Kết quả thực hiện một số công tác khác tại phòng khám thú y

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị một số bệnh ngoài da thường gặp ở chó đến khám và chữa bệnh tại phòng khám thú y tài thủy phát phường quang trung thành phố thái nguyên (Trang 55 - 57)

Trong thời gian thực tập, ngoài thời gian chẩn đoán, điều trị bệnh cho những chó mắc bệnh ngoài da tại phòng khám. Em còn được tham gia vào một số các công việc khác ở phòng khám. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả thực hiện một số công việc khác tại phòng khám thú y (Chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh)

Công việc Số ca thực hiện (lần) Số ca an toàn (lần) Tỷ lệ an toàn (%) Tắm, sấy lông chó 1080 1080 100 Cắt tỉa lông chó 40 40 100

Soi tai, vệ sinh tai 958 958 100

Rửa vết thương ngoài da 5 5 100

Vệ sinh chuồng chó, chăm

sóc chó (cho ăn, uống) 360 360 100

Vệ sinh phòng khám, cơ sở

Spa làm đẹp 360 360 100

Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy:

+ Các chủ nuôi ngoài việc mang thú cưng đến khám chữa bệnh mà còn mang chó đến để làm đẹp (tắm, cắt tỉa, nhuộm,...). Để tránh lây nhiễm bệnh giữa con bệnh và con khỏe mạnh, phòng khám và nơi Spa thú cưng được bố trí riêng biệt và thường xuyên được vệ sinh, khử trùng.

Việc vệ sinh được thực hiện mỗi ngày, công tác vệ sinh bao gồm: quét dọn, lau chùi, phun khử trùng (sử dụng beta-Q,...), khử mùi,...Phun sát trùng định kì 1 tháng 2 – 4 lần. Cụ thể:

+ Việc vệ sinh chuồng chó (quét dọn nơi nhốt chó) được tiến hành 2 lần/ngày vào sáng và tối để đảm bảo vệ sinh cho chó. Chó đến kí gửi được chăm sóc cho ăn ngày 2 lần (bữa sáng và bữa tối), nước luôn đầy đủ.

+ Vệ sinh phòng khám, cơ sở Spa làm đẹp trong và ngoài được tiến hành vào sáng khi chuẩn bị bắt đầu công việc và sau khi hết ngày làm việc.

Trong quá trình thực tập, em đã tham gia vào tất cả các khâu trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như làm đẹp cho chó, tỷ lệ an toàn trong quá trình thực hiện là 100%. Song bên cạnh đó, qua tìm hiểu em cũng rút ra được một số kiến thức trong chăm sóc thú cưng cho bản thân. Ngoài các bệnh ngoài da, chó cũng rất dễ mắc các bệnh về tai. Có nhiều nguyên nhân khiến chó bị bệnh về tai như: bị dị ứng, do động vật kí sinh (rận tai), nhiễm trùng tai, do các ngoại vật, do hormon,...khiến chó thường xuyên gãi, cào cấu ở vùng tai và đầu, bên trong tai bị chảy máu, mưng mủ, bốc mùi hôi tanh,...Đối với những chú chó khi đến phòng khám, sẽ được soi tai, vệ sinh tai sạch sẽ để phát hiện được trong tai có các động vật kí sinh hay không để kịp thời điều trị. Khi phát hiện chó bị viêm tai, sau khi lau sạch sẽ em tiến hành sử dụng thuốc nhỏ tai Dexoryl hoặc Bio-Gentazol nhỏ vào tai, rồi massage vùng đáy tai nhẹ nhàng để thuốc thấm vào trong tai.

Khi thực hiện, vì tai bị thương tổn bên trong nên việc động vào tai sẽ khiến thú nuôi trở nên sợ sệt, hung dữ. Nên massage, vuốt ve để thú nuôi thoải mái, khi đó việc thực hiện sẽ dễ dàng hơn.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị một số bệnh ngoài da thường gặp ở chó đến khám và chữa bệnh tại phòng khám thú y tài thủy phát phường quang trung thành phố thái nguyên (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)