Là một trọng điểm của vùng kinh tế miền Trung, Đà Nẵng liền kề với khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quất. Với lợi thế về cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, bến cảng, sân bay, nhà ga, bệnh viện, trường học... tương đối tốt; có cảng
nước sâu tiếp nhận tàu vận tải và tàu du lịch cỡ lớn, có sân bay quốc tế, quốc lộ 14 B với cảng Tiên Sa, đầu mối của đường xuyên á, nối liền biển Đông nước ta với Lào, Thái Lan và các nước Đông Nam á. Đà Nẵng lại nằm giữa quần thể di sản văn hóa thế giới gồm cố đô Huế, phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn, nên có nhiều lợi thế so sánh và điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển công nghiệp, cảng biển, thương mại dịch vụ, du lịch và nhiều ngành nghề truyền thống khác.
Ngày 1/1/1997 Đà Nẵng đi vào hoạt động theo cơ chế mới trực thuộc Trung ương, tiếp đó ngày 23/10/1997, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Điều 1 của Quyết định đã xác định rõ mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2010:
Thành phố Đà Nẵng là một trong những trung tâm vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và của cả nước. Từng bước phát triển thành phố trở thành hiện đại, liên kết chặt chẽ về qui hoạch, kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội với các tỉnh miền Trung để thúc đẩy quá trình CNH, HĐH và bảo vệ môi trường, góp phần cùng cả nước mở rộng hợp tác, nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế nước ta trên thị trường khu vực và quốc tế.
Thành phố Đà Nẵng gồm 33 phường, 14 xã, số phường nhiều gấp 2,5 lần số xã. Theo số liệu thống kê dân số đến năm
2000 là 730.000 người, phân bố không đều giữa năm quận nội thành. Phường là đơn vị hành chính cơ sở ở nội thành, tổ chức theo khu vực dân cư ở đường phố. Một số phường ở Đà Nẵng được nâng cấp từ xã lên, có phường dân số động, diện tích hẹp, mật độ dân số cao (phường Hải Châu 2 mật độ dân số 43.866 người/km2). Dân số, ngành nghề ở phường thường xuyên biến động do sự thay đổi, di dân, di chuyển, công tác... các phường ở trung tâm thành phố là nơi tập trung nhân lực, cơ sở vật chất, các loại hình văn hóa, xã hội, an ninh, chính trị tương đối phức tạp.
Về kinh tế 33 phường ở Đà Nẵng là nơi tập trung các hoạt động thương mại, kinh doanh, dịch vụ, văn hóa xã hội... nên tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Những năm qua, nhờ xác định đúng cơ cấu kinh tế là công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, Đảng bộ và nhân dân Đà Nẵng đoàn kết một lòng vượt qua khó khăn, phát huy tiềm năng, lợi thế nên đã đạt được bước phát triển tương đối toàn diện.
Về chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng, ý thức được sự ổn định chính trị là điều kiện tiên quyết để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới; nền tảng để duy trì ổn định chính trị - xã hội là tập trung phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, Đảng bộ các phường ở Đà Nẵng chú trọng và dành nhiều công sức cho sự phát triển các lĩnh vực xã hội đã tạo nên bước chuyển mới trên các mặt: Thành phố hoàn thành sớm việc phổ
cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, là địa phương thứ hai sau Hà Nội được công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập trung học cơ sở. Số học sinh các cấp học, ngành học tăng nhanh hàng năm, nhất là ở trung học cơ sở và phổ thông trung học. Hiện nay thành phố đã có 33/33 phường được công nhận chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học, xóa mù chữ và phổ cập trung học cơ sở.
Bằng nhiều hình thức và phương cách, trong 5 năm qua thành phố đã tạo việc làm cho 7.780 vạn người, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm ổn định cho 1,55 vạn lao động trong các thành phần kinh tế. Năm 2001, thành phố đã cơ bản xóa hộ đói, và giảm số hộ nghèo xuống còn 5,1% (theo chuẩn mới), đời sống dân cư thành thị được nâng lên đáng kể, đặc biệt là các hộ chính sách có mức sống trung bình so với khu vực. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao, cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" được các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng và đạt kết quả tốt.
Công tác vận động quần chúng, cải cách hành chính, xây dựng chính quyền, xây dựng Đảng thường xuyên được tăng cường. Qui chế dân chủ được triển khai đến các loại hình cơ sở; thực hiện cơ chế "một cửa" trong các dịch vụ bước đầu đạt kết quả tốt. Việc tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được tổ chức tốt (không có tồn đọng). Vai trò, chất lượng và hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp được nâng cao.
Những thành tựu đổi mới của Đà Nẵng trong gần 6 năm qua là kết quả của quá trình nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, đã và đang tạo ra thế và lực mới để Đà Nẵng tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển đó chỉ mới bước đầu, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Đà Nẵng. Muốn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch, văn hóa, khoa học kỹ thuật của miền Trung, các Đảng bộ phường Đà Nẵng phải giải quyết một số vấn đề chủ yếu sau: