- Nêu được 3 chu trình vật chất chủ yếu trong SGK.
- Nêu được khái niệm về sinh quyển, các khu sinh học trong sinh quyển và lấy ví dụ - Giải thích nguyên nhân của một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
2. Kĩ năng:.Quan sát, phân tích kênh hình, từ đó rút ra nhận xét.
3. Thái độ: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Giáo án, hình 44.1, 44.2, 44.3, 44.4-SGK.
- Học sinh: SGK, đọc bài học trước ở nhà.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Khái niệm về chu trình vật chất, sinh quyển.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC.
1. Ổn định lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Khái niệm chuỗi và lưới thức ăn? Phân biệt 3 loại hình tháp sinh thái? thái?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa.
GV: đưa ra sơ đồ một chuỗi thức ăn thực vật đơn giản và yêu cầu HS: Nêu vai trò của các bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn trên? Sự tuần hoàn vật chất qua chuỗi thức ăn trên là một phần trong chu trình vật chất của hệ sinh thái. Thế nào chu trình vật chất?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK và hình 41.1, thảo luận và trả lời.
GV: nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số chu trình sinh địa hóa.
GV: Thực vật sử dụng nguồn cacbon dưới dạng nào? Quan sát hình 44.2 cho biết bằng những con đường nào cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, trao đổi chất trong quần xã và trở lại môi trường? Có phải tất cả cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín hay không? Vì sao?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK và hình 44.2 trang 196 để trả lời.
GV: Nitơ trong khí quyển chiếm bao nhiêu % thể tích? Thực vật có thể sử dụng nitơ dưới những dạng nào? Nguồn nitrat trong tự nhiên được hình thành do những nguyên nhân nào?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 196, 197 và hình 44.3 để trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: yêu cầu HS quan sát hình 44.4 và yêu
I. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT QUA CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA. TRÌNH SINH ĐỊA HÓA.
- Chu trình sinh địa hóa (chu trình vật chất) là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường. - Chu trình sinh địa hóa duy trì sự cân bằng vật chất trong cơ thể.
II. MỘT SỐ CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA. HÓA.
1. Chu trình cacbon.
- Cacbon là nguyên tố cần thiết cho mọi sinh vật sống, là thành phần cấu tạo của các chất sống.
- Cacbon đi vào chu trình dưới dạng
cacbonhidroxit (CO2). mong muốn của nhân loại.
- Một số con đường luân chuyển cacbon: Hình 44.2-SGK trang 196.
2. Chu trình nitơ.
- Nitơ chiếm khoảng 79% thể tích khí quyển và là một khí trơ.
- Thực vật hấp thụ được nitơ dưới dạng muối như muối nitrat (NO3-) và muối amon (NH4+)..
- Các muối trên được hình thành bằng các con đường vật lí, hóa học và sinh học. ( Hình 44.3-SGK trang 196).
cầu: Mô tả chu trình nước trong thiên nhiên? Nước trong thiên nhiên tồn tại dưới những dạng nào? Nguyên nhân nào đưa đến sự biến đổi trạng thái của nước và gây ra sự vận động nước trong tự nhiên? Tại sao nói chu trình nước đóng vai trò quan trọng trong đời sống của sinh giới? Giải thích tại sao lại nói nước mà con người sử dụng không phải là nguồn vô tận?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 197,198 và những hiểu biết thực tế, thảo luận nhóm và trả lời.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về sinh quyển.
GV:Sinh quyển là gì?
GV lưu ý cho HS: Sinh quyển không phải là toàn bộ khí quyển, thủy quyển, thạch quyển hợp lại mà chỉ bao gồm những nơi có sinh vật sống trong các quyển đó.
GV: Quan sát hình 44.5 và nêu nhận xét về sự phân bố vùng theo vĩ độ và mức độ khô hạn của các khu sinh học trên cạn?
HS: Nghiên cứu thông tin SGk trang 198, 199 để trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
3. Chu trình nước.
- Cơ thể rất cần nước để sống và phát triển thông qua quá trình trao đỏi nước không ngừng giữa cơ thể và môi trường.
- Trong môi trường tự nhiên, do tác động của nhiệt độ nước luôn vận động, tạo nên chu trình nước toàn cầu để cung cấp cho cơ thể sinh vật. Như nước từ mặt đất và đại dương bốc hơi lên khí quyển tụ lại sau đó lại mưa xuống lục địa và đại dương.
- Chu trình nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu hành tinh.