Kỹ thuật ghép và trồng dưa lê ghép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất cây hành lá (hành negi) công nghệ cao tại công ty sohachi, tỉnh akita, nhật bản (Trang 31)

* Chuẩn bị cây con

Ngâm ủ hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) từ 2-3 giờ. Sau khi ngâm vớt hạt giống ra rửa sạch hết chất nhớt để cho vào khăn bông ẩm để ủ hạt. Sau đó gieo ngọn ghép dưa lê, gốc dưa mán, gốc bí đỏ và gốc bầu sao. Sau 7-10 ngày bất đầu tiến hành ghép rồi để cây ghép vào buồng tối 7 ngày: 3 ngày cho tối hẳn và 4 ngày giảm bớt bóng tối lúc này phải duy trì ẩm độ 85-95%. Sau đó đưa cây ra ngoài nắng trong vườn ươm để luyện cho cây chắc khỏe 5-7 ngày.

*Tiến hành ghép

Sử dụng phương pháp ghép ngọn

- Bước 1: Chuẩn bị deo tem, kẹp, ngọn ghép dưa lê Hàn Quốc và gốc ghép (bầu sao, bí đỏ, dưa mán).

- Bước 2: Khử trùng, vệ sinh dụng cụ ghép bằng cồn 90oC. - Bước 3: Tiến hành ghép.

Trước khi ghép thì phải tưới đẫm gốc ghép trước 1 ngày.

Thao tác ghép phải chính xác, các bề mặt vết cắt không được để bị khô.

Dùng dao tem cắt bỏ lá thật đầu tiên của bầu, chỉ để lại 2 lá mầm.

Sau đó cắt vát gốc ghép (không cắt gốc ghép bằng) 30-400 để lại một bên lá mầm rồi lấy kẹp ghim giữ cố định gốc ghép và ngọn ghép.

- Bước 4: Chăm sóc sau ghép

+ Đặt ở nơi mát và kín gió 2-3 ngày + Duy trì nhiệt độ và ẩm độ thích hợp

+ Sau 5-7 ngày có thể bỏ nilon và đưa cây ra nắng + Sau 10-12 ngày có thể đem cây ra ngoài đồng.

23

* Chuẩn bị đất trồng

- Chọn ruộng: Chọn chân ruộng cao, đất giàu chất dinh dưỡng và có thành phần cơ giới nhẹ, đất không bị ngập úng, thoát nước tốt.

- Đất được cày bừa kỹ, làm đất nhỏ sạch cỏ dại, lên luống.

* Trồng cây

Cây cách cây 60cm, mật độ trồng là 11.111 cây/ha, cây con trong khay đem ra trồng lúc trời mát, cố định cây con bằng que cắm thẳng đứng để giữ cho cây tránh bị đổ.

* Chăm sóc

Tưới nước: Trung bình 1-2 lần/ngày giai đoạn 1-10 NSKT(ngày sau khi trồng), giai đoạn 10 NSKT trở về sau tưới 1 lần/ngày, mưa không tưới, cây cần nhiều nước nhất là lúc trái phát triển tối đa, ngưng tưới 3 ngày trước khi thu hoạch để giúp dưa chắc, ngọt, giữ lâu (khi cây lớn nên tưới xa gốc để nhử rễ mọc lan, lượng nước tăng dần theo sự phát triển của cây, tưới ở gốc không nên tưới lên lá vì làm cây dễ bị bệnh.

Bón phân:

Lượng phân bón trên 1 ha dưa lê: Phân chuồng quế 30 tấn + 90kg N + 60kg P2O5 + 110kg K2O

*Biểu đồ: thời gian ghép

2 – 5 ngày 7 -10 ngày 3 ngày 4 ngày 5 – 7 ngày

Gieo gốc bầu sao

Gieo hạt dưa lê, hạt bí đỏ

và hạt dưa mán Tiến hành ghép Cho cây vào buồng tối hoàn toàn Giảm bớt bóng tối Đem cây ra ngoài nắng luyện cây < >

24

30 ngày

 Tiêu chuẩn, kích thước khi ghép: khi gốc bầu sao, bí đỏ, dưa mán có 2 lá mầm, cao 6-7cm. dưa lê có 1 lá thật, cao 3-5cm thì tiến hành ghép.

3.4.3. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi * Tỷ lệ sống sau ghép

- Tỷ lệ sống sau ghép (%): Đếm số cây sống sau ghép/ tổng số cây ghép - Tỷ lệ xuất vườn (%): Số cây xuất vườn/ số cây theo dõi

+ Cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn: Cây có từ 3-5 lá thật, chiều cao cây khoảng 10-15 cm, đường kính thân 0,2 cm, cây sinh trưởng khỏe, cứng cáp, và cây không có dấu hiệu bị nhiễm sâu bệnh hại.

* Thời gian sinh trưởng (ngày)

- Gieo - Trồng cây ra ruộng: Thời gian được tính từ khi gieo cây dưa lê đến khi đánh cây ra ruộng trồng.

- Trồng - nhánh cấp 1: Thời gian được tính khi có 50% số cây phân nhánh cấp 1.

- Trồng - Ra hoa cái: Thời gian được tính khi có 50% số cây ra hoa cái. - Trồng - Thu quả đợt 1: Thời gian tính từ khi có 50% số cây trên ô bắt đầu được thu hoạch.

- Trồng - Kết thúc thu quả: Thời gian thu quả cuối cùng.

- Thời gian sinh trưởng (ngày): Thời gian từ khi trồng đến khi ra 100% cây trên ruộng chết.

* Chỉ tiêu về sinh trưởng:

+ Tỷ số tiếp hợp (T) (lần): Đo 30 ngày sau khi trồng, dùng thước kẹp đo ở vị trí sát dưới mắt ghép (0,5 cm) và trên mắt ghép (0,5 cm) rồi tính tỷ số:

T= Đường kính gốc ghép/Đường kính ngọn ghép

+ Số nhánh cấp 1, cấp 2: Sau trồng 14 ngày bắt đầu theo dõi, cứ 7 ngày theo dõi 1 lần; theo dõi đến giai đoạn đậu quả

25

+ Đường kính gốc thân: Đo đường kính gốc thân cây trên vị trí ghép 1 cm vào trước thời điểm thu quả (đo bằng thước kẹp panme).

* Chỉ tiêu về hoa:

- Số hoa cái/cây (hoa): Đếm tổng số hoa cái/cây, theo dõi từ khi hoa cái nở rộ, 2 ngày theo dõi 1 lần trong 14 ngày.

- Số quả đậu/cây (quả): Đếm tổng số quả đậu/ cây, theo dõi sau khi hoa cái nở rộ 6 ngày, tiếp tục định kì 2 ngày 1 lần trong 14 ngày.

- Tỷ lệ đậu quả (%) = Số quả đậu/ Tổng số hoa cái x 100

* Các yếu tố

cấu thành năng suất:

+ Số quả TB/cây (quả): Đếm tổng số quả của 5 cây theo dõi rồi tính trung bình vào thời điểm thu hoạch quả và thu làm nhiều đợt quả.

+ Khối lượng trung bình quả (gram): Cân 10 quả đại điện tính khối lượng TB quả

+ Năng suất lý thuyết (tạ/ha): Số quả/cây x KLTB quả x Mật độ/ha. (theo dõi trong 2-3 đợt).

+ Năng suất thực thu (tạ/ha): Thu cả ô tính năng suất thực thu quy từ kg/ô ra tấn/ha

* Chỉ tiêu về chất lượng:

- Độ Brix (%): Đo bằng Brix kế, đo 5 quả/1 nhắc lại.

- Hương vị: Đánh giá bằng phương pháp thử nếm cảm quan - Độ giòn: Đánh giá bằng phương pháp thử nếm cảm quan

* Chỉ tiêu về sâu bệnh hại:

+ Thành phần sâu, bệnh hại: Theo dõi diễn biến sâu, bệnh hại trong cả quá trình sinh trưởng của cây: Theo dõi trong cả quá trình.

Phân loại cấp bệnh:

26

Nếu tần suất bắt gặp 5 - 25%: + Ít phổ biến Nếu tần suất bắt gặp 25 - 50%: ++ Phổ biến Nếu tần suất bắt gặp > 50%: +++ Rất phổ biến

+ Theo dõi tỷ lệ hại: Theo dõi vào một số thời điểm chính (tùy loài sâu bệnh).

Số lá bị bệnh

Tỷ lệ lá bệnh (%) = x 100 Tổng số cây điều tra

3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu bằng chương trình Microsoft Excel 2010 và phần mềm SAS 9.1.

27

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Ảnh hưởng của gốc ghép đến sinh trưởng dưa lê Hàn Quốc trong vụ Xuân – Hè năm 2020 Xuân – Hè năm 2020

4.1.1 Tỷ lệ sống sau ghép

Tỷ lệ sống của dưa lê trên các gốc ghép là rất quan trong, nó quyết định tỷ lên xuất vườn của dưa lê và được thể hiện qua bảng 4.1

Bảng 4.1 Tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn của dưa lệ vụ Xuân Hè năm 2020 tại Thái Nguyên

Đơn vị: % Chỉ tiêu Công thức Tỷ lệ sống sau ghép TL xuất vườn Tỷ lệ sống sau trồng 1 tháng Tỷ lệ sống đến giai đoạn thu hoạch Không ghép (Đ/C) - - 100,0 100,0 Dưa Mán 96,2 90,0 100,0 100,0 Bầu Sao 95,0 87,5 71,1 44,4 Bí Đỏ 56,2 77,7 100,0 91,1

Nhìn vào bảng số liệu 4,1 ta thấy tỷ lệ xuất vườn của dưa mán đạt cao nhất 90,0%, gốc bí đỏ thấp hơn cả 77,7%.

Nhìn chung tỷ lệ sống của dưa lê ghép trên gốc ghép Dưa Mán, tỷ lệ sống sau trồng 1 tháng và đến khi thu hoạch vẫn đạt 100% ; thấp nhất là gốc ghép Bầu Sao đạt 71,1%. Tỷ lệ sống sau khi trồng 1 tháng và đến khi thu hoạch vẫn cao nhất trên gốc ghép Dưa Mán, tiếp đến là gốc Bí Đỏ và thấp nhất ở gốc ghép Bầu Sao (44,4).

4.1.2 Ảnh hưởng của gốc ghép đến tỷ lệ giữa gốc ghép, ngọn ghép và khả năng sinh trưởng nhánh năng sinh trưởng nhánh

28

Gốc ghép là cầu nối trực tiếp mang chất dinh dưỡng lên ngọn ghép nên việc lựa chọn được một gốc ghép tốt và phù hợp là rất cần thiết, để ngọn ghép và gốc ghép có khả năng tiếp hợp tốt.

Đường kính gốc là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình hình sinh trưởng của cây dưa lê bởi vì đây chính là con đường chủ yếu vận chuyển nước và chất dinh dưỡng từ đất vào cây. Theo Trần Khắc Thi (2008) [15], đường kính gốc quyết định khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây, đường kính gốc lớn cây hút được nhiều dinh dưỡng và có khả năng dẫn đến năng suất cao và phẩm chất tốt hơn.

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng tăng trưởng đường kính gốc và ngọn cây ghép giống dưa lê Hàn Quốc tại Thái Nguyên

(Đơn vị: ngày) Công thức Chỉ tiêu Gốc ghép Tỷ số tiếp hợp gốc ghép/ ngọn ghép Đường kính gốc thân (cm) 1 Không ghép (Đ/C) - 0,73ba 2 Dưa Mán 1,63a 0,90a 3 Bầu Sao 1,37b 0,53b 4 Bí Đỏ 1,25b 0,93a P <0,05 <0,05 CV(%) 6,94 18,62 LSD 0,05 0,22 0,28

Cây ghép có tỷ số tiếp hợp gần bằng 1 sẽ có khả năng sinh trưởng phát triển bình thường, do thế sinh trưởng của gốc ghép và ngọn ghép tương đương, vị trí ghép cân đối, màu sắc và độ nứt của vỏ ngọn ghép và gốc ghép tương đương nhau, không nhìn rõ vị trí giáp ranh giữa ngọn ghép và gốc ghép (Hình 4.1).

29

Gốc ghép Bí Đỏ có tỷ số tiếp hợp T=1,25. Điều này cho thấy tỷ số tiếp hợp lớn hơn 1 thì cây ghép vẫn sinh trưởng bình thường. Tuy nhiên T càng gần 1 thì càng tốt hơn T xa 1 (Hình 4.2).

Trong quá trình theo dõi giai đoạn 38 ngày sau khi trồng, công thức gốc ghép Bầu Sao có hiện tượng nứt gốc và nứt gốc toàn bộ trong giai đoạn 58 ngày. Tuy nhiên đến khi kết thúc thu quả gốc ghép Bầu Sao vẫn giữ được bộ khung tán còn nguyên lá.

Hình 4.1 Gốc ghép trên gốc dưa mán Hình 4.2 Gốc ghép trên gốc bí đỏ

Hình 4.3 Gốc ghép bầu có hiện tượng nứt gốc

Hình 4.4 Gốc bầu sau khi bị nứt hết gốc

* Khả năng sinh trưởng nhánh

Gốc ghép

Ngọn ghép

Gốc ghép

30

Biểu đồ 4.1 Số nhánh cấp 1

Biểu đồ 4.2 Số nhánh cấp 2

- Nhìn vào biểu đồ 4.1 số nhánh cấp 1 giao động từ 4,1- 6,5 trong đó gốc đối chứng và gốc Dưa Mán phát triển số nhánh cấp 1 mạnh nhất qua từng giai đoạn sinh trưởng, ban đầu Bầu Sao và Bí Đỏ đẻ nhánh chậm nhưng sau một thời gian sinh trưởng cũng đã phát triển mạnh tương đương với đối chứng và Dưa Mán.

31

- Biểu đồ 4.2 gốc đối chứng và Dưa Mán vẫn phát triển mạnh nhất, sau một thời gian Bí Đỏ cũng phát triển tương đương, và số nhánh cấp 2 trên gốc bầu sao cũng phát triển tương đối đồng đều so với 3 gốc ghép trên, cụ thể:

+ Đối chứng và Dưa Mán phát triền mạnh từ giai đoạn 32 đến 57 ngày sau trồng.

+ Bí Đỏ phát triển đồng đều ở giai đoạn 32- 46 ngày sau trồng, từ 46 ngày sau trồng trở đi cũng đã phát triển mạnh (từ 13,5 lên 17,3).

+ Bầu Sao phát triển chậm nhất trong giai đoạn 32 ngày sau trồng, đến giai đoạn 46 ngày sau trồng cũng phát triển nhánh tương đương với các gốc ghép khác.

4.1.3 Ảnh hưởng của gốc ghép đến thời gian sinh trưởng dưa lê

Bảng 4.3. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của dưa lê trên các gốc ghép khác nhau trong vụ Xuân - Hè năm 2020 tại Thái Nguyên

(Đơn vị: ngày) Công thức Chỉ tiêu Gốc ghép Từ khi gieo đến khi trồng cây ghép

Từ khi trồng đến ngày …. Thời gian sinh trưởng Ra hoa cái Thu quả lần 1 Kết thúc thu quả 1 Không ghép (Đ/C) 24 35 58 73 85 2 Dưa Mán 24 35 58 73 91 3 Bầu Sao 27 39 64 77 93 4 Bí Đỏ 24 35 58 77 93

32

- Giai đoạn từ gieo đến trồng cây ghép

Từ kết quả bảng 4.3 cho thấy gốc ghép Dưa Mán, Bí Đỏ và không ghép có thời gian từ lúc gieo đến trồng cây ghép là 24 ngày và ngắn hơn các công thức khác. Còn gốc ghép Bầu Sao có thời gian từ khi trồng đến khi trồng cây ghép dài hơn là 27 ngày.

- Giai đoạn từ trồng đến ra hoa

Trong giai đoạn này, nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa đậu quả của cây, ngoài ra còn phụ thuộc vào gốc ghép.

Thời gian ra hoa của dưa lê là sớm so với các cây trong họ bầu bí. Do vậy thời gian sinh trưởng của dưa lê cũng ngắn hơn so với bầu và bí đỏ. Thời gian xuất hiện hoa đực và hoa cái rất quan trọng đối với quá trình thụ phấn thụ tinh của cây trồng nói chung và của cây dưa lê nói riêng.

Qua kết quả từ bảng 4.3 cho thấy gốc ghép Dưa Mán, không ghép và Bí Đỏ có thời gian ra hoa sớm nhất sau khi trồng 35 ngày, và muộn nhất là gốc ghép Bầu Sao 39 ngày so với các công thức khác.

- Giai đoạn từ trồng đến thu quả, kết thúc thu quả

Từ bảng 4.3 chúng ta thấy các công thức tham gia thí nghiệm có thời gian từ trồng đến thu quả lần 1 trong khoảng 58 – 61 ngày. Trong đó có 3 công thức cho thu quả sớm hơn sau trồng 58 ngày. Đó là gốc ghép đối chứng, Dưa Mán và Bí Đỏ. Cây không ghép và Dưa Mán có thời gian kết thúc thu quả sớm hơn là 73 ngày.

Gốc ghép Bầu Sao cho thu quả muộn hơn sau trồng 64 ngày và có thời gian kết thúc thu quả là 77 ngày.

Các gốc ghép khác nhau bị ảnh hưởng lớn về sau, nhờ sự phát triển của bộ rễ cây gốc ghép dẫn đến cây sinh trưởng tốt, bộ lá phát triển khỏe.

Kết quả cho thấy dưa lê ghép trên gốc ghép Bầu Sao và gốc ghép Bí Đỏ có thời gian sinh trưởng kéo dài 93 ngày. Tiếp đến là gốc ghép Dưa Mán 91

33

ngày và không ghép là công thức có thời gian sinh trưởng ngắn nhất 85 ngày. Điều này cho thấy rằng dưa lê ghép trên 3 gốc ghép: Dưa Mán, Bí Đỏ và Bầu Sao có bộ rễ tương đối phát triển, kéo dài thời gian sinh trưởng.

4.1.4 Ảnh hưởng của gốc ghép đến ra hoa, đậu quả cây dưa lê Hàn Quốc

Số lượng hoa cái trên cây và tỷ lệ đậu quả là một trong những chỉ tiêu quan trọng cấu thành năng suất. Số hoa đực, số hoa cái trên cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ngoại cảnh: Nhiệt độ, lượng mưa, kỹ thuật chăm sóc, ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố di truyền và các yếu tố khác.

Kết quả nghiên cứu đặc điểm ra hoa được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4. 4. Ảnh hưởng của gốc ghép đến số hoa cái và tỷ lệ đậu quả của dưa lê thí nghiệm

Công thức Chỉ tiêu Gốc ghép Số hoa cái / cây (hoa) Số qủa đậu/ cây (quả) Tỷ lệ đậu quả (%) 1 Không ghép (Đ/C) 28,33a 10,85 38,43 2 Dưa Mán 25,46a 10,63 41,72 3 Bầu Sao 21,56b 9,90 34,15 4 Bí Đỏ 26,53a 10,40 39,25 P <0,05 >0,05 CV(%) 5,67 8,84 LSD0,05 2,88 1,84

34

35

Số hoa cái trên cây

Hoa cái sau khi được thụ phấn, thụ tinh sẽ phát triển thành quả. Do vậy số hoa cái trên cây có ý nghĩa hết sức quan trọng ảnh hưởng đến năng suất của cây. Từ kết quả bảng 4.4 cho thấy số hoa cái của các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 21,56 – 28,33 hoa cái/cây. Số hoa cái trên gốc bí đỏ có số hoa cái đạt (26,53 hoa) tương đương với Dưa Mán đạt (25,46 hoa) và tương đương với đối chứng đạt (28,33 hoa). Số hoa cái trên gốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất cây hành lá (hành negi) công nghệ cao tại công ty sohachi, tỉnh akita, nhật bản (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)