Chủ động làm tốt và đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, đạo đức

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các đảng bộ phường ở thành phố đà nẵng giai đoạn hiện nay (Trang 121 - 133)

1997 1998 1999 2000 2001 2002 T.cộn g

3.2.4. Chủ động làm tốt và đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, đạo đức

phương pháp giáo dục, bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng cho thanh niên trong tình hình mới; thường xuyên lựa chọn đoàn viên ưu tú bổ sung vào diện đối tượng Đảng

Qua thực tế việc giáo dục, bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng (gọi tắt là lý tưởng cách mạng) cho thanh niên trên địa bàn phường ở Đà Nẵng thời gian qua cho thấy: Công tác giáo dục, tuyên truyền chưa góp phần tạo ra phong trào quần chúng hành động cách mạng thực sự sôi nổi, mạnh mẽ và liên tục; việc triển khai 5 bài học lý luận cho đoàn viên, thanh niên ở địa bàn phường là đúng, nhưng trong truyền thụ, giáo dục còn nghèo nàn, khô cứng về nội dung, sáo mòn và đơn điệu về hình thức và phương pháp, chưa phù hợp với đặc điểm, trình độ, tâm lý, nhu cầu, lợi ích của tuổi trẻ. Đại bộ phận thanh niên trên địa bàn phường sống có lý tưởng đang cùng toàn dân phấn đấu cho mục tiêu đổi mới, nhưng vẫn còn một bộ phận thanh niên còn mơ hồ

về lý tưởng, chưa xác định được mục đích sống, thiếu ý chí khắc phục khó khăn. Trước tình hình như vậy, vấn đề chủ động nâng cao chất lượng và đổi mới nội dung phương pháp giáo dục bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên càng trở nên quan trọng, đòi hỏi Đảng, Đoàn các cấp cũng như hệ thống tuyên truyền giáo dục phải có nhận thức sâu sắc, thái độ tích cực, chủ động trong công tác này.

Về nội dung của giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN cần phải tập trung vào các chủ đề:

+ Nhận thức về Đảng, về CNXH và sự lựa chọn con đường XHCN ở nước ta, mục tiêu của sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo.

+ Về truyền thống văn hóa dân tộc, truyền thống cách mạng của Đảng nói chung, Đảng bộ và nhân dân Đà Nẵng nói riêng.

+ Về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa quốc tế gắn liền với nhận thức về thời đại.

+ Về ý thức chính trị, nghĩa vụ công dân, tình cảm cách mạng.

Lý tưởng cách mạng chính là sự phản ánh hiện thực cái ngày mai ấy trong đầu óc con người. Đó là hình ảnh tương lai của

cuộc sống hôm nay. Vì vậy, phải nhấn mạnh rằng, việc giáo dục, bồi dưỡng, hướng dẫn cho thanh niên xây dựng lý tưởng, hoài bão đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của đổi mới và xu thế thời đại là việc làm có ý nghĩa to lớn. Khi người thanh niên có lý tưởng "sẽ làm cho họ có thái độ tích cực trong nhận thức, nồng nhiệt trong tình cảm, mãnh liệt trong ý chí, quyết tâm trong hành động" [25, tr. 3].

Đối với thanh niên trên địa bàn phường ở Đà Nẵng cần phải cụ thể hóa nội dung lý tưởng cách mạng trên như sau:

- Độc lập dân tộc trong giai đoạn hiện nay phải được nhận thức theo tinh thần kế thừa và biện chứng. Bởi vì, xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế đôi bên cùng có lợi là xu hướng chung. Trong khi hòa bình và ổn định mới chỉ là nguyện vọng của loài người tiến bộ, vì thế việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vẫn là một nội dung chủ yếu, không thể lơi là. Đối với thanh niên, tinh thần độc lập dân tộc phải được thể hiện rõ nét ở ý chí vươn lên quyết không cam chịu đói nghèo; yêu nước ngày nay trước hết là yêu gia đình, quê hương của mình, sẵn sàng đem tài năng và sức trẻ để phục vụ quê hương; giữ nước trước hết phải giữ lấy bản thân mình không để sa vào cạm bẫy của âm mưu "diễn biến hòa bình", vào các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng, và các trạng thái cực đoan do cơ chế thị trường tác động.

- Dân chủ trong thời kỳ CNH,HĐH đất nước phải gắn liền với lợi ích. Thanh niên muốn làm chủ (tự nhiên, xã hội và bản thân) thì trước hết phải đánh giá đúng giá trị sức lao động và làm chủ sức lao động của mình. Đây là điều rất khó, nhưng phải làm vì "nếu tách khỏi lợi ích thì mọi thứ dân chủ sẽ trở nên hình thức " (C.Mác). Đây là tiền đề để thanh niên lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, vừa bảo đảm lợi ích cho mình vừa giúp ích cho xã hội. Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, do quản lý nhà nước ở cấp phường còn thiếu chặt chẽ, nên dân chủ phải gắn liền với pháp luật và kỷ cương với qui ước của khu dân phố, để không có đất cho những thứ luật như "luật giang hồ", "luật rừng"... tồn tại.

- Thực hiện công bằng xã hội phải được thiết lập ngay trong từng bước tăng trưởng kinh tế. Toàn thể nhân dân lao động, trong đó có thanh niên phải được thụ hưởng thành quả của đổi mới. Đảng, Nhà nước, các đoàn thể phải vừa khuyến khích làm giàu chính đáng, hợp pháp vừa phải chăm lo xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên; đặt trọng tâm vào việc chăm lo, bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người, xem con người là động lực to lớn nhất; phải làm cho thanh niên hiểu được rằng, thực hiện công bằng xã hội không có nghĩa là cào bằng, chia đều của cải bất chấp năng suất, chất lượng và hiệu quả, mà thực hiện công bằng xã hội chính là tạo sự công bằng về cơ hội giáo dục cơ bản, đào tạo nghề, chăm sóc sức khỏe, hưởng thụ các

thành tựu văn hóa, cơ hội để có việc làm, cơ hội để tự tạo việc làm phù hợp với năng lực, sở trường, điều kiện từng người.

- Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp với tiếp thu văn hóa nhân loại. Đây là nội dung quan trọng của giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ hiện nay. Với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội mới, văn hóa bao gồm những thành tố: tri thức và kinh nghiệm mà cả dân tộc đã tích lũy được qua hàng ngàn năm; sức sống, sức sáng tạo đảm bảo cho dân tộc ta tồn tại và phát triển; những phẩm chất những tính cách, khuynh hướng cơ bản thể hiện sức mạnh tiềm tàng và sáng tạo của văn hóa dân tộc; hệ giá trị và truyền thống của dân tộc, của Đảng ta. Cốt lõi của các giá trị văn hóa - đó là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Với tư cách là động lực của sự phát triển, văn hóa khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Do đó, phải sớm hình thành trong thế hệ trẻ một ý thức chính trị, văn hóa chính trị. Tức là trang bị cho thanh niên cách nhìn nhận, đánh giá các yếu tố của văn hóa trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Đoàn thanh niên. Từ đó mới có thể hình thành nên văn hóa trong sản xuất, kinh doanh, văn hóa trong quản lý chỉ đạo, lãnh đạo, văn hóa giao tiếp, sinh hoạt, tiêu dùng, văn hóa trong giao lưu hội nhập quốc tế, văn hóa sinh thái... trong tầng lớp thanh niên.

- Hướng thanh niên tới những phẩm chất của người lao động như: giỏi chuyên môn, thạo việc, sáng tạo; thẳng thắn, trung thực; sống và làm việc theo pháp luật; quí trọng, tiết kiệm trong tiêu dùng; có tư duy kinh tế, tiếp cận khoa học công nghệ mới; có kỹ năng giao tiếp xã hội; tự giác, khiêm tốn, cầu tiến bộ, có bản lĩnh; có ý thức thi đua, hợp tác và có khả năng thích ứng nhanh với môi trường, điều kiện mới.

Đối với những đoàn viên ưu tú, tiên tiến, có cảm tình Đảng phải nâng mô hình nhân cách đó lên ở nấc cao hơn để bồi dưỡng, giáo dục và kết nạp họ vào Đảng. Mô hình nhân cách đó có thể là: Năng động sáng tạo trong lập thân, lập nghiệp; biết làm giàu chính đáng, có lợi cho mình, cho xã hội mà không làm hại người khác; nhạy cảm trước những vấn đề chính trị, lời nói đi đôi với việc làm, biết hy sinh lợi ích cá nhân vì nghĩa lớn của dân tộc; trọng chân lý, trọng lẽ phải, hiểu biết, tin cậy và dựa hẳn vào lớp trẻ; có tình thương với những người lao động chân chính, căm ghét và kiên quyết đấu tranh với những kẻ tham nhũng, cơ hội đang làm hoặc có nguy cơ làm tổn hại đến thanh danh, uy tín của Đảng...

Năm nội dung cơ bản của lý tưởng cách mạng nêu trên cần phải giáo dục, truyền thụ cho thanh niên đã tính đến bối cảnh, điều kiện và đặc thù của thanh niên trên địa bàn phường ở Đà Nẵng. Qua thực tế công tác thanh niên cho thấy, việc giáo dục lý

tưởng cách mạng hiện nay không thể áp đặt một cách máy móc, xơ cứng, trừu tượng, mơ hồ mà phải xuất phát từ nhu cầu chính đáng của thanh niên. Vì vậy, các cấp ủy Đảng, Đoàn thanh niên, Hội thanh niên và các lực lượng tham gia phải kịp thời định hướng cho các nhu cầu mới đối với thế hệ trẻ, để có một thế hệ tiêu biểu, gánh vác sự nghiệp đổi mới hiện tại và những năm tiếp theo đó là:

+ Nhu cầu sống có hoài bão, quyết không cam chịu nghèo nàn, quyết đưa dân tộc Việt Nam sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới.

+ Nhu cầu sáng tạo. Đây là bản chất của tuổi trẻ, nhưng sáng tạo phải đúng hướng, tức là đưa cái đúng, cái tốt, cái đẹp vào cuộc sống lao động, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, học tập, công tác, hoạt động xã hội, hoạt động cá nhân... có như vậy nhu cầu sáng tạo mới trở thành động lực trực tiếp để thực hiện lý tưởng cách mạng của thanh niên.

+ Nhu cầu nâng cao trí tuệ, nghề nghiệp, việc làm phải trở thành phương châm hoạt động của tuổi trẻ trong những năm tới.

+ Nhu cầu về tình cảm, tình bạn, tình yêu là đặc thù của lớp trẻ, nên phải hướng tới những tình cảm đạo đức mới, thẩm mỹ mới trên cơ sở kế thừa những truyền thống đạo lý của cha anh. Đây là công việc khó khăn trong điều kiện hiện nay, nhưng không thể lơi là.

+ Nhu cầu tự khẳng định mình thông qua hoạt động xã hội và giao tiếp. Một xã hội, một đô thị lành mạnh là tạo những điều kiện thuận lợi nhất để lớp trẻ tự khẳng định năng lực sở trường qua giao tiếp và hoạt động trong gia đình, trong nhóm bạn bè, trong tập thể, trong cộng đồng dân cư, trong xã hội... một cách có văn hóa (suy nghĩ, nói năng và hành vi).

+ Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm của xã hội (cả vật chất và tinh thần). Định hướng nhu cầu này nên lưu ý mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa nguyện vọng chủ quan và điều kiện khách quan.

Hình thức, phương pháp đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tải những nội dung giáo dục và tác động tới tư tưởng của thanh niên. Để triển khai một cách có hiệu quả nhiệm vụ và nội dung giáo dục trên, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng làm công tác tư tưởng, phải đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục, truyền thụ một cách phù hợp, cuốn hút thanh niên. Để thanh niên có điều kiện, cơ hội cảm nhận trực tiếp các vấn đề thực tiễn cuộc sống, được chủ động tìm hiểu, được tôn trọng, không áp đặt; được dân chủ và bình đẳng trong tranh luận, đối thoại để tìm hiểu sự thật. Tạo cho họ tâm thế và vị thế của chủ thể làm chủ, làm cho tự bản thân họ nảy nở nhu cầu về chính trị tư tưởng. Chỉ có như vậy công tác giáo dục chính trị tư tưởng mới thực sự có ý nghĩa đối với họ.

Những hình thức, phương pháp cụ thể:

Thứ nhất, giáo dục gia đình. Bất cứ xã hội nào và trong

thời gian nào, gia đình cũng là yếu tố đầu tiên tác động vào thanh niên. Bởi, gia đình là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người. Gia đình đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc giáo dục thanh niên trưởng thành và các thành viên trong gia đình luôn là tấm gương gần gũi nhất đối với thanh niên. Những định hướng trong cuộc sống của thanh niên bắt đầu từ định hướng trong gia đình. Các bậc phụ huynh có vai trò quyết định trong quá trình hình thành nhân cách cho lớp trẻ. Do vậy, giáo dục gia đình cần hướng vào các trọng điểm:

+ Sự gương mẫu của ông, bà, cha, mẹ đối với con cháu mình trong lao động, sản xuất, kinh doanh, học tập, công tác, đối nhân xử thế, vui chơi giải trí.

+ Hướng dẫn và tìm cách đáp ứng các nhu cầu chính đáng hợp lý của con cháu mình.

+ Xây dựng, bảo vệ nếp sống gia phong, phát huy truyền thống vốn có của gia đình, họ hàng, tạo bầu không khí hòa thuận, cởi mở, quan tâm đến từng thành viên khi có thuận lợi cũng như gặp khó khăn; động viên kịp thời những thành quả của con cháu, uốn nắn kịp thời những hành vi lệch chuẩn dù là nhỏ nhất. Các bậc cha mẹ phải coi sự tiến bộ, trưởng thành của con cái là niềm hạnh phúc lớn nhất của mình.

Thực tế hiện nay cho thấy rằng, chỉ có xây dựng gia đình êm ấm, hạnh phúc mới tạo ra được môi trường văn hóa lành mạnh cho thanh niên nhận thức được hài hòa mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ của thanh niên đối với sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Thứ hai, giáo dục thông qua dư luận xã hội. Đây là một biện

pháp quan trọng để định hướng các giá trị cho thanh niên, để thanh niên điều chỉnh các hành vi lệch chuẩn về đạo đức, lối sống, nếp sống. Các hình thức này có thể thông qua những người lớn tuổi có uy tín trong cộng đồng như các vị lão thành cách mạng, cựu chiến binh, cán bộ về hưu, hội người cao tuổi, các thủ lĩnh thanh niên, giáo dục bằng các qui ước của khu tập thể, tổ dân phố, tổ hòa giải... Riêng biện pháp này thời gian qua một số phường ở Đà Nẵng làm tương đối tốt và được đánh giá là có hiệu quả thiết thực. Ví như: thanh niên phấn đấu tốt được tổ dân phố nêu gương trước cuộc họp tổ, thanh niên lên đường nhập ngũ tổ dân phố mời đến trao quà, dặn dò...; còn những thanh niên hư hỏng, quậy phá tổ dân phố cũng họp mời cả cha mẹ đến kiểm điểm và giao nhiệm vụ giáo dục cụ thể. Đây là cách làm hay cần được giữ vững, phát huy và nhân rộng.

Thứ ba, sử dụng hợp lý các phương tiện thông tin đại chúng vào việc định hướng giá trị và giác ngộ lý tưởng cách mạng cho thanh niên. Cần phải tăng thời lượng, số lượng và chất

lượng những bài viết, buổi phát thanh, phát hình xung quanh vấn đề thanh niên, giảm bớt các tiết mục ít mang tính giáo dục như tranh, truyện, quảng cáo, phim bạo lực, kích dâm, tiêu xài hoang phí, thực dụng. Tăng cường những chuyên mục như nêu gương người tốt, việc tốt, các mô hình làm kinh tế giỏi, nhất là những đảng viên cộng sản bình thường nhưng vượt mọi khó khăn vươn lên trong cuộc sống, có uy tín và được dư luận xã hội quan tâm. Đồng thời, từng bước hoàn thiện kỹ năng, nghiệp vụ của đội ngũ phát thanh viên, dẫn chương trình địa phương theo hướng trẻ, đẹp, thông minh, có sức hấp dẫn để lôi cuốn lớp trẻ.

Thứ tư, giáo dục chính trị, tư tưởng thông qua các loại hình văn hóa, văn học, nghệ thuật cùng với các thiết chế văn hóa.

Việc làm này được thông qua nhà văn hóa thanh niên, các câu lạc bộ, các diễn đàn thanh niên, các hình thức giao lưu văn hóa của thanh niên để phục vụ cho công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Gắn việc học tập 5 bài học lý luận chính trị với các cuộc thi hát dân ca, thi tìm hiểu xã hội, hái hoa dân chủ, đố vui...; chú trọng tổ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các đảng bộ phường ở thành phố đà nẵng giai đoạn hiện nay (Trang 121 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w