Quá trình tạo ra sản phẩm đầu ra của cơ sở thực tập và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất thức ăn cho vật nuôi tại tỉnh tottori nhật bản (Trang 28 - 30)

2.6.1 Quá trình tạo ra sản phẩm đầu ra

Sơ đồ 2.6. Quá trình tạo ra sản phẩm

2.6.1.1. Đầu vào

- Nguyên liệu đầu vào: Bao gồm tất cả những nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm của công ty như (thịt, rau, củ, quả, hộp đựng, túi nilon, các chất phụ gia...) được cung cấp bởi công ty từ bên ngoài. Do trong quá trình thực tập chúng tôi chỉ được tham gia vào khâu đóng gói, không được tiếp xúc và cung cấp thông tin có liên quan đến nguồn nguyên liệu cho nên không rõ xuất xứ nguồn nguyên liệu. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm cũng phải trải qua quy trình kiểm tra chất lượng chặt chẽ và kiểm nghiệm nghiêm ngặt. Nguồn nguyên liệu, phụ gia thực phẩm dùng cho sản xuất có nguồn gốc rõ ràng, có hóa đơn chứng từ đầy đủ, kiểm tra chất lượng về ATTP, kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.

- Phương pháp: Sử dụng các phương pháp xử lý nguyên liệu, áp dụng công nghệ cao vào trong quá trình sản xuất (phương pháp sinh- lý- hóa), kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra khắt khe, tại đây các nguyên liệu, các sản phẩm cũng được kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng các sản phẩm đưa ra thị trường đạt được sự lựa chọn cao của người tiêu dùng. Mỗi một sản phẩm đều qua kiểm nghiệm của đội kiểm tra của công ty. Khi phát hiện có lỗi về sản phẩm, đội sẽ lấy mẫu sản phẩm, từng nguyên liệu để tìm ra nguyên nhân, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Con người: Con người là nguồn nhân lực vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất. Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, mà có những công đoạn máy móc không thể thay thế con người được.

- Môi trường: là toàn bộ không gian xung quanh nhà xưởng, nghiên cứu sự tác động của môi trường đến quá trình sản xuất.

- Thông tin: là toàn bộ những thông tin liên quan đến hoạt động của công ty như thời gian nhập- xuất hàng, số lượng công nhân, số lượng hàng sản xuất mỗi ngày. Tìm hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm từ đó đề xuất kế hoạch mới, tạo ra nhiều sản phẩm tốt hơn phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

- Nhà xưởng và trang thiết bị:

+ Nhà xưởng: nhà xưởng là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất bao gồm hệ thống nhà, khu vực sản xuất, khu nghiên cứu khu trưng bày... Nhà xưởng được xây dựng cao tạo độ thông thoáng và có sự phân chia rõ ràng giữa các khu.

+ Trang thiết bị: có nhiều máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất. Việc áp dụng máy móc vào quá trình sản xuất sẽ giảm thiểu sức lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

2.6.1.2. Đầu ra

- Thông tin phản hồi: Sản phẩm khi tới tay khách hàng sẽ được họ nhận xét và đánh giá chất lượng sản phẩm có tốt hay không? Có đảm bảo chất

lượng, an toàn cho vật nuôi hay không? Từ đó công ty sẽ tham khảo, tiếp thu ý kiến của khách hàng để biết được chỗ nào đã cải thiện tốt trong trải nghiệm của khách hàng, chỗ nào còn thiếu sót để kịp thời sửa đổi và bổ sung nhằm tăng chất lượng cho sản phẩm của công ty mục đích làm hài lòng quý khách hàng. Tạo uy tín và ấn tượng tốt cho khách hàng sau khi mua sản phẩm của công ty.

- Sản phẩm: Là thành quả cuối cùng của tất cả các khâu để chuyển tới khách hàng. Các sản phẩm sau khi đã được kiểm tra sẽ được phân phối trên thị trường đến các cửa hàng, siêu thị và tay người tiêu dùng.

2.6.2 Bài học kinh nghiệm

- Quan sát thị trường, lựa chọn kênh tiêu thụ sao cho phù hợp với lĩnh vực kinh doanh để tạo hiệu quả tốt nhất.

- Cần nắm bắt nhu cầu khách hàng để đưa ra những phương thức và sản phẩm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

- Phải có các chiến lược cụ thể để nắm bắt được thời cơ, cơ hội và tránh được những nguy cơ rủi ro trong quá trình sản xuất.

- Trong kinh doanh phải biết kết hợp 3 nhà: Nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất thức ăn cho vật nuôi tại tỉnh tottori nhật bản (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)