Ảnh hưởng của gốc ghép đến tỷ lệ giữa gốc ghép, ngọnghép và khả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất cây hành lá (hành negi) công nghệ cao tại công ty sohachi, tỉnh akita, nhật bản (Trang 36 - 40)

28

Gốc ghép là cầu nối trực tiếp mang chất dinh dưỡng lên ngọn ghép nên việc lựa chọn được một gốc ghép tốt và phù hợp là rất cần thiết, để ngọn ghép và gốc ghép có khả năng tiếp hợp tốt.

Đường kính gốc là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình hình sinh trưởng của cây dưa lê bởi vì đây chính là con đường chủ yếu vận chuyển nước và chất dinh dưỡng từ đất vào cây. Theo Trần Khắc Thi (2008) [15], đường kính gốc quyết định khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây, đường kính gốc lớn cây hút được nhiều dinh dưỡng và có khả năng dẫn đến năng suất cao và phẩm chất tốt hơn.

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng tăng trưởng đường kính gốc và ngọn cây ghép giống dưa lê Hàn Quốc tại Thái Nguyên

(Đơn vị: ngày) Công thức Chỉ tiêu Gốc ghép Tỷ số tiếp hợp gốc ghép/ ngọn ghép Đường kính gốc thân (cm) 1 Không ghép (Đ/C) - 0,73ba 2 Dưa Mán 1,63a 0,90a 3 Bầu Sao 1,37b 0,53b 4 Bí Đỏ 1,25b 0,93a P <0,05 <0,05 CV(%) 6,94 18,62 LSD 0,05 0,22 0,28

Cây ghép có tỷ số tiếp hợp gần bằng 1 sẽ có khả năng sinh trưởng phát triển bình thường, do thế sinh trưởng của gốc ghép và ngọn ghép tương đương, vị trí ghép cân đối, màu sắc và độ nứt của vỏ ngọn ghép và gốc ghép tương đương nhau, không nhìn rõ vị trí giáp ranh giữa ngọn ghép và gốc ghép (Hình 4.1).

29

Gốc ghép Bí Đỏ có tỷ số tiếp hợp T=1,25. Điều này cho thấy tỷ số tiếp hợp lớn hơn 1 thì cây ghép vẫn sinh trưởng bình thường. Tuy nhiên T càng gần 1 thì càng tốt hơn T xa 1 (Hình 4.2).

Trong quá trình theo dõi giai đoạn 38 ngày sau khi trồng, công thức gốc ghép Bầu Sao có hiện tượng nứt gốc và nứt gốc toàn bộ trong giai đoạn 58 ngày. Tuy nhiên đến khi kết thúc thu quả gốc ghép Bầu Sao vẫn giữ được bộ khung tán còn nguyên lá.

Hình 4.1 Gốc ghép trên gốc dưa mán Hình 4.2 Gốc ghép trên gốc bí đỏ

Hình 4.3 Gốc ghép bầu có hiện tượng nứt gốc

Hình 4.4 Gốc bầu sau khi bị nứt hết gốc

* Khả năng sinh trưởng nhánh

Gốc ghép

Ngọn ghép

Gốc ghép

30

Biểu đồ 4.1 Số nhánh cấp 1

Biểu đồ 4.2 Số nhánh cấp 2

- Nhìn vào biểu đồ 4.1 số nhánh cấp 1 giao động từ 4,1- 6,5 trong đó gốc đối chứng và gốc Dưa Mán phát triển số nhánh cấp 1 mạnh nhất qua từng giai đoạn sinh trưởng, ban đầu Bầu Sao và Bí Đỏ đẻ nhánh chậm nhưng sau một thời gian sinh trưởng cũng đã phát triển mạnh tương đương với đối chứng và Dưa Mán.

31

- Biểu đồ 4.2 gốc đối chứng và Dưa Mán vẫn phát triển mạnh nhất, sau một thời gian Bí Đỏ cũng phát triển tương đương, và số nhánh cấp 2 trên gốc bầu sao cũng phát triển tương đối đồng đều so với 3 gốc ghép trên, cụ thể:

+ Đối chứng và Dưa Mán phát triền mạnh từ giai đoạn 32 đến 57 ngày sau trồng.

+ Bí Đỏ phát triển đồng đều ở giai đoạn 32- 46 ngày sau trồng, từ 46 ngày sau trồng trở đi cũng đã phát triển mạnh (từ 13,5 lên 17,3).

+ Bầu Sao phát triển chậm nhất trong giai đoạn 32 ngày sau trồng, đến giai đoạn 46 ngày sau trồng cũng phát triển nhánh tương đương với các gốc ghép khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất cây hành lá (hành negi) công nghệ cao tại công ty sohachi, tỉnh akita, nhật bản (Trang 36 - 40)