Số lượng hoa cái trên cây và tỷ lệ đậu quả là một trong những chỉ tiêu quan trọng cấu thành năng suất. Số hoa đực, số hoa cái trên cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ngoại cảnh: Nhiệt độ, lượng mưa, kỹ thuật chăm sóc, ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố di truyền và các yếu tố khác.
Kết quả nghiên cứu đặc điểm ra hoa được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4. 4. Ảnh hưởng của gốc ghép đến số hoa cái và tỷ lệ đậu quả của dưa lê thí nghiệm
Công thức Chỉ tiêu Gốc ghép Số hoa cái / cây (hoa) Số qủa đậu/ cây (quả) Tỷ lệ đậu quả (%) 1 Không ghép (Đ/C) 28,33a 10,85 38,43 2 Dưa Mán 25,46a 10,63 41,72 3 Bầu Sao 21,56b 9,90 34,15 4 Bí Đỏ 26,53a 10,40 39,25 P <0,05 >0,05 CV(%) 5,67 8,84 LSD0,05 2,88 1,84
34
35
Số hoa cái trên cây
Hoa cái sau khi được thụ phấn, thụ tinh sẽ phát triển thành quả. Do vậy số hoa cái trên cây có ý nghĩa hết sức quan trọng ảnh hưởng đến năng suất của cây. Từ kết quả bảng 4.4 cho thấy số hoa cái của các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 21,56 – 28,33 hoa cái/cây. Số hoa cái trên gốc bí đỏ có số hoa cái đạt (26,53 hoa) tương đương với Dưa Mán đạt (25,46 hoa) và tương đương với đối chứng đạt (28,33 hoa). Số hoa cái trên gốc ghép Bầu Sao là thấp nhất đạt (21,56 hoa).
- Số quả đậu
Số quả đậu trên cây ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả, số quả đậu càng lớn tỷ lệ đậu quả càng cao. Qua bảng 4.4 cho thấy số quả đậu trên các gốc ghép tương đương nhau và tương đương đối chứng, giao động từ (9,90 - 10,85 quả/ cây) (P>0,05).
- Tỉ lệ đậu quả
Tỷ lệ đậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây. Ở thời điểm ra hoa nếu gặp những điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi như: nhiệt độ thấp, mưa kéo dài, kèm theo ẩm độ quá cao sẽ làm thối hoa, rụng hoa.
Từ kết quả bảng 4.4 cho thấy tỷ lệ đậu quả trên các gốc ghép là tương đương nhau và tương đương với đối chứng, giao động từ (34,15 – 41,72).
36
4.2. Tình hình sâu bệnh hại của dưa lê trên các gốc ghép thí nghiệm
4.2.1. Thành phần và tần suất bắt gặp sâu bệnh hại trên các giống
Sâu, bệnh hại là nguyên nhân chính dẫn đến giảm năng suất và chất lượng của cây trồng. Sự phát sinh phát triển của sâu, bệnh hại gây trở ngại lớn cho người nông dân nói chung và của dưa lê nói riêng.
Trên thực tế cho thấy xuất hiện có 5 loại sâu, bệnh hại chính gồm bọ dưa, sâu xanh, ruồi đục quả, bệnh phấn trắng, bệnh sương mai, tuy nhiên có sâu xanh và bệnh phấn trắng là tần suất bắt gặp ở mức độ phổ biến.
Bảng 4.5. Thành phần và tần suất xuất hiện sâu bệnh hại
Công thức
Gốc ghép
Sâu hại Bệnh hại
Bọ Dưa (Aulacophora similis) Sâu Xanh (Diaphania indica) Ruồi đục quả (Bactrocera cucurbitae) Phấn trắng (Erysiphe cichoracearum) Sương mai (Pseudoper onospora cubensis) 1 Không ghép (Đ/C) + ++ + ++ + 2 Dưa Mán + ++ + ++ + 3 Bầu Sao + + + + + 4 Bí Đỏ + ++ + + + Ghi chú:
Nếu tần suất bắt gặp < %5: - Rất ít gặp. Nếu tần suất bắt gặp 5-25%: + ít phổ biến. Nếu tần suất bắt gặp 25-50%: ++ Phổ biến. Nếu tần suất bắt gặp >50%: +++ Rất phổ biến.
37
-Sâu hại dưa lê
Bọ dưa: Bọ dưa xuất hiện nhiều trong các giai đoạn của cây dưa, nhất là
lúc cây còn non và mới đưa ra ngoài đồng ruộng. Bọ dưa hoạt động mạnh vào lúc sáng sớm và tối muộn, phá hoại mạnh vào lúc cây non nhưng đến khi cây dưa trưởng thành cứng cáp, có nhiều lông thì bọ dưa ít phá hoại hơn, tần suất bắt gặp là ít phổ biến (+).
Sâu xanh: Sâu có màu xanh, thường hại ở các giai đoạn của cây,mạnh nhất là lúc cây bắt đầu giai đoạn đẻ nhánh, sâu xanh cắn trụi lá dưa, khi dưa phát triển vẫn gây hại, cắn làm thối và rụng quả, tần suất bắt gặp là phổ biến (++). Phun thuốc Emamectin 150 WG để trừ sâu xanh, nồng độ và liều lượng xem trên bao bì.
Ruồi đục quả: Ruồi đục quả bắt đầu gây hại khi quả bắt đầu chín, vết đục bên ngoài là những chấm đen sau đó ăn sâu và lan rộng vào trong quả làm cho quả bị thối và rụng, tần suất bắt gặp ruồi đục quả trong thí nghiệm là rất ít gặp (+).
- Bệnh hại dưa lê
Bệnh phấn trắng: Bệnh chủ yếu hại ở mặt trên và mặt dưới của lá, bệnh xuất hiện từ khi cây bắt đầu ra hoa đến khi đậu quả, vì giai đoạn này dưa sinh trưởng phát triển tốt, ẩm độ cao nhánh và lá rậm rạp là cơ hội tốt cho bệnh phấn trắng phát triển mầm bệnh. Tần suất bắt gặp bệnh phấn trắng từ ít gặp đến gặp phổ biến, trên gốc đối chứng và gốc Dưa Mán tần suất bắt gặp là phổ biến (++), còn ở trên gốc Bầu Sao và Bí Đỏ thì tần suất bắt gặp là ít phổ biến (+). Một số loại thuốc phun phòng trừ bệnh trong trường hợp này là Ridomil Gold 68 WG nồng độ và liều lượng phun được xem trên bao bì.
Bệnh sương mai: Phát triển mạnh vào giai đoạn quả bắt đầu chín và lúc
thu hoạch, khi có mưa nhiều, ẩm độ cao gặp điều kiện thuận lợi thì bệnh phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, trong thí nghiệm bệnh sương mai xuất hiện muộn và ít, không làm ảnh hưởng đến các gốc ghép, tần suất bắt gặp ít phổ biến (+).
38
4.2.2. Tình hình nhiễm bệnh hại
Qua theo dõi thu được kết quả như sau:
Bảng 4.6: Đánh giá tỷ lệ bệnh hại của giống dưa lê Hàn quốc vụ Xuân Hè năm 2020
Công thức Gốc ghép Bệnh hại
Phấn trắng Sương mai
1 Đối Chứng 4 2
2 Dưa Mán 5 2
3 Bầu Sao 3 1
4 Bí Đỏ 3 1
Ghi chú: - Cấp 1: Không nhiễm
- Cấp 2: Nhiễm nhẹ <20% diện tích lá nhiễm bệnh.
- Cấp 3: Nhiễm trung bình từ 20 – 40% diện tích lá nhiễm bệnh. - Cấp 4: Nhiễm nặng: hơn 40-60% diện tích lá nhiễm bệnh. - Cấp 5: Nhiễm rất nặng: >60% diện tích lá nhiễm bệnh.
- Bệnh phấn trắng gây hại mạnh cả mặt trên và mặt dưới lá, nhưng gây hại mạnh nhất là mặt trên. Gây hại mạnh trên tất cả các gốc ghép mức độ gây hại giao động từ cấp 3 – 5
- Bệnh sương mai gây hại nặng tuy nhiên trong thí nghiệm vụ năm nay xuất hiện muộn và ít ảnh hưởng tới các gốc ghép. Giao động từ cấp 1 đến cấp 2 trong các gốc ghép.
39
4.3. Ảnh hưởng của gốc ghép đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng của dưa lê Hàn Quốc vụ Xuân Hè năm 2020 của dưa lê Hàn Quốc vụ Xuân Hè năm 2020
Hai yếu tố cấu thành năng suất quan trọng nhất đó là số quả trên cây và khối lượng trung bình quả.
Số quả trên cây phụ thuộc vào số hoa cái trên cây và tỷ lệ đậu quả của cây, ngoài ra số quả trên cây còn phụ thuộc vào khả năng vận chuyển, hấp thụ và tích lũy các chất dinh dưỡng, khả năng mang quả, điều kiện ngoại cảnh và chế độ chăm sóc cho cây.
Kết quả theo dõi về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất được trình bày tại bảng 4.7
Bảng 4.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của dưa lê thí nghiệm ghép trong vụ Xuân Hè năm 2020
Công thức Gốc ghép Số quả TB /cây (quả) Khối lượng TB quả (gam) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) 1 Không ghép (Đ/C) 4,06b 488,30a 21,97b 16,65b 2 Dưa Mán 6,73a 312,90c 23,40b 21,69a 3 Bầu Sao 6,56a 436,80b 31,91a 12,80b 4 Bí Đỏ 6,93a 303,77c 23,37b 16,72b P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 14,9 4,72 14,3 13,52 LSD0,05 1,81 36,35 7,19 4,58
40
Biểu đồ 4.4 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của dưa lê Hàn Quốc
Qua kết quả số liệu bảng 4.7 cho thấy:
- Số quả trung bình trên cây: Đây là đặc tính di truyền do giống quy định và có sự tương quan chặt chẽ với năng suất của cây trồng. Tuy nhiên, số quả trung bình trên cây cũng có thể thay đổi phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc.
Số quả trung bình trên cây bị ảnh hưởng bởi các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ (4,06 - 6,93 quả/cây). Dưa lê ghép trên gốc ghép Bí Đỏ có số quả trung bình trên cây tương đương với gốc ghép Dưa Mán và Bầu Sao lần lượt là (6,93 quả/cây); (6,73 quả/cây); (6,56 quả/cây) ở mức độ tin cậy 95%.Và thấp nhất là gốc đối chứng 4,06 quả/ cây.
- Khối lượng trung bình trên quả: Là yếu tố quyết định trực tiếp đến năng suất của cây, việc bón phân đầy đủ và cân đối có thể làm tăng khối lượng quả. Tuy nhiên, kích thước quả lớn thì có khối lượng quả nặng và ngược lại, nhưng khối lượng quả lớn thì chưa chắc phẩm chất tốt và cho năng suất cao. Qua
41
bảng 4.7 cho thấy khối lượng trung bình quả dao động từ (303,77 – 488,30 gam).
Năng suất được đánh giá trên phương diện là năng suất lý thuyết và năng suất thực thu. Gốc ghép khác nhau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng trung bình quả.
- Năng suất lý thuyết trên các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ (21,97 – 31,91 tấn/ha). Năng suất lý thuyết ở gốc ghép Bầu Sao cao nhất (31,91 tấn/ha), cao hơn chắc chắn 3 công thức còn lại ở mức độ tin cậy 95% năng suất lý thuyết của gốc ghép dưa Mán (23,40 tấn/ha) tương đương với Bí Đỏ (23,37 tấn/ha) và tương đương với Đối Chứng (21,97 tấn/ha). Từ kết quả trên cho thấy năng suất lý thuyết của dưa lê trên các công thức tham gia thí nghiệm có sự chênh lệch nhau rõ rệt.
- Năng suất thực thu ở các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ (12,80 – 21,69 tấn/ha). Năng suất thực thu các gốc ghép tương đương nhau và tương đương đối chứng lần lượt là (21,69 tấn/ha); (16,65 tấn/ha); (12,80 tấn/ha); (16,72 tấn/ha).
4.4 Đánh giá sơ bộ chất lượng quả dưa lê Hàn Quốc
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của gốc ghép đến chất lượng của dưa lê thí nghiệm Công
thức Gốc ghép Độ brix Độ giòn Hương thơm
1 Không ghép (Đ/C) 11,9b Giòn vừa Thơm
2 Dưa Mán 12,0ba Rất giòn Thơm
3 Bầu Sao 12,7a Rất giòn Thơm
4 Bí Đỏ 11,8b Giòn vừa Thơm
P <0,05
CV(%) 2,606
42
Biểu đồ 4.5 Độ brix của quả
Độ brix: Độ brix của các công thức thí nghiệm dao động từ 11,8–
12,7%. Độ brix của gốc ghép Bầu Sao đạt (12,7%) cao hơn gốc ghép dưa mán đạt (12,0%) và cao hơn chắc chắn dưa lê ghép trên gốc Bí Đỏ (11,8%) và đối chứng đạt (11,9%).
Độ giòn: Độ giòn của dưa lê được đánh giá trực tiếp bằng cách nếm
thử. Sau khi dưa chín được thu hoạch và cắt nhỏ cho 10 người cùng nếm thử và đánh giá. Từ kết quả bảng 4.8 cho thấy hầu hết dưa lê ghép trên các gốc ghép Bí Đỏ và đối chứng đều có độ giòn vừa. Đặc biệt quả dưa lê ghép trên gốc Bầu Sao và Dưa Mán rất giòn.
Hương thơm: Hương thơm của quả là các yếu tố quan trọng góp phần
làm tăng phẩm chất của quả dưa lê. Hương thơm của quả được đánh giá bằng phương pháp cảm quan. Qua đánh giá cho thấy các gốc ghép và đối chứng tham ra thí nghiệm đều thơm.
43
Khi trồng bất cứ loại cây trồng nào điều mà nguời sản xuất quan tâm và luôn hướng đến vẫn là đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, vì giá thể trồng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của cây trồng nói chung và dưa lê nói riêng.
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của gốc ghép đến hiệu quả kinh tế của dưa lê Hàn Quốc Gốc ghép NSTT (tấn/ha) Tổng chi (đồng) Tổng thu (đồng) Lãi thuần (đồng) Đối chứng (không ghép) 17,83 347.500.000 891.500.000 544.000.000 Dưa Mán 22,88 447.500.000 1.144.000.000 696.500.000 Bầu Sao 13,98 422.500.000 699.500.000 276.500.000 Bí Đỏ 17,91 372.500.000 895.500.000 523.000.000
Qua bảng 4.9 cho thấy hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở công thức Dưa Mán thu được 696.500 triệu đồng/ha/vụ tuy nhiên chi phí đầu tư cũng lớn nhất. Công thức đối chứng thu được hiệu quả khá cao là 544 triệu đồng/ha/vụ. Các công thức Bầu Sao và Bí Đỏ có hiệu quả kinh tế thấp hơn lần lượt là 276.500 triệu đồng/ha/vụ và 523 triệu đồng/ha/vụ. Trong các công thức thí nghiệm thì công thức Dưa Mán mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
44
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của gốc ghép đến sinh trưởng, chất lượng và năng suất của dưa lê Hàn Quốc trồng vụ Xuân – Hè năm 2020 tại Thái Nguyên chúng tôi nhận thấy:
- Tỷ lệ xuất vườn sau khi ghép đến lúc thu hoạch có tỷ lệ sống cao nhất là gốc ghép Dưa Mán (96,2%) và thấp nhất là gốc ghép Bầu Sao (44,4%). Gốc ghép Bầu Sao và gốc ghép Bí Đỏ có thời gian sinh trưởng kéo dài nhất (93 ngày), công thức đối chứng (không ghép) có thời gian sinh trưởng ngắn hơn (85 ngày).
- Vụ Xuân – Hè 2020 xuất hiện các bệnh sương mai và phấn trắng. Đặc biệt là bệnh phấn trắng có tần suất bắt gặp phổ biến (++) trên 2 công thức là đối chứng và gốc ghép Dưa Mán. Dưa lê ghép trên gốc ghép Bầu Sao và Bí Đỏ có khả năng chống chịu bệnh phấn trắng tốt nhất có tần suất bắt gặp ít phổ biến (+). Sâu xanh xuất hiện gây hại mạnh trên gốc đối chứng, Dưa Mán và Bí Đỏ, tần suất bắt gặp là phổ biến (++).
- Năng suất lý thuyết của các công thức tham gia thí nghiệm giao động từ 21,9 – 31,9 tấn/ha. Dưa lê ghép trên gốc ghép Bầu Sao có năng suất lý thuyết cao nhất đạt 31,9 tấn/ha và năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm tương đương nhau và tương đương với đối chứng, giao động từ 12,80 – 21,69 tấn/ha.
Dưa lê ghép trên gốc ghép Bầu Sao có độ Brix cao nhất (12,7%), so với gốc Dưa Mán (12,0%) và thấp nhất là Bí Đỏ (11,8%) và tương đương đối chứng (11,9%).
45
5.2. Đề nghị
Từ những kết quả trên, chúng ta có thể lựa chọn gốc ghép Dưa Mán để nhân giống dưa lê Hàn Quốc, vì gốc dưa mán có khả năng sinh trưởng phát triển khỏe, dễ thích ứng, ít sâu bệnh hại và cho năng suất cao. Do vậy, người dân có thể dùng để nhân giống vừa tiết kiệm được chi phí mà dưa lê vẫn cho năng suất cao.
Những kết luận trên đây chỉ là đánh giá sơ bộ về đề tài. Vậy để có kết quả chính xác hơn về ảnh hưởng của gốc ghép đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của dưa lê Hàn Quốc, đề nghị tiếp tục nghiên cứu trong những vụ tiếp theo để có kết quả chính xác hơn.
46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A: Tài liệu tiếng Việt
1. Trần Thị Ba (2010), Kỹ thuật sản xuất rau sạch, NXB Đại học Cần Thơ, 140 trang.
2. Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019, Sở NN&PTNT Thái Nguyên, 2019.
3. Tạ Thu Cúc (2005), Giáo trình kĩ thuật trồng rau, Nhà xuất bản Hà Nội.
4. Đoàn Văn Công, Ảnh hưởng của các loại gốc ghép họ bầu bí dưa đến khả năng bệnh héo do nấm Fusarium oxysporum trên dưa leo (cucumis sativus L.) vụ đông xuân 2012-2013, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Ngành:
khoa học cây trồng.
5. Lê Thị Bảo Châu và cộng sự. khả năng sinh trưởng, năng suất chất lượng dưa lê kim nương ghép trên các họ bầu bí dưa - tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 16/2019.
6. Trịnh Thị Thu Hương (2001), Sổ tay trồng trọt, NXB Thanh niên Hà Nội.
7. Trần Văn Hậu (2005), Giáo trình xử lý ra hoa, Tủ sách Đại Học Cần Thơ.
8. Vũ Công Hậu (1999), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh
9. Trần Thị Huyền (2016), Ảnh hưởng của gốc ghép bí đỏ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất dưa Kim HT 83, vụ xuân 2016 tại Thanh Hóa, Tạp