QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI.

Một phần của tài liệu SINH HOC 12CB-THAT (Trang 67 - 68)

- Mô tả được thí nghiệm chứng minh vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành quần thể thích nghi.

- Giải thích nghi được sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi.

2. Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập với SGK.

3. Thái độ:Giải thích được tại sao thế giới sinh vật lại vô cùng đa dạng và phong phú.

II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Giáo án, SGK, Hình 27.1, 27.2.

- Học sinh: SGK, đọc trước bài học.

III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Quá trình hình thành quần thể thích nghi.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp học:Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Tại sao phần lớn đột biến gen đều có hại cho cơ thể sinh vật nhưng đột biến gen vẫn được coi là nguồn phát sinh biến dị di truyền cho chọn lọc tự nhiên?

- Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào?

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứccơ bản

* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm đặc điểm thích nghi.

GV: Yêu cầu HS quan sát hình 27.1 và cho biết: ? Đâu là đặc điểm thích nghi của sâu trên cây sồi và giải thích?

HS quan sát, trả lời -> GV nhận xét bổ sung.

GV: Vậy những đặc điểm thích nghi là gì?

HS: Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. GV: Nếu đặc điểm thích nghi chỉ có ở một sinh vật nào đó trong một thế hệ thì có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa hay không? Khi nào thì đặc điểm thích nghi có ý nghĩa lớn đối với tiến hóa?

HS: Thảo luận nhóm để trả lời.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu qúa trình hình thành quần thể thích nghi.

GV: Quần thể thích nghi được thể hiện như thế nào? Tại sao thuốc pênixilin lại bị giảm hiệu lực tác dụng ở những lần sử dụng sau?

HS: Nghiên cứu SGK trả lời

GV: chỉnh sửa, bổ sung.

GV: Như vậy cơ sở di truyền của quá trình hình thành quần thể sinh thích nghi là gì? Vi khuẩn và sinh vật đa bào bậc cao, sinh vật nào có tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi nhanh hơn? Tại sao?

GV đưa thêm các tình huống để HS giải thích. Ví dụ, tại sao quần thể cây trồng có thể trở nên kháng được một số loài sâu hại?

I. KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI. NGHI.

* Khái niệm: Các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của chúng được gọi là đặc điểm thích nghi.

* Quá trình dẫn đến hình thành quần thể sinh vật thích nghi có các đặc điểm:

- Hoàn thiện khả năng thích nghi của các sinh vật trong quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Làm tăng số lượng cá thể có kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi trong quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác.

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI. THỂ THÍCH NGHI.

1. Cơ sở di truyền của quá trình hình thành quần thể thích nghi. thành quần thể thích nghi.

- Sự xuất hiện của một đặc điểm thích nghi hoặc đặc điểm di truyền nào đó trên cơ thể sinh vật là do kết quả của đột biên và tổ hợp lại các gen(Biến dị tổ hợp).

- CLTN đóng vai trò chọn lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu gen thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể, đồng thời tăng cường mức dộ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy dần các alen tham gia qui định các đặc điểm thích nghi.

HS: Thảo luận để trả lời câu hỏi.

GV yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm trong SGK.

- Đối tượng thí nghiệm? - Cách tiến hành thí nghiệm? - Kết quả thu được?

- Nhận xét về vai trò của chọn lọc tự nhiên?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiên sthức

* Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự hợp lí tương

Một phần của tài liệu SINH HOC 12CB-THAT (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w