên liệu đầu vào có đảm bảo vệ sinh hay không. - Kiểm định chất lượng sản phẩm một cách chính xác.

2.5.3 Bài học kinh nghiệm

- Áp dụng các kĩ thuật khoa học công nghệ hiện đại vào trong quá trình sản xuất giúp cải tạo năng suất trong quá trình làm việc.

- Sử dụng tốt các phương pháp sử dụng vào bảo quản.

- Xác định được nên sử dụng phương pháp gì vào trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo hiệu quả tốt nhất.

- Biết được cách thức và cách sử dụng của các công nghệ đó.

- Cần sử dụng những kỹ thuật công nghệ cao để nâng cao năng suất hiệu quả của việc sản xuất, kinh doanh.

2.6. Quá trình tạo ra sản phẩm đầu ra của cơ sở thực tập và bài học kinh nghiệm

2.6.1 Quá trình tạo ra sản phẩm đầu ra

Sơ đồ 2.6. Quá trình tạo ra sản phẩm

2.6.1.1. Đầu vào

- Nguyên liệu đầu vào: Bao gồm tất cả những nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm của công ty như (thịt, rau, củ, quả, hộp đựng, túi nilon, các chất phụ gia...) được cung cấp bởi công ty từ bên ngoài. Do trong quá trình thực tập chúng tôi chỉ được tham gia vào khâu đóng gói, không được tiếp xúc và cung cấp thông tin có liên quan đến nguồn nguyên liệu cho nên không rõ xuất xứ nguồn nguyên liệu. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm cũng phải trải qua quy trình kiểm tra chất lượng chặt chẽ và kiểm nghiệm nghiêm ngặt. Nguồn nguyên liệu, phụ gia thực phẩm dùng cho sản xuất có nguồn gốc rõ ràng, có hóa đơn chứng từ đầy đủ, kiểm tra chất lượng về ATTP, kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.

- Phương pháp: Sử dụng các phương pháp xử lý nguyên liệu, áp dụng công nghệ cao vào trong quá trình sản xuất (phương pháp sinh- lý- hóa), kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra khắt khe, tại đây các nguyên liệu, các sản phẩm cũng được kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng các sản phẩm đưa ra thị trường đạt được sự lựa chọn cao của người tiêu dùng. Mỗi một sản phẩm đều qua kiểm nghiệm của đội kiểm tra của công ty. Khi phát hiện có lỗi về sản phẩm, đội sẽ lấy mẫu sản phẩm, từng nguyên liệu để tìm ra nguyên nhân, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Con người: Con người là nguồn nhân lực vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất. Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, mà có những công đoạn máy móc không thể thay thế con người được.

- Môi trường: là toàn bộ không gian xung quanh nhà xưởng, nghiên cứu sự tác động của môi trường đến quá trình sản xuất.

- Thông tin: là toàn bộ những thông tin liên quan đến hoạt động của công ty như thời gian nhập- xuất hàng, số lượng công nhân, số lượng hàng sản xuất mỗi ngày. Tìm hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm từ đó đề xuất kế hoạch mới, tạo ra nhiều sản phẩm tốt hơn phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

- Nhà xưởng và trang thiết bị:

+ Nhà xưởng: nhà xưởng là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất bao gồm hệ thống nhà, khu vực sản xuất, khu nghiên cứu khu trưng bày... Nhà xưởng được xây dựng cao tạo độ thông thoáng và có sự phân chia rõ ràng giữa các khu.

+ Trang thiết bị: có nhiều máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất. Việc áp dụng máy móc vào quá trình sản xuất sẽ giảm thiểu sức lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

2.6.1.2. Đầu ra

- Thông tin phản hồi: Sản phẩm khi tới tay khách hàng sẽ được họ nhận xét và đánh giá chất lượng sản phẩm có tốt hay không? Có đảm bảo chất

lượng, an toàn cho vật nuôi hay không? Từ đó công ty sẽ tham khảo, tiếp thu ý kiến của khách hàng để biết được chỗ nào đã cải thiện tốt trong trải nghiệm của khách hàng, chỗ nào còn thiếu sót để kịp thời sửa đổi và bổ sung nhằm tăng chất lượng cho sản phẩm của công ty mục đích làm hài lòng quý khách hàng. Tạo uy tín và ấn tượng tốt cho khách hàng sau khi mua sản phẩm của công ty.

- Sản phẩm: Là thành quả cuối cùng của tất cả các khâu để chuyển tới khách hàng. Các sản phẩm sau khi đã được kiểm tra sẽ được phân phối trên thị trường đến các cửa hàng, siêu thị và tay người tiêu dùng.

2.6.2 Bài học kinh nghiệm

- Quan sát thị trường, lựa chọn kênh tiêu thụ sao cho phù hợp với lĩnh vực kinh doanh để tạo hiệu quả tốt nhất.

- Cần nắm bắt nhu cầu khách hàng để đưa ra những phương thức và sản phẩm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

- Phải có các chiến lược cụ thể để nắm bắt được thời cơ, cơ hội và tránh được những nguy cơ rủi ro trong quá trình sản xuất.

- Trong kinh doanh phải biết kết hợp 3 nhà: Nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối.

2.7. Mô tả các kênh tiêu thụ sản phẩm

Kênh tiêu thụ sản phẩm là một tập hợp các nhà phân phối, các nhà buôn và nhà bán lẻ thông qua đó hàng hóa và dịch vụ được thực hiện trên thị trường.

Công ty có 2 kênh tiêu thụ:

- Tiêu thụ trực tiếp: công ty bán sản phẩm của mình cho người mua hàng không thông qua trung gian.

Sơ đồ 2.7.1: Tiêu thụ trực tiếp

+ Ưu điểm: giảm chi phí, công ty làm việc trực tiếp với khách hàng, hiểu rõ được nhu cầu của thị trường giúp cơ sở có điều kiện thuận lợi tạo lòng tin đối với người mua hàng.

+ Nhược điểm: công ty phải tạo nhiều mối quan hệ với khách hàng dó đó hoạt động bán hàng diễn ra chậm.

- Tiêu thụ gián tiếp: công ty bán sản phẩm thông qua khâu trung gian ( cửa hàng, siêu thị…) tới tay người mua hàng.

Sơ đồ 2.7.2: Tiêu thụ gián tiếp

+ Ưu điểm: Công ty cung cấp sản phẩm thông qua các trung gian tiết kiệm được chi phí bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nhanh, số lượng lớn.

+ Nhược điểm: không tiếp xúc trực tiếp với người mua hàng nên khó kiểm soát được lượng hàng tiêu thụ, thời gian lưu thông hàng hóa kéo dài.

Điểm đặc biệt trong tổ chức tiêu thụ sản phẩm của công ty:

- Có sự liên kết chặt chẽ giữa các cửa hàng, siêu thị và các doanh nghiệp ( công ty đảm bảo chất lượng của sản phẩm, cửa hàng siêu thị và các doanh nghiệp đảm bảo đầu ra ổn định thông qua các hợp đồng đã kí kết).

-Có thể tiêu thụ sản phẩm trong một thời gian ngắn và có khối lượng lớn. - Thu hồi được vốn nhanh.

-Tiết kiệm chi phí bảo quản.

PHẦN 3

Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP

Tên ý tưởng: Mô hình sản xuất cà chua bi hữu cơ tại xã Mỹ Yên, huyện

Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Cà chua bi là một loại rau ăn trái rất được ưa thích vì phẩm chất ngon và chế biến được nhiều cách. Cây cà chua dễ trồng, dễ chăm sóc, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Quả cà chua chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như vitamin A, B, C… và các chất khoáng, được sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, làm đẹp và làm thuốc. Không những có thể chế biến nhiều món ăn ngon, là nguyên liệu làm đẹp, mà cà chua bi còn có nhiều công dụng chữa bệnh rất tốt như cải thiện thị lực, phòng chống ung thư dạ dày, phổi, giảm lượng đường trong máu, giúp ngủ ngon hơn… Để sản xuất cà chua bi với số lượng lớn, cung cấp sản phẩm trong thời gian dài, độ đồng đều cao, đặc biệt là phải đảm bảo chất lượng, an toàn cho con người là mục tiêu của các chuyên gia trong ngành sản xuất rau. Trong những năm qua, các cơ quan chuyên môn, nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau, một trong những hướng được các nước ứng dụng rộng rãi và ngày càng hoàn thiện cao hơn là sản xuất theo mô hình hữu cơ.

3.1 Đặc điểm của cây cà chua:

3.1.1. Rễ cây

Rễ cây cà chua thuộc rễ chùm, ăn sâu và phân nhánh mạnh, khả năng phát triển rễ phụ rất lớn. Những giống tăng trưởng mạnh có rễ ăn sâu 1-1,5m và rộng 1,5- 2,5m vì vậy cây cà chua chịu hạn tốt. Khi rễ chính bị đứt, bộ rễ phụ phát triển và phân bố rộng nên cây cũng chịu đựng được điều kiện khô hạn. Bộ rễ ăn sâu, cạn, mạnh hay yếu đều có liên quan đến mức độ phân cành

và phát triển của bộ phận trên mặt đất, do đó khi trồng cà chua bi tỉa cành, bấm ngọn, bộ rễ thường ăn nông và hẹp hơn so với điều kiện trồng tự nhiên.

3.1.2. Thân

Thân tròn, thẳng đứng, mọng nước, phủ nhiều lông, khi cây lớn gốc thân dần dần hóa gỗ. Thân mang lá và phát hoa. Ở nách lá là chồi nách. Chồi nách ở các vị trí khác nhau có tốc độ sinh trưởng và phát dục khác nhau, thường chồi nách ở ngay dưới chùm hoa thứ nhất có khả nắng tăng trưởng mạnh và phát dục sớm so với các chồi nách gần gốc. Tuy khả năng sinh trưởng và phân nhánh các giống cà chua được chia àm 4 dạng hình:

-Dạng sinh trưởng hữu hạn

-Dạng sinh trưởng vô hạn

-Dạng sinh trưởng bán hữu hạn

-Dạng lùn

Thân cà chua sẽ thay đổi kích thước trong quá trình phát triển phụ thuộc và giống, điều kiện ngoại cảnh ( nhiệt độ ) và chất dinh dưỡng…

Ở thời kì cây con, thân tròn, có màu tím nhạt, có lông tơ phủ dày, thân dễ bị gãy, dễ tổn thương.

Khi cây trưởng thành thân có màu xanh thẫm, thân cứng, gốc hóa gỗ.

3.1.3. Lá

Lá cà chua là lá kép, rìa lá đều có răng cưa nông hay sâu tùy giống. Phiến lá thường phủ lông tơ, nhám. Đặc tính lá của giống thường thể hiện đầy đủ sau khi cây có chùm hoa đầu tiên.

3.1.4. Hoa

Hoa cà chua thuộc hoa lưỡng tính, tự thụ phấn và nở từng chùm, màu vàng tươi, 5 cánh. Một chu kì có khoảng 20 chùm, mỗi chùm có khoảng 4 - 10 hoa.

- Đài hoa: Chiều rộng và chiều dài đài hoa phụ thuộc vào giống có khoảng từ 5-7 hoặc nhiều hơn.

- Cánh hoa: Số lượng cánh hoa phù hợp với số lượng lá đài, gốc gắn liền với nhau. Trước khi hoa nở cánh hoa có màu xanh vàng, khi nở hoàn toàn màu vàng tươi, khi hoa héo có màu vàng úa.

- Nhị: Nhị có cuống ngắn đính vào gốc cánh hoa, thông thường cà chua có trên 8 nhị, túi phấn tách rời và nhị hợp thành 2-3 bó.

- Nhụy: Chiều cao của nhụy so với nhị là đặc trưng của giống, thường vị trí của nhụy thấp hơn nhị.

3.1.5. Quả và hạt

- Quả thuộc loại mọng nước, có hình dạng thay đổi từ tròn, bầu dục đến dài. Vỏ trái có thể nhẵn hay có khía. Màu sắc của trái thay đổi tùy giống và điều kiện thời tiết. Thường màu sắc trái là màu phối hợp giữa màu vỏ trái và thịt trái.

- Hạt: Hạt cà nhỏ, dẹp, nhiều lông, màu vàng sáng hoặc hơi tối. Hạt nằm trong buồng chứa nhiều dịch bào kiềm hãm sự nảy mầm của hạt. Trung bình có 50 - 350 hạt trong trái. Trọng lượng 1000 hạt là 2,5 - 3,5g.

3.2. Yêu cầu và điều kiện ngoại cảnh của cây cà chua:

3.2.1. Nhiệt độ

Thích hợp từ 21-24 độ C, nếu nhiệt độ đêm thấp hơn ngày 4-5 độ C thì cây cho nhiều hoa. Hạt nảy mầm tốt ở nhiệt độ 25-30 độ C, nhưng nhiệt độ thích hợp là 29 độ C. Quả sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 20-22 độ C, sắc tố hình thành ở nhiệt độ 20 độ C, quả chín ở nhiệt độ 24-30 độ C, lớn hơn 30 độ C các sắc tố bị phân giải.

3.2.2. Ánh sáng

-Cà chua thuộc loại cây ưa sáng nhưng không phản ứng với độ dài ngày nên cà chua có thể ra hoa cả trong điều kiện chiếu sáng ngày dài hay ngày

ngắn. Vì thế cà chua có tính thích nghi rộng, có thể trồng quanh năm và ở nhiều vùng khác nhau ở nước ta.

-Khi gieo hạt thì không nên gieo trong bóng râm, cường độ tối thiểu để cây tăng trưởng là 2000-3000 lux, không chịu ảnh hưởng quang kỳ. Ở cường độ ánh sáng thấp hơn hô hấp gia tăng trong khi quang hợp bị hạn chế, sự tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất thức ăn cho vật nuôi tại tỉnh tottori nhật bản (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)