thư (Colletotrichum camelliae) trên cây trà hoa vàng tại Huyện Ba Chẽ 4.5.1. Biện pháp hóa học
Để giúp cho công tác chỉ đạo phòng trừ bệnh thán thư (Colletotrichum camelliae) hại trà hoa vàng có hiệu quả cao thì việc chọn ra được loại thuốc sử dụng cho phù hợp là điều rất cần thiết. Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm với 4 loại hoạt chất hóa học trừ bệnh trong danh mục thuốc được sử dụng trên cây trà. Thí nghiệm được thực hiện tại xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
Kết quả theo dõi tỷ lệ bệnh thán thư trên cây trà hoa vàng khi áp dụng một số thuốc có hoạt chất sinh học trong điều kiện vườn ươm qua bảng 4.3 cho thấy:
Bảng 4.3: Tỷ lệ bệnh thán thư trên trà hoa vàng trong điều kiện vườn ươm tại các công thức thí nghiệm hóa học qua các kỳ điều tra Công thức Tên hoạt chất Tỷ lệ bệnh thán thư (%) TP 7 NSP 14 NSP 21 NSP 1 Thiophanate Methyl 14,5 15,0 16,5 17,0 2 Mancozeb+ Metalaxyl 15,5 12,5 11,5 10,0 3 Valydamycin 14,0 16,0 18,0 20,5 4 Chlorothalonil 13,5 13,0 12,5 11,5 5 Đối chứng 15,5 21,5 28,0 32,0
Ghi chú: TP:trước phun; NSP: ngày sau phun
Cả 4 loại hoạt chất thí nghiệm đều có khả năng hạn chế bệnh thán thư hại trà hoa vàng, trên các công thức có xử lý thuốc sau 7, 14 và 21 ngày đều thấp hơn so với ở công thức đối chứng ở cùng thời điểm. Sự khác biệt này thể hiện rõ nhất ở kỳ điều tra sau 21 ngày phun thuốc, cụ thể ở công thức phun CT2 (Mancozed + Metalaxyl) và CT4 (Chlorothalonil) có tỷ lệ bệnh là 10,0% và 11,5%, trong khi đó ở công thức đối chứng không phun thuốc tỷ lệ bệnh là 32,0%.
Kết quả xử lý số liệu cho thấy tất cả 4 loại thuốc chất hóa học tiến hành thí nghiệm đều có hiệu quả phòng trừ bệnh thán thư. Trong các công thức thí nghiệm trên có 2 công thức (thuốc hóa học Mancozeb+ Metalaxyl và Chlorothalonil) có khả năng hạn chế cao bệnh thán thư phát sinh gây hại, còn các hoạt chất khác có khả năng hạn chế bệnh thấp hơn.
4.4.2. Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật hóa học đối với bệnh thán thư trên cây Trà hoa vàng tại vườn sản xuất
Nhằm khả năng phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, an toàn với môi trường và con người. Viện bảo vệ thực vật nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm hóa học, thuốc có nguồn gốc hóa học trong phòng chống sinh vật hại. Từ đó tìm ra chế phẩm tối ưu trong việc phòng, trừ và ức chế bệnh thán thư trên Trà hoa vàng.
Trong nghiên cứu, nấm Colletotrichum sp đã được xác định là nguyên nhân gây bệnh thán thư trên cây Trà hoa vàng ở Việt Nam. Nấm
Colletotrichum sp gây bệnh phổ biến trên lá, cũng có thể gây bệnh đối với chồi non, chồi và nụ hoa. Bệnh thường bắt đầu ở đầu lá, mép lá và lan dần vào giữa lá. Vì vậy các chế phẩm sinh học phải có khả năng ức chế tế bào nấm Colletotrichum sp phát triển. Các chế phẩm được đưa vào thí nghiệm gồm: Thiophanate methyl 70% (Top 70WP), Mancozeb+ Metalaxyl (Ridomil Gold 68WP),Valydamycin (Validacin 5L), Chlorothalonil ( Daconil 500SC).
Từ bảng 4.4 cho ta thấy thuốc hóa học Mancozeb+ Metalaxyl (Ridomil Gold 68WP) là thuốc có khả năng phòng, trừ bệnh thán thư cao nhất trong điều kiện đồng ruộng. Hiệu lực của Mancozeb+ Metalaxyl (Ridomil Gold 68WP) là 33,67% sau 3 ngày xử lý và đạt tối đa 70,88% sau 14 ngày xử lý. Đối chứng với công thức 5 (đối chứng) ta có thể thấy sự cách biệt rõ rệt trong khi ở công thức đối chứng hiệu lực sau 14 ngày xử lí thuốc tỉ lệ bệnh là 63,685 thì ở công thức phun thuốc hóa học Mancozeb+ Metalaxyl (Ridomil Gold 68WP) có tỉ lệ bệnh chỉ còn 21% như vậy ta có thể có thấy sự cách biệt rất rõ ràng.
Thí nghiệm xử lý bằng Chlorothalonil (Daconil 500SC) có hiệu lực là 33,4% sau 3 ngày xử lý đạt tối đa sau 14 ngày xử lí là 55,13% hiệu lực. Như vậy ta thấy chế phẩm Chlorothalonil (Daconil 500SC) cũng có khả năng cao trong phòng trừ bệnh thán thư chỉ sau chế phẩm Mancozeb+ Metalaxyl (Ridomil Gold 68WP).
trà hoa vàng. Tuy nhiên khả năng phòng trừ bệnh thán thư không cao bằng hai chế phẩm Mancozeb+ Metalaxyl (Ridomil Gold 68WP) và Chlorothalonil
(Daconil 500SC). Hiệu lực hai chế phầm này lần lượt là 16,9% và 11,5% sau 3 ngày xử lí, sau 14 ngày xử lí là 23,92% và 20,06% .
Như vậy kết quả thí nghiệm cho thấy hiệu quả cao nhất trong phòng trừ bệnh thán thư trên Trà hoa vàng và ức chế tế bào nấm Colletotrichum sp phát triển trong điều kiện đồng ruộng là chế phẩm Mancozeb+ Metalaxyl (Ridomil Gold 68WP) và chế phẩm Chlorothalonil (Daconil 500SC). Hai chế phẩm
Thiophanate methyl 70% (Top 70WP) và Valydamycin (Validacin 5L) đạt hiệu quả không cao trong việc phòng trừ bệnh thán thư, nhưng vẫn thể hiện khả năng ức chế tế bào nấm Colletotrichum sp phát triển. Có một số yếu tố bao gồm thời điểm xử lý, số lần xử lý, điều kiện môi trường, nguồn nấm bệnh có trên cây trồng, tính chất, nồng độ của thuốc trừ nấm được áp dụng sẽ có ảnh hưởng đến hiệu lực của thuốc trong khi được xử lý.
Trong số bốn chế phẩm hóa học đã được thử nghiệm thì Mancozeb + Metalaxyl (Ridomil Gold 68WP) có hiệu lực cao nhất đối với sự phát triển của nấm
Bảng 4.4. Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật hóa học đến tỷ lệ bệnh thán thư trên cây Trà hoa vàng STT Tên thuốc TLB(%) Trước xử lý 3 NSXL 7 NSXL 14 NSXL TLB (%) Hiệu lực (%) TLB (%) Hiệu lực (%) TLB (%) Hiệu lực (%) 1 Top 70 WP 45,6 46,67 16,9b 47,67 23,57b 50,68 23,92c 2 Ridomil Gold 68WP 49,3 40,0 33,67a 33,33 48,23a 21,0 70,88a 3 Validacin 5L 41,0 44,67 11,5b 43,67 18,67b 47,0 20,06c 4 Daconil 500 SC 44,0 36,0 33,4a 32,33 43,89a 29,0 55,13b 5 Đối chứng 42,0 45,0 0 49,0 0 62,68 0 P <0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 16,96 14,12 10,97 LSD.05 6,1 7,14 7,1
NSXL: ngày sau xử lý
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ