Kết quả theo loại bệnh ngoài da trên chó được đưa đến khám

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị một số bệnh ngoài da thường gặp ở chó đến khám và chữa bệnh tại phòng khám thú y tài thủy phát phường quang trung thành phố thái nguyên (Trang 52 - 53)

khám thú y.

Trong thời gian thực tập tại phòng khám (từ tháng 05/2020 – 11/2020) với tổng số 105 con chó có biểu hiện ngứa, mụn mủ, da đóng vẩy và viêm da đến khám và điều trị tại phòng khám thú y Tài Thủy Phát. Sau khi khám lâm sàng và kiểm tra lấy mẫu bệnh phẩm quan sát qua kính hiển vi, chúng em phát hiện một số bệnh ngoài da trên chó đến khám. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da trên chó tại phòng khám thú y

Bệnh ngoài da Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Viêm da 477 10 2,10 Nấm da 477 74 15,51 Mò bao lông 477 21 4,40

Qua bảng 4.5. cho thấy: trong tổng số 105 con chó mắc bệnh ngoài da, có 104 con chó mắc bệnh viêm da, chiếm tỷ lệ 2,10%; 74 con chó mắc bệnh nấm da, chiếm tỷ lệ 15,51%; có 21 con chó mắc bệnh mò bao lông, chiếm tỷ lệ 4,40%.

Bệnh nấm da chiếm tỷ lệ cao nhất (15,51%) sau đó tới bệnh mò bao lông (20,00%), thấp nhất là bệnh viêm da (2,10%). Nguyên nhân bệnh nấm da chiếm tỷ lệ cao hơn là do thời tiết nóng ẩm và mấy năm gần đây người dân đang có phong trào kinh doanh mua bán, nuôi chó cảnh, chó chiến,…Khi chó được mua bán đi gây ra sự thay đổi môi trường nuôi, thay đổi chủ,…nên chó rất dễ bị stress, kéo theo sức đề kháng giảm dẫn đến nấm da có cơ hội phát triển và

gây bệnh. Đồng thời khí hậu miền Bắc nóng ẩm là môi trường thuận lợi cho nấm ở da phát triển sau đó làm sức đề kháng của da yếu, lúc đó nấm da có cơ hội thuận lợi xâm nhập gây bệnh.

Hơn nữa, hiện nay chó mắc bệnh ngoài da do các nguyên nhân khác như dị ứng, chấn thương, ve, ghẻ, nấm, các loại ký sinh trùng,...ngày càng tăng. Điều này cho thấy, bệnh ngoài da ngày càng đa dạng khiến việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng rất khó khăn. Ngoài ra còn kể đến việc chủ của chó có chăm sóc, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho chúng không, có thường xuyên quan tâm đến sức khỏe của chúng không. Cho nên công tác hộ lý, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh cơ thể vật nuôi và môi trường sống là vấn đề cần được chú trọng để hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị một số bệnh ngoài da thường gặp ở chó đến khám và chữa bệnh tại phòng khám thú y tài thủy phát phường quang trung thành phố thái nguyên (Trang 52 - 53)