Sakulploy R. và Sangvaranond A. (2010) [18], cho biết: có 3 loài
và mụn nhọt ở chó, D.injai gây ra da nhờn của chó, D.cornei có thể gây ra
bệnh ngứa trên da chó.
Fiorucci G. và cs. (2015) [15], cho biết: 18 con trong tổng số 23 con chó (78%) đã được tìm thấy Demodex canis trong da, trong khi đó 5 con chó (22%) là Demodex Cornei. Như vậy số lượng Demodex canis luôn cao hơn Demodex
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng
- Chó đến khám và chữa bệnh tại phòng khám.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Phòng khám thú y Tài Thủy Phát – Phường Quang Trung – Thành phố Thái Nguyên.
- Thời gian: từ 28/05/2020 đến 28/11/2020.
3.3. Nội dung thực hiện
- Tình hình mắc các bệnh ngoài da tại phòng khám.
- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho chó đến khám. - Chăm sóc, nuôi dưỡng chó tới điều trị tại phòng khám.
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi
- Tình hình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho chó. - Kết quả tiêm phòng vắc xin cho chó tại phòng khám.
- Chẩn đoán và điều trị, kết quả điều trị bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám.
3.4.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin)
3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám thú y Tài Thủy Phát - Quang Trung - Thái Nguyên.
Để đánh giá tình hình chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám em tiến hành ghi chép số liệu hàng ngày vào nhật ký thực tập. Dựa vào đó, em thống kê số lượng được đưa đến phòng khám để chăm sóc, nuôi dưỡng, chẩn đoán và khám điều trị bệnh trong thời gian thực tập tại phòng khám.
3.4.2.2. Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh, cách phòng trị bệnh cho chó.
Để xác định được tình hình nhiễm bệnh cho chó khi tới phòng khám, em sẽ theo dõi ghi chép lại hàng ngày, tiến hành chẩn đoán lâm sàng hoặc phi lâm sàng
(xét nghiệm máu, test bệnh truyền nhiễm, siêu âm, chụp X-quang,…) rồi tiến hành kết luận bệnh, đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Trong quá trình điều trị theo phác đồ, thực hiện theo dõi ghi chép lại tình trạng chó mỗi ngày.
3.4.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh.
Đối với các bệnh ngoài da: có 2 phương pháp. - Dùng mắt có thể nhìn thấy:
+ Nấm da: thường có viền quanh miệng vết thương, có vảy đục, không có mủ hay chảy nước, chó bị rụng lông hoặc trên da có những vết tràm thô ráp và chó bị ngứa ngáy gãi nhiều hơn.
Giống với nấm da, các bệnh ghẻ có các biểu hiện tương tự như vậy nhưng lại có thêm các dấu hiệu khác thường như nổi các nốt có mủ, nổi nốt đỏ và khi bị nặng các nốt mủ chảy nước và kèm theo máu bết vào lông.
+ Mò bao lông Demodex canis: thường lan toàn thân, đỏ ửng, rụng lông. Những vùng bị trụi lông thường lớn đến rất lớn hoặc trụi lông toàn thân. Vùng bị trụi lông đầu tiên là vùng xung quanh mắt. Bên cạnh những vùng trụi lông là những điểm dị ứng, lở loét. Để lâu không chữa có thể xuất hiện mụn mủ, tràn dịch. + Ghẻ Sarcoptes: diện rộng, lan khắp người kèm mẩn cục có thể chảy nước.. Những con ghẻ cái Sarcoptes dùng bốn chi kép đào rãnh, đẻ trứng trên da chó gây ngứa ngáy. Chó nhiễm ghẻ Sarcoptes có biểu hiện bồn chồn, khó chịu. Trên da xuất hiện những nốt phát ban mẩn đỏ, đóng vảy. Chú chó bị nhiễm ghẻ sẽ liên tục lấy chân gãi hoặc chà xát vào những bề mặt của các đồ dùng nhám, nhọn khiến lông của chúng bị rụng thành từng mảng dày, mỏng không đều.
Giữa các bệnh ghẻ trên thường dễ nhầm lẫn với nhau vì đều gây rụng lông, mẩn đỏ, có mủ, gây ngứa gãi, khiến vi khuẩn xâm nhập vào làm kế phát gây viêm da nên chúng ta cần tiến hành soi da để tránh nhầm lẫn các bệnh với nhau, có phác đồ điều trị phù hợp.
+ Tìm vùng có dấu hiệu bệnh.
+ Cạo bỏ lớp vẩy bẩn ở bề mặt. Cạo từ trong thương tổn ra ngoài da lành để lấy vẩy ở giữa da bệnh và da lành, cho các vẩy da rơi lên tiêu bản hoặc vào lam kính.
+ Nhỏ 1 – 2 giọt hoá chất soi tươi lên tiêu bản rồi đậy lamen. Nếu muốn quan sát ngay thì hơ nóng trên ngọn đèn cồn.
+ Soi kính hiển vi vật kính 10x và 40x. + Ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm. + Xử lý vệ sinh dụng cụ, bệnh phẩm. Sau khi soi da, để nhận biết đối với:
+ Mò bao lông Demodex canis: theo Bùi Khánh Linh (2014) [5], D.canis có cơ thể hình giun dài 0,1 – 0,39 mm, cơ thể dài không có lông, có màu sáng xám với các vân ngang và ở phần sau có dạng hình nón, thân dài 0,25mm. Kí sinh ở tuyến nhờn bao lông. Cấu tạo cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng.
Đầu: là đầu giả, ngắn, hình móng ngựa gồm một đôi xúc biện có 3 đốt, đốt cuối có 4 – 5 tơ hình que, một đôi kìm, một tấm dưới miệng.
Ngực: có 4 đôi chân rất ngắn, tiêu giảm giống như hình mấu. Bụng: dài, có nhiều vân ngang ở mặt lưng và mặt bụng.
+ Ghẻ Sarcoptes: theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2012) [4], ghẻ có màu xám bóng hoặc vàng nhạt. Thân hình bầu dục hay tròn. Mặt lưng có nhiều đường vân song song, khoảng cách giữa các vân có nhiều tơ, gai và vẩy hình tam giác với mũi nhọn hướng về phía sau. Không có mắt. Lỗ âm môn của con cái ở sau đôi chân III. Lỗ sinh dục của con đực ở giữa đôi chân III. Lỗ hậu môn ở phía sau mặt lưng. Có 4 đôi chân, mỗi đôi chân gồm 5 đốt. Cuối bàn chân có giác tròn với ống cán dài không phân đốt. Giác bàn chân là một tiêu chuẩn định loại và phân biệt ghẻ đực, cái (con đực có giác bàn chân ở chân I, II, IV; con cái chỉ có ở 2 chân trước). Chân có nhiều tơ rất dài. Đầu giả ngắn, hình bầu dục, có
một đôi xúc biện 3 đốt và một đôi kìm. Ghẻ Sarcoptes có kích thước con đực dài 0,2 - 0,35 mm, con cái dài 0,35 - 0,5 mm.
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu.
* Công thức tính toán các chỉ tiêu:
- Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Tổng số con mắc bệnh x100 Tổng số con theo dõi
- Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = Tổng số con khỏi bệnh x100
Tổng số số con con điều trị
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1. Tình hình chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám thú y.
Trong quá trình thực tập tại phòng khám thú y em đã tiến hành theo dõi tình hình chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1. Bảng 4.1. Tình hình chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám thú y (tháng 06/2020 - tháng 11/2020) Tháng Tổng số chó đến khám (con) Chó nội Chó ngoại Tổng số chó đến khám (con) Tỷ lệ (%) Tổng số chó đến khám (con) Tỷ lệ (%) 06/2020 84 4 4,76 80 95,24 07/2020 90 5 5,56 85 94,44 08/2020 108 11 10,18 97 89,82 09/2020 83 9 10,84 74 89,16 10/2020 48 7 14,58 41 85,41 11/2020 64 8 12,50 56 87,50 Tổng 477 44 9,22 433 90,78
Kết quả bảng 4.1, cho thấy trong thời gian từ tháng 06/2020 đến tháng 11/2020 phòng khám đã tiếp nhận 477 chó đến khám và chữa bệnh. Trong đó có 90,78% là chó ngoại (433 con), 9,22% là chó nội (44 con).
Quá trình thực tập tại phòng khám cá nhân em thấy rằng, mặc dù mới đi vào hoạt động từ tháng 12/2018 nhưng phòng khám hoạt động rất bài bản, khoa học, đội ngũ cán bộ kĩ thuật làm việc chuyên môn cao, có tính kỉ luật. Tất cả các vật nuôi đến tiêm phòng vaccine hay chẩn đoán, khám và điều trị bệnh đều được chăm sóc cẩn thận, lập hồ sơ bệnh án và có sổ theo dõi riêng cho từng cá thể. Đối với chủ vật nuôi, được các các bộ kĩ thuật phân tích, tư vấn rõ ràng
phác đồ điều trị của vật nuôi mắc bệnh nên luôn nhận được sự phản hồi tích cực, hài lòng của chủ vật nuôi về thái độ phục vụ, phong cách làm việc và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm việc tại phòng khám.
4.2. Tình hình chó đến tiêm phòng vắc-xin tại phòng khám thú y.
4.2.1. Lịch tiêm phòng vắc-xin cho chó tại phòng khám.
Mỗi ngày, tiến hành theo dõi ghi lại số lượng chó đến tiêm phòng vắc xin tại phòng khám. Ghi rõ loài, giống, lứa tuổi, loại vắc-xin tiêm phòng và tình trạng, độ an toàn với những chó được tiêm phòng.
Bảng 4.2. Lịch tiêm phòng vắc-xin cho chó tại phòng khám thú y 6 – 8 tuần 10 – 12 tuần 14 – 16 tuần 8 tháng Hàng năm
Mũi tiêm 1 Mũi tiêm 2 Mũi tiêm 3 Mũi tiêm 4 Tiêm nhắc lại
Mũi vắc xin 5 bệnh, phòng các bệnh: - Care virus. - Parvo virus. - Viêm gan truyền nhiễm. - Ho cũi chó. - Phó cúm. Mũi vắc xin 7 bệnh, phòng tương tự như mũi vắc xin 5 bệnh nhưng có thêm Leptospria, Coronavirus. Chú ý: mũi tiêm 2 không được sớm hơn 3 tuần và muộn quá 4 tuần kể từ khi tiêm mũi 1. Mũi vắc xin 7 bệnh, phòng tương tự như mũi vắc xin 5 bệnh nhưng có thêm Leptospria, Coronavirus. Chú ý: mũi tiêm 3 không được sớm hơn 3 tuần và muộn quá 4 tuần kể từ khi tiêm mũi 2. Tiêm phòng dại Chú ý: tiêm phòng dại không liên quan đến các mũi tiêm trước đó. Tiêm nhắc lại vắc xin 7 bệnh và tiêm phòng dại hàng năm.
-Vắc-xin 5 bệnh: Vanguard 5 bệnh của Zoetis (Mỹ), Biocan DHPPi của hãng Bioveta,…
-Vắc-xin 7 bệnh: Vanguard 7 bệnh của Zoetis (Mỹ), Recombitek của Merial, Hipradog 7 của Hipra (Tây Ban Nha),..
-Vắc-xin dại: Dại kép của Nobivac, dại đơn Amavet và Viphavet (Merial).,..
Trong quá trình tiêm vắc-xin cho chó cần lưu ý:
- Tư vấn cho chủ vật nuôi về loại vắc xin, tác dụng phòng các bệnh nào, tác dụng phụ có thể xảy ra, trường hợp xấu có thể xảy ra,...
- Tiêm phòng đúng cách, có biện pháp xử lý nếu chúng có phản ứng lại với thuốc hay sốt phản vệ.
- Trước khi tiêm cần kiểm tra thông tin đầy đủ về sức khỏe và lịch sử tiêm phòng của vật nuôi.
- Không tiêm vắc-xin khi thú cưng có biểu hiện bệnh lý, khi vật nuôi bị sốt...(phải kiểm tra sức khỏe và nhiệt độ trước khi tiêm phòng).
- Sau khi tiêm xong cần tư vấn cho chủ vật nuôi cách chăm sóc chó tốt hơn, kiêng tắm, kiêng thức ăn có chứa nhiều mỡ, sữa, đồ tanh ít nhất là 1 tuần.
- Một số trường hợp tiêm phòng sai có thể làm thú cưng mắc bệnh. - Tiêm không đúng cách vắc-xin sẽ không có tác dụng, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thú cưng.
4.2.2. Số lượng chó đến tiêm phòng vắc-xin tại phòng khám thú y.
Trong quá trình thực tập tại đây em đã theo dõi số lượng chó đến tiêm phòng vắc xin, kết quả được trình bày qua bảng 4.3.
Bảng 4.3. Số lượng chó đến tiêm phòng vắc-xin tại phòng khám thú y Tháng Tổng số chó đến tiêm phòng
Vắc xin 5 bệnh Vắc xin 7 bệnh Vắc xin dại
Chó nội Chó ngoại Chó nội Chó ngoại Chó nội Chó ngoại
Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) 06/2020 83 5 6,03 33 39,76 3 3,61 42 50,60 0 0,00 0 0,00 07/2020 92 5 5,43 11 11,96 1 1,09 71 77,17 4 4,35 0 0,00 08/2020 112 2 1,785 48 42,86 2 1,785 53 47,32 0 0,00 7 6,25 09/2020 77 0 0,00 29 37,66 2 2,60 37 48,05 5 6,50 4 5,19 10/2020 128 4 3,12 55 42,97 7 5,47 49 38,28 8 6,25 5 3,91 11/2020 117 8 6,84 39 33,33 0 0,00 67 57,27 3 2,56 0 0,00 Tổng 609 24 3,94 215 35,31 15 2,46 319 52,38 20 3,28 16 2,63
Kết quả bảng 4.3 cho thấy, tổng số chó đến tiêm phòng là 649 con, trong đó chó ngoại chiếm phần lớn (550 con – 90,31%). Chó được đưa đến bệnh phòng khám tiêm phòng chủ yếu 3 loại vắc-xin:
+ Vắc-xin 5 bệnh (bao gồm: bệnh Carevirus, bệnh do Parvovirus, bệnh viêm gan truyền nhiễm, bệnh ho cũi chó, phó cúm). Đối với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam, vắc-xin 5 bệnh thường được tiêm vào gia đoạn chó được 36 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi;
+ Vắc-xin 7 bệnh (bao gồm: bệnh Carevirus, bệnh do Parvovirus, bệnh viêm
gan truyền nhiễm, bệnh ho cũi chó, phó cúm, bệnh do Leptospira, bệnh do Coronavirus) kế tiếp vắc-xin 5 bệnh sau 21 ngày và chủng ngừa lặp lại 2 – 3 lần.
+ Vắc-xin dại tiêm duy nhất một lần đối với chó kể từ 3 tháng tuổi, cần tiêm nhắc lại 6 tháng đến 1 năm 1 lần.
Theo kết qua bảng, tổng số chó đến tiêm phòng vắc xin 7 bệnh là cao nhất chiếm 54,84%, tiếp đến là vắc xin 5 bệnh chiếm 39,25% và thấp nhất là vắc xin dại chiếm 5,91%.
Chó tiềm ẩn rất nhiều bệnh truyền nhiễm và dễ dàng lây lan trong đó có bệnh dại là bệnh do virus dại (rabies virus) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn có thể lây sang người, khi người phát bệnh thì không có thuốc chữa. Vì vậy trong quá trình đến tiêm phòng chủ nuôi thường tiêm phòng vắc-xin 5 bệnh, 7 bệnh sau đó kết hợp với tiêm phòng dại để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm ở chó.
4.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám. bệnh tại phòng khám.
4.3.1. Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám. khám.
Bệnh ngoài da ở chó là bệnh phổ biến nhất đối với loài chó, bệnh không nguy hiểm hay có tính chất tử vong cao như những loại bệnh khác, nhưng bệnh về da ở chó để lại nhiều di chứng không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng tới ngoại hình, tác động đến đời sống con vật và còn có thể lay lan sang người tiếp xúc với chó khiến họ bị nhiễm bệnh.
Kết quả tổng hợp số lượng tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám từ tháng 06/2020 đến tháng 11/2020 được trình bày ở bảng 4.4.
Kết quả bảng 4.4 cho thấy: từ tháng 06/2020 đến tháng 11/2020, phòng khám đã tiếp nhận 44 con chó nội và 433 con chó ngoại đến khám các bệnh ngoài da. Trong đó, có 20 con chó nội bị mắc bệnh ngoài da (chiếm 45,45%), 80 con chó ngoại bị mắc bệnh ngoài da (chiếm 18,48%) trên tổng số con theo dõi.
+ Phần lớn giống chó nội thích nghi với điều kiện nóng ẩm ở Việt Nam hơn so với giống chó ngoại. Mặt khác giống chó nội không được người nuôi quan tâm nên kể cả khi nhiễm bệnh cũng hiếm khi được chủ nuôi mang đến khám và điều trị tại các phòng khám thú y.
Bảng 4.4. Kết quả chẩn đoán bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám thú y theo tháng. Tháng /năm Chó nội Chó ngoại Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 06/2020 4 2 50,00 80 11 13,75 07/2020 5 4 80,00 85 15 17,65 08/2020 11 5 45,45 97 26 26,80 09/2020 9 2 22,22 74 17 22,97 10/2020 7 4 57,14 41 7 17,07 11/2020 8 3 75,00 56 9 15,52 Tổng 44 20 45,45 433 85 19,63
+ Số lượng chó đến khám và mắc bệnh cao nhất là vào khoảng thời gian từ tháng 06/2020 đến tháng 09/2020. Tháng 08/2020 có số lượng cao nhất, vì tháng 8 thời tiết thay đổi nắng nóng (dao động từ 28 – 37ºC) mưa nhiều, độ ẩm