- Học sinh vận dụng vào lập trình Game Sudoku:
2.3.2. Những lợi ích mang lại khi áp dụng sáng kiến
Với một số ưu điểm, hiệu quả nêu trên, tôi mạnh dạn giới thiệu đồng nghiệp cùng vận dụng linh hoạt vào công tác bồi dưỡng HSG lớp 8, lớp 9 ở các trường, bồi dưỡng đội tuyển HSG môn Tin học lớp 9 dự thi HSG cấp tỉnh. Qua thực tế áp dụng đề tài trong nhiều năm cho thấy kết quả bước đầu khá khả quan. Chất lượng giáo dục mũi nhọn bộ môn Tin học cấp THCS huyện Tây Sơn ngày một nâng cao, thể hiện qua số lượng và chất lượng giải đạt được ở các kỳ thi Tin học như Kỳ thi HSG hay hội thi Tin học trẻ các cấp.
Khi thực hiện nội dung đề tài này, tôi nhận thấy có sự tác động nhất định đến việc học tập và nhận thức của học sinh:
- Với lập trình Game, các em không phải gò bó quá nhiều trong một khuôn khổ nhất định. Các được được thoải mái trình bày, thực hiện lập trình sản phẩm theo các ý tưởng của mình. Học sinh có khả năng tự chủ cao trong học tập, phần nào tạo cho các em một hành trang vững chắc để các em bước vào cuộc sống. Điều này có tác dụng giáo dục to lớn với các em.
- Lập trình game và chơi game do chính mình làm ra là một hình thức giải trí lành mạnh, giúp các em giải tỏa áp lực học tập, nuôi dưỡng niềm đam mê lập trình.
- Học sinh đam mê trò chơi điện tử dần chuyển từ chơi Game của người khác sang lập trình tạo ra các sản phẩm riêng của mình. Chính từ lập trình Game theo ý mình, các em đã nhận ra “chơi Game chính là ta đang bị điều khiển bởi những người tạo ra Game ”. Từ đó, học sinh có nhận thức đúng đắn hơn việc Game của bản thân, đồng thời các em cũng tác động đến những người xung quanh mình trong việc chơi Game hợp lý hơn. Từ việc chia sẻ các sản phẩm Game của bản thân tạo ra cho bạn bè, gia đình sử dụng, được giáo viên ngợi khen, bạn bè thán phục, được “nêu gương”, được hướng dẫn bạn bè cùng code nên các em đã nỗ lực, cố gắng học tập hơn, kết quả học tập nâng lên rõ rệt. Trong quá trình bồi dưỡng, nhiều học sinh từ nghiện Game, thành tích học tập chưa tốt đã dần chuyển biến, nỗ lực, tập trung học tập và đạt được những thành tích đáng khen ngợi, tiểu biểu như: em Phú (đạt giải Nhì HSG tỉnh năm học 2018-2019 với số điểm 19.0/20), Phát (đạt giải Nhì HSG tỉnh năm học 2020-2021)…
- Thông qua việc các thành viên trong nhóm có sự phân công, hợp tác, hỗ trợ nhau hoàn thành các tính năng (module) riêng lẻ và lắp ghép thành một Game hoàn chỉnh giúp học sinh hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm. Trong xu hướng hội
nhập quốc tế hiện nay, vai trò của kỹ năng làm việc nhóm ngày càng trở nên quan trọng hơn, có tác dụng nâng cao hiệu quả học tập của học sinh-sinh viên cũng như khả năng làm việc sau này.
- Phát huy ưu điểm của việc được lập trình ra những sản phẩm phần mềm thực tế, học sinh ngày càng yêu thích và có niềm đam mê với CNTT. Khi lên bậc THPT, đa số các em đã đăng ký bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học, các em tiếp tục vận dụng kiến thức mới ở bậc THPT để hoàn thiện hơn các sản phẩm Game là làm ở bậc THCS. Đồng thời, theo tôi được biết, nhiều em học sinh trong đội tuyển HSG Tin học đã tiếp tục lựa chọn ngành Khoa học máy tính, CNTT trong lựa chọn nghề nghiệp của các em sau này.