Yêu cầu và điều kiện ngoại cảnh của cây cà chua:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất thức ăn cho vật nuôi tại tỉnh tottori nhật bản (Trang 34)

3.2.1. Nhiệt độ

Thích hợp từ 21-24 độ C, nếu nhiệt độ đêm thấp hơn ngày 4-5 độ C thì cây cho nhiều hoa. Hạt nảy mầm tốt ở nhiệt độ 25-30 độ C, nhưng nhiệt độ thích hợp là 29 độ C. Quả sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 20-22 độ C, sắc tố hình thành ở nhiệt độ 20 độ C, quả chín ở nhiệt độ 24-30 độ C, lớn hơn 30 độ C các sắc tố bị phân giải.

3.2.2. Ánh sáng

-Cà chua thuộc loại cây ưa sáng nhưng không phản ứng với độ dài ngày nên cà chua có thể ra hoa cả trong điều kiện chiếu sáng ngày dài hay ngày

ngắn. Vì thế cà chua có tính thích nghi rộng, có thể trồng quanh năm và ở nhiều vùng khác nhau ở nước ta.

-Khi gieo hạt thì không nên gieo trong bóng râm, cường độ tối thiểu để cây tăng trưởng là 2000-3000 lux, không chịu ảnh hưởng quang kỳ. Ở cường độ ánh sáng thấp hơn hô hấp gia tăng trong khi quang hợp bị hạn chế, sự tiêu phí chất dinh dưỡng bởi hô hấp cao hơn lượng vật chất tạo ra được bởi quang hợp, do đó cây sinh trưởng kém.

-Cây thiếu ánh sáng sinh trưởng yếu ớt, lá nhỏ, mỏng, cây vống, ra hoa, ra quả chậm, năng suất và chất lượng quả giảm, hương vị nhạt đồng thời cũng rụng nụ, rụng hoa, rụng quả, nhụy co rút lại làm giảm khả năng tiếp nhận của hạt phấn và quả bị dị hình.

3.2.3. Nước

-Yêu cầu nước của cây trong quá trình sinh trưởng, phát triển không giống nhau. Khi cây ra hoa đậu trái và trái đang phát triển là lúc cây cần nhiều nước nhất, nếu đất quá khô hoa và trái non dễ rụng, nếu đất thừa nước bộ rễ cây bị tổn hại và trở nên mẫn cảm với sâu bệnh.

-Lượng nước tới phụ thuộc vào liều lượng phân bón và mật độ trồng.

-Cà chua yêu cầu độ ẩm không khí thấp trong quá trình sinh trưởng phát triển, thích hợp 45 - 55%, độ ẩm cao trên 65% cây dễ dàng bị bệnh, ảnh hưởng đến sự tung phấn của hạt phấn, làm hạt phấn vỡ, làm giảm nồng độ đường ở núm nhụy.

3.2.4. Dinh dưỡng

-Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau ( đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất bazan…) nhưng thích hợp nhất vẫn là đất có cấu tượng nhẹ, nhiều mùn, giữ ẩm và thoát nước tốt, pH từ 5,5-7,5 thích hợp nhất từ 6-6,5.

-Bên cạnh đó các nguyên tố vi lượng có tác dụng quan trọng đến sinh trưởng phát triển của cà chua đặc biệt là nâng cao chất lượng quả. Trong các

nguyên tố vi lượng cà chua phản ứng với tốt với các nguyên tố vi lượng B, Mn, Zn... trên đất chua nên bón phân Mo.

3.3. Kỹ thuật trồng cà chua bi

3.3.1. Chuẩn bị hạt

-Chọn hạt phù hợp với nơi trồng và mùa vụ

-Xử lí hạt trước khi trồng: ngâm hạt vào nước ấm khoảng 45-50 độ C ( xử lý 3 sôi : 2 lạnh ), thời gian 2 - 3 giờ sau đó để ráo nước rồi cho vào khăn vải ngâm ủ ở nhiệt độ 25 - 30 độ C cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

3.3.2. Gieo hạt

-Có thể gieo hạt vào túi bầu, khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 45 cm với số lượng 40- 60 hốc/khay, trên khay có các lỗ bầu, đường kính 4,0- 5,5cm.

 Giá thể: Hỗn hợp giá thể đưa vào khay ươm có thể trộn theo các công thức sau:

 Đất, bột xơ dừa, phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 1: 1: 1

 Trấu hun, đất, phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 3: 4: 3

- Gieo hạt: Gieo 1 hạt/hốc, sau khi gieo phủ một lớp giá thể mỏng để che lấp hạt.

-Khay gieo hạt phải để trong nhà có mái che, bằng vật liệu sáng.

3.3.3. Trồng và chăm sóc

-Cây con có 4-5 lá thật, cao 10-12 cm, khoẻ mạnh, thân mập đều là nhổ đem trồng ra chậu.

-Những cây cà chua có hình thái rễ chạy dọc lên cả phần thân, do đó bạn có thể trồng chúng sâu xuống đất, chỉ để phần lá non nổi trên mặt đất.

-Thường xuyên tưới nước cho cây trong 1-2 tuần đầu tiên giúp chúng cứng cáp và sinh trưởng tốt hơn, tránh để cây bị khô hạn khi cây còn non.

-Cà chua được 20-25 ngày thì tiến hành chuyển lên luống khi được 2-3 lá thật, cứng cáp, không sâu bệnh.

Chú ý:

-Giữ ẩm cho đất, nếu đất bị ngập úng bộ rễ của cây sẽ chết và tạo điều kiện cho nấm phát triển nhất là khi trời ấm áp hoặc nắng nóng.

-Tưới nước tập trung từ phần thân trở xuống, tưới đều quanh cây sẽ tốt hơn là tưới trực tiếp lên phần lá. Vì cách tưới này sẽ khuyến khích một số bệnh dễ gặp ở cây cà chua phát triển.

-Sau khoảng 10 ngày tiến hành tăng lượng nước tưới ( khoảng 7- 7,5 lita nước mỗi tuần ).

-Tăng lượng nước tưới cho cây khi cây lớn hơn và trời nóng hơn. Nếu trời nóng hơn thì có thể tưới thường xuyên hơn so với mức tiêu chuẩn.

3.3.4. Làm giàn

-Khi cây cà chua được 1,5 - 2 tháng tuổi tiến hành làm giàn để đỡ thân cây.

-Dùng cọc tre, dây sắt và dây buộc để giúp nâng đỡ thân cây cà chua không bị đổ gập hoặc gẫy khi ra nhiều quả.

-Kích thước giàn đỡ cao khoảng 1,5- 1,7m. Giàn chữ A với 3 nẹp ngang, thanh sắt vòng tròn quanh gốc cây, buộc thân chính bằng dây mềm dọc theo cây đứng cho cây leo giàn.

-Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng. Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, sau đó để cây ra nhiều nhánh sẽ cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái.

-Thường xuyên theo dõi và tỉa bỏ các lá già, lá sâu bệnh giúp cây thông thoáng, hạn chế sự sinh sôi của sâu bệnh.

-Bấm ngọn, tỉa cành, lá để hạn chế sự thoát hơi nước, tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả: tiến hành bấm ngọn khi cây ra được 4-5 chùm hoa. Phần ngọn phía trên bấm đi tính từ chùm quả cuối cùng lên, để lại 2 lá.

3.3.5. Thu hoạch

-Quả sẽ xuất hiện từ khoảng 45-90 ngày tính từ thời điểm trồng cây xuống đất. Ban đầu quả sẽ có màu xanh, sau đó là vàng, hồng và cuối cùng là đỏ đậm.

-Chất lượng quả cao nhất khi quả chuyển sang giai đoạn chín hoàn toàn (đỏ đậm).

-Khi quả chín hãy dùng dao hoặc kéo cắt quả. Hoặc có thể hái sớm hơn, giữ trong nhà để quả tự chín.

1. Giá trị cốt lõi về ý tưởng/dự án:

- Về xã hội: Cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, an toàn để đảm bảo sức khỏe.

- Về môi trường: Bảo vệ môi trường, giảm rác thải thông qua việc giảm sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.

- Về kinh tế: Tạo thu nhập và mang lại kinh nghiệm cho bản thân trong tương lai.

2. Sự khác biệt của sản phẩm:

Trên địa bàn huyện hiện đã có một dự án trồng rau sạch tại xã Vạn Thọ cách xã Mỹ Yên khoảng 15km. Nhưng tại địa bàn xã Mỹ Yên chưa có dự án nào có liên quan đến thực phẩm sạch, đặc biệt là trồng cà chua bi, người nông dân chủ yếu sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, không tập trung. Sử dụng các loại phân bón hữu cơ thay cho các loại phân bón hóa học. “Mô hình sản xuất cà chua bi hữu cơ tại xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” tiến hành trồng cà chua bi.

Về cà chua bi hữu cơ:

- Đất trồng: được cách ly với khu vực ô nhiễm:

Asen không vượt quá 12mg/kg đất khô

Đồng không vượt quá 50mg/kg đất khô

- Phân bón: chủ yếu là phân chuồng ủ hoai mục

- Nước tưới: nguồn nước sạch ( nước giếng khoan ) đã qua xử lý. - Sâu bệnh: + Thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, thảo mộc + Dùng bẫy sinh học

- Thu hoạch: đúng độ chín -> xếp vào khay -> tiêu thụ

- Chất lượng: chất lượng tốt, đảm bảo ATVS cho khách hàng.  Về cà chua thường:

- Giống: tự có, mua tại cửa hàng vật tư… - Đất trồng: trồng tại nhà, ruộng, vườn…

- Phân bón: phân chuồng chưa ủ hoai, phân hóa học - Nước tưới: nước ao, hồ..

- Sâu bệnh: phun thuốc trừ sâu

- Thu hoạch: thu hoạch, mang ra chợ bán

- Chất lượng: không được đảm bảo ATVS thực phẩm.

3.Khách hàng Khách hàng mục tiêu Khách hàng hướng tới của sản phầm là những người nội trợ, người yêu thích sản phẩm nông nghiệp sạch. Đưa sản phẩm vào chuỗi các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch.

Kênh phân phối

Có nhiều kênh phân phối sản phẩm mà trang trại có thể lựa chọn như:

- Kênh gián tiếp: Qua thương lái, chợ và các siêu thị.

- Kênh trực tiếp: Người tiêu dùng có thể mua trực tiếp sản phẩm tại trang trại.

- Thời gian đầu sẽ bán ở chợ và cho thương lái mua để lan tỏa sản phẩm, sau đó tiến hành

Quan hệ khách hàng

Ngày nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển do đó:

- Đầu tiên bán ở các chợ và thương lái để giới thiệu sản phẩm

- Đồng thời thông qua các trang mạng

thâm nhập dần vào các siêu thị bán sản phẩm nông nghiệp sạch.

Tuy nhiên nếu sản phẩm bán tại chợ hoặc bán cho thương lái thì rủi ro lớn, sự bấp bênh của giá cả và sự cạnh tranh của các sản phẩm khác. Do đó, trang trại sẽ lựa chọn kênh tiêu thụ chính là liên kết trực tiếp với hệ thống các siêu thị. Qua đó trang trại sẽ giảm được rủi ro trong sản xuất.

xã hội như zalo, facebook,… để giới thiệu về mô hình và sản phẩm tới người tiêu dùng.

Tạo thương hiệu, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm

- Về chăm sóc khách hàng:

Thường xuyên hỏi han thăm dò ý kiến của khách hàng về sản phẩm để thay đổi cho phù hợp. Cần chú trọng công tác chăm sóc khách hàng tạo khách hàng trung thành. 4. Hoạt động chính

Liệt kê nguồn lực Hoạt động chính Đối tác

Nguồn lực gồm có:

- Đất đai: đất đai là nguồn lực có sẵn ( 4 sào )

Sử dụng nguồn lực tài chính vốn có của gia đình và vay mượn ngân hàng tiến hành xây dựng nhà lưới, đầu tư mua trang thiết

- Về tài chính: vay vốn sản xuất. Có nhiều chính sách vay vốn phát triển

5.1 Chi phí cố định - Về kinh phí:  Vốn tự có của gia đình  Vay vốn từ ngân hàng - Về lao động: lao động gia đình, tìm kiếm các bạn sinh viên đã từng đi thực tập tại Nhật Bản, Isarel…về lĩnh vực nông nghiệp. - Về máy móc phương tiện: bước đầu tận dụng máy móc hiện có của gia đình, sau khi hoạt động ổn định mua thêm máy móc để phục vụ quá trình sản xuất.

bị phục vụ sản xuất.

- Từ nguồn lực đất đai, tiến hành cải tạo đất đai, chuẩn bị cho vụ trồng.

- Tìm kiếm đầu vào: Giống, tiến hành gieo trồng, chăm sóc. - Tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm. Mục tiêu chính của thị trường đầu ra là chuỗi các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch. Tuyển dụng lao động: Thông báo tuyển dụng các bạn sinh viên thực tập từ các chương trình Nhật Bản, Israel, có kinh nghiệm làm việc trong trang trại trồng rau, củ, quả.

nông nghiệp với lãi xuất thấp. - Về đối tác kinh doanh: Hệ thống các cửa hàng siêu thị, thương lái. Tìm hiểu, khảo sát sản phẩm cà chua bi trong các hệ thống để đánh giá thực trạng, tạo đẩu ra ổn định cho sản phẩm của trang trại. - Về tiếp thị sản phẩm: mạng xã hội như facebook, zalo...để giới thiệu sản phẩm.

5.Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn

Chi phí

Tổng chi phí: 56.410.000 Bao gồm:

 Chi phí cố định: 20.630.000

 Chi phí biến đổi: 35.780.000

Doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn

Doanh thu: 90.000.000 đồng Lợi nhuận: 51.662.500 đồng Điểm hòa vốn: 2.130 đ/kg

Bảng 5.1: Chi phí cố định

ĐVT: Đồng

STT Thiết bị lượng Số ĐVT Đơn giá Thành tiền Số năm khấu hao Thành tiền sau khấu hao 1 Vòi tưới tự động 3 chiếc 50.000 150.000 3 37.500

2 Máy bơm nước 2 chiếc 2.000.000 4.000.000 5 800.000

3 Ống dẫn nước 3 cuộn 160.000 480.000 4 120.000

4 Dây điện 300 mét 20.000 6.000.000 10 600.000

5 Nhà kính 1 chiếc 10.000.000 10.000.000 10 1.000.000

Tổng 20.630.000 2.557.500

5.2. Vốn chi phí biến đổi hàng năm

Bảng 5.2. Chi phí biến đổi hàng năm

ĐVT: Đồng

STT Loại chi phí Số

lượng ĐVT Đơn giá Thành tiền

1 Lao động 3 tháng 4.000.000 12.000.000 2 Thuê máy làm đất 2 lần 1.000.000 2.000.000 3 Hạt giống 5 gói 120.000 600.000 4 Phân bón 5 tấn 2.500.000 12.500.000 5 Màng nilong 2 cuộn 290.000 580.000 Điện 12 tháng 300.000 3.600.000 7 Thuốc BVTV 15 lọ 200.000 3.000.000 8 Chi phí khác (cuốc, xẻng..) 1.500.000 Tổng 35.780.000

Tổng chi phí biến đổi dự kiến cho một năm sản xuất là 35.780.000 đồng trong đó cao nhất là:

-Chi phí lao động là 12 triệu đồng.

-Chi phí phân bón là 12,5 triệu đồng.

5.3 Doanh thu của dự án

Bảng 5.3. Bảng doanh thu

ĐVT: Đồng

STT Đối tượng ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Cà chua bi Kg 18000 5.000 đồng 90.000.000

- Cà chua trồng 2 vụ/năm thì sản lượng dự tính là 18.000kg

- Giá bán là 5.000 nghìn đồng thì doanh thu dự kiến là 90.000.000 đồng

Bảng 5.4. Hiệu quả kinh tế sản xuất năm

STT Chỉ tiêu ĐVT Giá trị

1 Giá trị sản xuất (GO) Đồng 90.000.000

2 Chi phí biến đổi (IC) Đồng 35.780.000

3 Tổng khấu hao tài sản Đồng 2.557.500

4 Tổng chi phí sau khấu hao Đồng 38.337.500

5 Lợi nhuận Đồng 51.662.500

7 GO/IC Đồng 2,515

8 VA/IC Đồng 1,515

9 Điểm hòa vốn Đồng/kg 2.130

Qua bảng 4.4 ta có thể thấy tổng doanh thu dự kiến là 90.000.000vnđ. Sau khi trừ tổng chi phí thì lợi nhuận dự kiến là 51.662.500 đồng.

Với mức đầu tư một đồng chi phí biến đổi thì sẽ tạo ra giá trị sản xuất là 2,515 đồng và nếu bỏ ra một đồng chi phí biến đổi thì sẽ thu được giá trị gia tăng là 1,515 đồng.

Điểm hòa vốn với tổng sản lượng là 18.000kg và tổng chi phí cho một năm là 38.337.500 đồng thì chỉ cần bán với giá khoảng 2.130 đồng là có thể hòa vốn, vậy với 1kg sản phẩm lãi được 2.870 đồng.

6. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT analysis): Điểm mạnh:

Sản phẩm nông sản sạch và an toàn ngày càng được người tiêu dùng quan tâm.

Sử dụng công nghệ cao đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Nguồn nhân lực dồi dào, trẻ, nhiệt huyết, có kinh nghiệm làm việc tại các trang trại công nghệ cao (Israel, Nhật Bản, …)

Hệ thống giao thông tương đối thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển sản phẩm.

Điểm yếu:

Thiếu vốn đầu tư

Chưa có nhiều kinh nghiệm về mô hình này

Cơ hội:

Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển các mô hình nông nghiệp sạch

Sự thay đổi của khoa học, công nghệ

Sự phát triển của hệ thống cửa hàng, siêu thị tạo thị trường đầu ra lớn cho sản phẩm

Xu hướng tiêu dùng ngày càng được nâng cao của khách hàng

Thách thức :

Sản phẩm chưa được nhiều người biết đến

Sản phẩm dễ bị dập hỏng trong quá trình vận chuyển, thời gian bảo quản ngắn. Do đó phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất thức ăn cho vật nuôi tại tỉnh tottori nhật bản (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)