Lễ hội và phong tục tập quán

Một phần của tài liệu Tính thống nhất và đa dạng của văn minh Đông Nam Á (Trang 39 - 43)

a. Lễ hội

Tất cả các lễ hội Đông Nam Á phần lớn đều bắt nguồn từ một gốc chung mang tính khu vực, đó là nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, cho nên, chính đặc trưng này đã tạo nên nét tương đồng trong các lễ hội cổ truyền Đông Nam Á nói riêng, văn hóa toàn khu vực nói chung. Các lễ hội ở Đông Nam Á, chủ yếu tập trung vào ba hình thức chính:

- Lễ hội nông nghiệp

Như đã nói, trong lễ hội nông nghiệp thì phổ biến và quan trọng hơn cả là lễ hội gắn liền với vòng đời cây lúa, phản ánh trong các lễ hội có liên quan đến quy trình trồng cây lúa: lễ xuống đồng hay tịch điền của người Việt; mở đường cày đầu tiên của người Thái; lễ dựng chòi cày của người Chăm; đường cày hạnh phúc của người Mianma; lễ ban giống thiêng của người Khơ Me và lễ Té nước của người Khơ Me ở Cămpuchia, Lào, Thái Lan, Mianma; hay những lễ hội thờ nước của Inđônêxia, Philippin, Việt Nam. Trong các lễ hội trên, cho thấy, mong muốn của người dân Đông Nam Á là có được một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và những vụ mùa bội thu. Bằng những hy vọng, khát khao của con người về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cư dân Đông Nam Á đã tổ chức những buổi lễ cầu mong cho mùa màng tươi tốt, muôn loài được sinh sôi nảy nở, ngay những bước đầu tiên mới bước xuống đồng ruộng.

Đây là một hình thức lễ hội cũng được tổ chức định kỳ hàng năm, ở mỗi tôn giáo khác nhau với những lễ hội riêng của mình như lễ Noen của Thiên Chúa giáo, các lễ hội đình chùa của Phật giáo, kỷ niệm ngày sinh tiên tri Môhammet của Hồi giáo… Ở mỗi tôn giáo, người ta sẽ có những ngày lễ hội hàng năm nhằm kỷ niệm các sự kiện của tôn giáo mình.

Ở Thái Lan, Mianma, Việt Nam, Lào, Cămpuchia có các lễ hội nhằm bày tỏ lòng thành kính đối với Đức Phật, gắn với sự tích của Phật giáo. Các lễ hội này thường diễn ra ở nơi có dấu tích của Phật hoặc ở những vùng đất thiêng, nơi có thờ Phật bề thế như Hội chùa Keo (Thái Bình), hội chùa Hương (Hà Tây), hội Phủ Giầy… ở Việt Nam; Bun Phà Vệt (Kỷ niệm ngày Thích ca thành Phật), Bun Mahảbuxa (Phật nhập cõi niết bàn)… ở Lào; con tàu ánh sáng, hội đua thuyền trên sông… ở Cămpuchia; Loi Krathồng (Thả đèn trong một cái chén lá), Tốt Kathin (Lễ dâng áo và vật dụng hàng năm cho các vị sư)…

- Lễ Tết

Tết thường là loại lễ hội được tổ chức vào lúc chuyển giao mùa ở Đông Nam Á, gắn với những thay đổi về khí hậu, thời tiết và cảnh quan tự nhiên, thường được tổ chức từ 1 đến 3-4 ngày (tùy vào loại Tết của từng dân tộc). Đây là dịp mà người ta có thể nghỉ ngơi, vui chơi, chúc tụng, thăm viếng lẫn nhau để thưởng thức những món ăn ngon, mặc đẹp để bước vào năm mới, vụ mới. Ở mỗi quốc gia đều có ít nhất một lễ hội có quy mô lớn cấp quốc gia và quan trọng nhất trong quốc gia đó. Thật vậy, Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất của nhiều dân tộc ở Đông Nam Á, và là lễ hội biểu hiện rõ nhất, đặc trưng nhất của bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.

Người Việt Nam tổ chức Tết Nguyên Đán vào mùa xuân, mùa của sự sinh sôi nảy nở, đây cũng là dịp để nhà nông nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả, một nắng hai sương. Tết là dịp gặp gỡ, đoàn tụ, thăm hỏi, chúc tụng lẫn nhau và gắn với các hoạt động cầu may trong năm mới như xông đất, khai bút, xuất hành… Tết của người Việt Nam gắn với các huyền thoại mang ý nghĩa biểu trưng của văn minh

nông nghiệp lúa nước, cho nên, lễ vật không thể thiếu được trong Tết là: bánh trưng, bánh giầy, bánh tét… hoa mai, hoa đào hay bày mâm ngũ quả. Còn Tết Nguyên Đán (chuyển mùa, chuyển năm) của các dân tộc Cămpuchia, Mianma, Thái Lan, Lào đều diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch, tức là thời gian chuyển tiếp giữa mùa khô và mùa mưa, liên quan đến nghề nông trồng lúa của cư dân nơi đây. Tết Chôl Chnăm Thmây của Cămpuchia, thực chất đây là Tết Cầu mưa; hay lễ hội Vôsa ở Thái Lan và Mianma, cũng có nghĩa là Té nước; người Lào có Tết Bun Xămhạ (hội Té nước, Cầu mưa). Đây là những lễ hội được coi như Tết Nguyên Đán của các dân tộc này.

Nói tóm lại, Tết cổ truyền nói riêng và những lễ hội nói chung là một biểu hiện khá độc đáo và đặc sắc của văn hóa truyền thống Đông Nam Á. Các hình thức lễ tết và lễ hội của các dân tộc Đông Nam Á rất phong phú, đa dạng và mang những sắc thái khác nhau, nhưng đồng thời với sự đa dạng, nhiều vẻ ấy hoàn toàn vẫn có một gốc văn hóa thống nhất chung, mang tính khu vực, đó là sự phản ánh bản sắc văn hóa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, với những thành tựu văn hóa truyền thống rực rỡ riêng của mình.

Lễ hội của các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa lớn bên ngoài, do vị trí địa lý, Việt Nam chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, trong khi đó, ở Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Inđônêxia… mang đậm nét triết lý về cuộc sống, các vấn đề đạo đức của các ý thức hệ Phật giáo, Hồi giáo, Bà La Môn giáo từ nền văn minh Ấn Độ. Như vậy, sự tiếp thu những ảnh hưởng bên ngoài hoàn toàn không làm thay đổi những quan niệm về nhân sinh quan và thế giới quan của các tộc người trong vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong phương thức thể hiện, các nghi thức ấy, ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của những ý thức hệ về thế giới quan, nhân sinh quan gắn với lối sống Ấn Độ và Trung Quốc như Phật giáo, Hồi giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Bà La Môn giáo… nên biểu hiện của chúng rất đa dạng và phong phú.

b. Phong tục tập quán

Cũng giống như lễ hội, phong tục tập quán Đông Nam Á rất đa dạng, bởi trên địa bàn này quần tụ rất nhiều dân tộc, tộc người khác nhau, cho nên khó có thể thống kê hết được các phong tục tập quán đó. Sự khác nhau giữa các tập tục trong các quốc gia Đông Nam Á với nhau đã tạo nên bức tranh đa sắc.

- Hôn nhân

Những phong tục xung quanh vấn đề hôn nhân cũng cực kỳ đa dạng và khác nhau vì tùy thuộc mỗi dân tộc mà có những quy định và ràng buộc khác nhau trong hôn nhân. Thật khó có thể khái quát hết những tập tục trong hôn nhân của các dân tộc ở Đông Nam Á, tuy nhiên vẫn có những tập tục chung cho một số, thậm chí nhiều dân tộc khác nhau.

Nói chung, trong tất cả các dân tộc, lễ cưới thường được tổ chức khá linh đình, có nơi ăn mừng đến vài ba ngày. Ngày nay, việc đám cưới cũng được nhiều gia đình tiến hành đơn giản, thể hiện sự tiết kiệm và ấm cúng trong ngày cưới. Bên cạnh đó, cũng có những gia đình tổ chức khá cầu kỳ vì nhiều lý do khác nhau: thể hiện sự giàu có, mối quan hệ rộng rãi, vì những vấn đề kinh tế khác. Sau khi cưới thì việc làm dâu hay ở rể còn tùy thuộc vào phong tục cưới xin của các dân tộc. Tuy nhiên, nhiều dân tộc ở Đông Nam Á thuở xưa còn có tục ở rể, tức là người chồng phải đến ở và làm việc tại nhà người vợ trong khoảng thời gian 3 năm. Ngày nay, tục này cũng giảm dần và bị triệt tiêu, thay vào đó là các cặp vợ chồng mới cưới được quyền lựa chọn sống tự do bên nhau, nơi mà mình thích, không phải phụ thuộc vào gia đình cha mẹ hai bên.

- Tang lễ

Tang lễ là phong tục lớn, được hình thành, tồn tại lâu đời ở các dân tộc Đông Nam Á và có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm linh của con người, tạo thành phong tục truyền thống hiện nay. Các dân tộc Đông Nam Á tiến hành nghi thức tang lễ, dù địa táng hay hỏa táng, thì cũng đều biểu hiện sự quan tâm đặc biệt của

người sống đối với linh hồn của người quá cố. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quan niệm của mỗi dân tộc cụ thể mà cách biểu hiện nghi thức này có phần khác nhau, nhằm thể hiện tính phong phú, đa dạng trong tang lễ của các tộc người ở khu vực Đông Nam Á.

Ở một số nước Đông Nam Á, Phật giáo đóng vai trò quan trọng của quốc gia, được tiến hành tang lễ theo cách thức nhập cõi niết bàn… Đây chính là những biểu hiện của bức tranh đa sắc thái, nhiều màu, trong phong tục tập quán tang lễ các quốc gia dân tộc ở khu vực Đông Nam Á.

- Tục lệ “ăn trầu”

Ăn trầu là một trong những phong tục rất phổ biến của hầu hết các dân tộc ở Đông Nam Á, gắn liền với những yêu cầu về sức khỏe, vệ sinh răng miệng (làm sạch răng và chắc răng). Ngoài ra, miếng trầu còn có tác dụng làm ấm cơ thể, rèn luyện lòng kiên nhẫn, tình thân ái, đoàn kết xóm làng. Xoay quanh tục ăn trầu còn có rất nhiều truyền thuyết dân gian rất khác nhau, nhưng điểm chung nhất của các truyền thuyết đó đều ca ngợi tình nghĩa thủy chung, sự gắn bó thân thiết giữa vợ chồng, anh em. Từ xa xưa, trầu cau đã trở thành món rất quen thuộc đối với cư dân vùng Đông Nam Á như là cơm ăn, nước uống hàng ngày, biểu hiện ở người Môrô chẳng hạn, bên mình lúc nào cũng mang theo túi trầu. Tục ăn trầu có mặt khắp mọi nơi, từ Mianma, qua Thái Lan, Việt Nam, Cămpuchia đến các quốc gia tận hải đảo như Malaixia, Inđônêxia… Trầu cau gắn liền với các nghi thức, sinh hoạt trong cuộc sống ngày thường: cưới xin, ma chay, lễ hội, lễ tết… và cũng được xem là màn mở đầu câu chuyện trong buổi tiếp khách vì “miếng trầu là đầu câu chuyện”.

- Các trò chơi giải trí

Trong số các trò chơi giải trí dân gian, ở nhiều dân tộc trong các quốc gia Đông Nam Á, thì bơi thuyền, chọi gà và thả diều là những trò chơi mang tính chất phổ biến nhất, được đông đảo người dân tham gia.

Một phần của tài liệu Tính thống nhất và đa dạng của văn minh Đông Nam Á (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w