CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA 1 Đột biến:

Một phần của tài liệu SINH HOC 12CB-THAT (Trang 65 - 67)

1. Đột biến:

- Đột biến làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

- Đột biến được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa. Đột biến gen qua giao phối tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa.

2. Di nhập gen:

- Di nhập gen là hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc giao tử giữa các quần thể.

- Di nhập gen làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

3. Chọn lọc tự nhiên:

- CLTN thực chất là quá trình phân hóa về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể với những kiểu gen khác nhau.

- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen → tần số alen của QT theo 1 hướng xác định. (CLTN là 1 NTTH có hướng).

- Tốc độ CLTN tùy thuộc vào nhiều : + Chọn lọc chống lại alen trội.

+ Chọn lọc chống lại alen lặn.

- Kết quả của CLTN: Trong quần thể có nhiều kiểu gen thích nghi.

4. Các yếu tố ngẫu nhiên:

- Sự thay đổi tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên được gọi là sự biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền.. - Sự biến đổi ngẫu nhiên về cấu trúc di truyền hay xảy ra với những quần thể có kích thước nhỏ.

- Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định.

5. Giao phối không ngẫu nhiên:

- Giao phối kgông ngẫu nhiên bao gồm: + Tự thụ phấn(thực vật)

+ Giao phối gần(động vật)

+ Giao phối có chọn lọc(động vật)

GV: Tại sao giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số các alen mà vẫn được coi là NTTH?

HS: Giao phối không ngẫu nhiên là NTTH không làm thay đổi tần số alen nhưng lại làm thay đổi tần số kiểu gen trong quần thể theo hướng giảm tỉ lệ dị hợp, tăng tỉ lệ đồng hợp.

GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

thay đổi tần số alen, nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần tần dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp.

4. Củng cố: Trong 5 nhân tố đã học, nhân tố nào:

- Làm thay đổi tần số alen dẫn đến làm thay đổi TPKG của quần thể? - Chỉ làm thay đổi TPKG, không làm thay đổi tần số alen?

- Là nhân tố có hướng?

5. Dặn dò:

- Trả lời câu hỏi cuối bài.

- Sưu tầm tranh ảnh về các đặc điểm thích nghi của sinh vật.

TUẦN 16– Tiết 28

Ngày soạn: ……/……/……… Ngày dạy: ……/……/………

Bài 27. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

KÝ DUYỆT TUẦN 15( tiết 26, 27)

TVT, ngày …… tháng …… năm ………

- Nêu được khái niệm và quá trình hình thành quần thể thích nghi và lấy ví dụ minh họa. - Mô tả được thí nghiệm chứng minh vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành quần thể thích nghi.

- Giải thích nghi được sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi.

2. Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập với SGK.

3. Thái độ:Giải thích được tại sao thế giới sinh vật lại vô cùng đa dạng và phong phú.

II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Giáo án, SGK, Hình 27.1, 27.2.

- Học sinh: SGK, đọc trước bài học.

Một phần của tài liệu SINH HOC 12CB-THAT (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w