Một số điểm cần lưu ý khi ứng dụng lập trình game vào giảng dạy

Một phần của tài liệu sangkien-ungdung-laptrinh-game (Trang 58 - 60)

- Học sinh vận dụng vào lập trình Game Sudoku:

2.3.1.3. Một số điểm cần lưu ý khi ứng dụng lập trình game vào giảng dạy

Qua thời gian bản thân tôi thực nghiệm giải pháp vào dạy bồi dưỡng HSG lớp 8-9 dự thi HSG cấp huyện và đội tuyển HSG lớp 9 dự thi HSG cấp tỉnh, kết hợp trao đổi, tư vấn của đồng nghiệp, tôi đúc rút ra một số lưu ý khi áp dụng giải pháp vào dạy học đạt hiệu quả:

- Tạo tâm lí thoải mái cho học sinh: Trong giờ học lập trình nói chung và lập trình Game nói riêng, giáo viên phải tạo cho các em sự tự do, thoải mái sáng tạo trong lập trình. Việc đánh giá nhận, xét sản phẩm Game phải công bằng, khách quan và công tâm, chủ yếu là khen ngợi những mặt tốt của sản phẩm Game, tạo động lực cho các em tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo. Khuyến khích các em mạnh dạn hỏi khi chưa hiểu vấn đề, ghi nhận những giải pháp, ý tưởng Game mới lạ(kể cả những ý tưởng có phần “ngớ ngẩn”)của các em.

- Thường xuyên sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H: Để giúp trình bày một ý tưởng mới hoặc đưa ra giải pháp cho một tính năng cần có trong Game, người lập trình hãy đặt cho mình những câu hỏi như: WHAT? (Cái gì?), WHERE (Ở đâu?), WHEN (Khi nào?), WHY (Tại sao?), HOW (Như thế nào?), ví dụ, để tạo tính năng rắn di chuyển và ăn quả trứng trong Game, ta sẽ đặt ra các câu hỏi:

+ What? Cái gì ăn trứng? ⮚Rắn (ký tự rắn) ăn trứng.

+ Where? Rắn ăn trứng ở đâu? ⮚ ở trong khung màn hình trò chơi.

+ When? Khi nào rắn ăn trứng? ⮚ khi vị trí rắn trùng với vị trí của trứng. + Why? Tại sao rắn ăn trứng? ⮚ tại vì đó là tính năng của Game (hoặc để tính điểm trong Game ).

+ How? Rắn ăn trứng như thế nào? ⮚ rắn ăn trứng làm quả trứng biến mất, rắn được thêm 1 quả trứng (thêm 1 điểm), quả trứng biến mất.

Từ những câu hỏi, học sinh sẽ lập trình theo những câu trả lời và hoàn thiện chức năng, ý tưởng của Game.

- Tích cực hóa hoạt động nhóm: Lập trình Game đòi hỏi nhiều ý tưởng, giải pháp, hình thức học tập nhóm giúp học sinh có thêm ý tưởng, giải pháp từ bạn bè. Rèn luyện cho các em kỹ năng phân chia vai trò, công việc của các thành viên trong nhóm. Hình thức phân chia cá nhân hoàn thiện từng module, giúp các em có ý thức, trách nhiệm, nỗ lực hơn trong lập trình vì nếu module của mình không “chạy được” thì phần mềm Game của cả nhóm sẽ không “chạy được”.

- Khuyến khích học sinh lập trình các Game mô phỏng theo các em mà các em hay chơi bằng thư viện đơn giản trong pascal mà các em được học. Tuy rằng, những Game viết bằng nnlt pascal có đồ họa chưa đẹp, nhưng học sinh có thể tự tin chia sẻ Game này cho người thân, cộng đồng chơi thử và góp ý kiến. Động viên các em tự tin trong việc tham gia các cộng đồng lập trình (diễn đàn, group facebook, zalo,...) phù hợp với lứa tuổi, mục đích học tập, trao đổi sản phẩm Game của mình.

- Không phải tất cả nội dung dạy bồi dưỡng HSG đều có thể đưa vào lập trình Game. Giải pháp “lập trình Game ” hữu ích nhất khi lồng ghép vào dạy cho học sinh làm quen với kiến thức lập trình, ôn luyện công thức toán, tư duy thuật toán. Giáo viên linh hoạt trong việc lựa chọn Game tiêu biểu, phù hợp nhất với mục tiêu kiến

thức, kỹ năng cần đạt. Giáo viên phải kiểm soát thời gian, tâm trí dành cho lập trình Game của các em, tránh tình trạng các em “nghiện lập trình Game ” làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu các nội dung bồi dưỡng khác.

Một phần của tài liệu sangkien-ungdung-laptrinh-game (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w