1997 1998 1999 2000 2001 2002 T.cộn g
3.2.1. Đổi mới việc đánh giá thanh niên, thống nhất nhận thức về công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các
thức về công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các Đảng bộ phường
Đẩy mạnh CTPTĐV trong thanh niên trên địa bàn phường đòi hỏi phải có sự chuyển biến mới về nhận thức của tất cả mọi thành viên, mọi lực lượng, mọi tổ chức ở phường. Trước hết là các cấp ủy Đảng, đội ngũ đảng viên, và cán bộ lãnh đạo trong chính quyền Nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Bởi vì, phường là cấp cơ sở trong hệ thống chính trị. Chuyển động tích cực của phường vừa là sự phản ánh vừa tác động trở lại đối với toàn bộ hệ thống chính trị và quá trình đổi mới của Đảng. Do đó, việc đổi mới đánh giá thanh niên, thống nhất nhận thức về CTPTĐV trong
thanh niên của các Đảng bộ phường phải có sự phối hợp, tác động qua lại giữa đổi mới từ trong Đảng đến các tổ chức ngoài xã hội. Tức là, luận văn muốn chú ý tới tính toàn diện của các đối tượng cần phải được đổi mới nhận thức về CTPTĐV trong thanh niên.
Giai đoạn cách mạng mới sẽ là thời cơ thuận lợi để các lực lượng nói trên tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, phương châm, phương hướng của Đảng về CTPTĐV trong thanh niên. Đây không chỉ là một nhu cầu tồn tại có tính nguyên lý về mặt lý luận mà còn là giải pháp thực tiễn cực kỳ quan trọng đối với các Đảng bộ phường ở Đà Nẵng. Vậy, nội dung của đổi mới, đánh giá thanh niên, thống nhất nhận thức về CTPTĐV trong thanh niên trên địa bàn phường hiện nay phải tiếp tục khắc phục lối nhìn nhận không đúng, có phần phiến diện, chủ quan, hẹp hòi và thiên kiến từ những hạn chế, tiêu cực của thanh niên mà đi đến chê bai, hạ thấp vai trò của họ.
Cuộc sống đã chứng tỏ rằng, ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi xã hội đều có một mẫu hình nhân cách nhất định. Mẫu hình nhân cách ấy sẽ thay đổi theo sự thay đổi của hoàn cảnh lịch sử, theo điều kiện xã hội. Bởi vì, trả giá cho sự bền vững của một mẫu hình nhân cách nào đó là sự bảo thủ, trì trệ của xã hội trong tương lại, là một lực cản lớn đối với tiến bộ xã hội [26, tr. 136].
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở các đồng chí đảng viên già cần phải chống bệnh "công thần chủ nghĩa". Những đồng chí này thường tự cho rằng: chỉ có những người có công lao cống hiến, vào sinh ra tử mới xứng đáng là người lãnh đạo. Từ đó, có thái độ "cha chú" với lớp trẻ. Để khắc phục căn bệnh trên, Người nhắc nhở: Đồng chí già phải giúp đỡ cho đồng chí trẻ tiến bộ. Như thế đòi hỏi ở đồng chí già phải có thái độ độ lượng, dìu dắt đồng chí trẻ. Đó cũng là một tiêu chuẩn đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Bác khuyên rằng, một mặt các đồng chí già cần đánh giá thanh niên cho đúng với vai trò, vị trí của họ mà giúp đỡ, tạo điều kiện để họ sớm đứng vào hàng ngũ của Đảng. Mặt khác, đảng viên già cần phải khiêm tốn học tập các đồng chí trẻ về mặt văn hóa, khoa học kỹ thuật để bổ sung cho vốn kiến thức của mình.
Chính sự thiên kiến, thiếu khách quan, không khoa học trong cách nhìn nhận, đánh giá đã dẫn tới coi thường lớp trẻ, thiếu tin cậy ở họ. Không chỉ đối với những thanh niên chưa có việc làm, còn sống phụ thuộc vào gia đình mà ngay cả với những người đã có việc làm, đã tạo ra thu nhập cho cá nhân, gia đình và xã hội vẫn bị đánh giá thấp; vẫn còn dè dặt khi sử dụng, khi giao việc. Trong xem xét đối tượng phát triển Đảng, một số cán bộ, đảng viên chưa chấp nhận hoặc còn e ngại những thanh niên nhiều bạn bè, nhiều mốt quần áo, hay đi nhà hàng cho dù chính họ biết lao động để làm giàu một cách chính đáng. Không ít thanh
niên trên địa bàn phường có điều kiện lập nghiệp, mở xưởng sản xuất, hùn vốn, thuê mướn người làm và thực tế họ đã đem lại lợi ích không cho bản thân mà còn cho bạn bè, cho người làm thuê và tạo ra sản phẩm cho xã hội. Nhưng khi xét nguyện vọng gia nhập Đảng của họ thì Đảng bộ, chi bộ ngần ngại, không thống nhất. Đành rằng, đây là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, cần có sự nghiên cứu, kết luận xác đáng. Nhưng theo tác giả hiện tượng này đang gây trở ngại lớn đối với việc phát huy khả năng, tiềm năng của tuổi trẻ, thậm chí gây lãng phí một nguồn nhân lực mà bản thân Đảng đang cần nhất là ở cơ sở phường. Mặt khác, cũng không ít cấp ủy và đảng viên khi đặt vấn đề phát triển đảng trong thanh niên thì chỉ giới hạn ở những thanh niên là cán bộ trong các cơ quan đoàn thể ở phường hoặc chí ít cũng phải có việc làm ổn định. Đây cũng là một biểu hiện phiến diện, thực dụng và thiển cận cần phải được phê phán và thống nhất nhận thức trong mọi cán bộ, đảng viên để có ý thức chính trị đúng đắn khi đánh giá thanh niên trên địa bàn phường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của cộng đồng để giáo dục, bồi dưỡng, giúp đỡ họ phấn đấu vào Đảng.
Đảng viên là những người tiêu biểu và ưu tú nhất trong quần chúng nhưng không có nghĩa hoàn thiện, hoàn mỹ. Đảng viên cũng là con người bình thường trong quần chúng. Họ chỉ hơn quần chúng bình thường ở chỗ họ là những người được giác ngộ lý tưởng, có tinh thần tiền phong gương mẫu trong công tác hàng
ngày, tự giác trong lao động sản xuất, học tập; có tổ chức, chịu sự kỷ luật của Đảng, đứng trên lập trường giai cấp công nhân để xem xét, giải quyết đấu tranh cho cái mới, cái tiến bộ, hợp với xu thế phát triển, do đó họ có tác dụng nêu gương, thuyết phục và lôi cuốn quần chúng ở nơi công tác và sinh hoạt thường ngày. Vì vậy, các cấp ủy Đảng, cán bộ đảng viên lãnh đạo các tổ thức, đoàn thể ở phường phải thống nhất nhận thức rằng: Phát triển những đoàn viên thanh niên ưu tú vào Đảng là làm cho họ tốt lên, tạo cho họ môi trường tích cực nhất. Đó là đời sống tư tưởng, chính trị và các nguyên tắc trong sinh hoạt, hoạt động của Đảng; là quan hệ đạo đức trong sáng của tình đồng chí cùng phấn đấu hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng cộng sản cao quý; để tu dưỡng, rèn luyện, sống, lao động và cống hiến một cách có ý nghĩa nhất, vì hạnh phúc lợi ích chung của toàn thể nhân dân. Thanh niên vào Đảng là để tiếp tục phấn đấu ở một mức cao hơn, với yêu cầu cao hơn về mọi mặt so với quần chúng thanh niên bình thường.
Thanh niên trên địa bàn phường ở Đà Nẵng hiện nay có điều kiện thuận lợi hơn các thế hệ trước và còn những mặt yếu kém hạn chế nhưng thời kỳ nào thanh niên cũng đứng trước khó khăn và thuận lợi. Họ vừa là người chủ tương lai, đồng thời là bộ phận trong nhân dân có vai trò làm chủ hiện tại. Trong kinh tế thị trường, cần ủng hộ lối sống thực tế của thanh niên. Đó là xu hướng tích cực trong việc học tập và tìm kiếm việc làm. Đồng
thời kiên quyết bác bỏ lối sóng thực dụng, chạy theo đồng tiền mà xao lãng các giá trị đạo đức xã hội. Phải nhìn nhận và đánh giá thanh niên trong sự vận động và phát triển của xã hội, phải thấy mặt mạnh là cơ bản, coi đó là lực lượng kế cận của Đảng, để có thái độ tin tưởng, khoa học khi giao nhiệm vụ và giúp thanh niên vượt khó vươn lên trong cuộc sống. Đảng viên phải là "người lãnh đạo, là tấm gương của tuổi trẻ" [5, tr. 82].
Trong chương trình công tác của mỗi cấp ủy cần xác định rõ hơn công tác xây dựng Đảng. Lãnh đạo Đảng, Đoàn, chính quyền, các đoàn thể ở phường phải cộng đồng trách nhiệm để làm tốt công tác thanh niên. Qui định chặt chẽ đảng viên trẻ phải tham gia sinh hoạt đoàn, gắn liền với nhiệm vụ thanh vận, là tấm gương cho đoàn viên thanh niên noi theo. Đảng viên có con em trong độ tuổi thanh niên phải động viên con em mình tự giác, gương mẫu tham gia sinh hoạt đoàn, hội. Chi bộ phải có nghị quyết chuyên đề về công tác thanh niên, chi ủy định kỳ nghe báo cáo và kiểm tra thực hiện nghị quyết đó. Các cấp ủy Đảng phải thực hiện đúng định kỳ giao ban, chỉ đạo, kịp thời tổng kết các nghị quyết, chỉ thị về công tác thanh niên, phải coi đó là nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng, chứ không phải là sự "ban ơn" của chi bộ, của đảng viên đi trước đối với thanh niên.
Đánh giá đúng, nhận thức đúng, thống nhất cao là khâu mở đầu, định hướng cho mọi hoạt động trong thực tiễn. Có thống nhất
được nhận thức trong Đảng bộ, cấp ủy, chi bộ, đảng viên và cán bộ lãnh đạo chính quyền, đoàn thể mới có cơ sở để làm tốt CTPTĐV trong thanh niên trên địa bàn phường. Đẩy mạnh CTPTĐV trong thanh niên ở các Đảng bộ phường cũng là nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng, nâng cao chất lượng lãnh đạo của cấp ủy, trẻ hóa đội ngũ, đảm bảo tính chuyển tiếp và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, chi bộ cho thời kỳ tiếp theo. Đồng thời tạo ra động lực kích thích những đoàn viên thanh niên phấn đấu vươn lên, tạo cho phong trào quần chúng phát triển, thúc đẩy sự tiến bộ mọi mặt của phường - một bảo đảm tin cậy cho sự bền vững của chế độ và thắng lợi của sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN.