2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được áp dụng, kết hợp giữa thu thập số liệu định lượng và định tính thông qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.
- Giai đoạn 2: Nghiên cứu thử nghiệm so sánh trước-sau không có nhóm chứng.
- Giai đoạn 3: Đánh giá sau can thiệp, kết hợp giữa thu thập số liệu định lượng và định tính thông qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
2.2.2.1. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho mục tiêu 1
Công thức cỡ mẫu ước tính một tỷ lệ với độ chính xác tương đối được áp dụng để tính số lượng nhân viên y tế tuyển vào nghiên cứu cho mục tiêu 1:
n=Z12−α/2 p(1−p)
Trong đó:
n = cỡ mẫu cần thiết Z1-α/2 = 1,96 với α = 0,05
p = 0,43 (tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay theo nghiên cứu của Phạm Hữu Khang và cộng sự 13)
ɛ = 0,15 (độ chính xác tương đối)
Cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là 229 nhân viên y tế. Cộng 10% nhân viên y tế dự phòng không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc bỏ cuộc, tổng cỡ mẫu là 252.
Phương pháp chọn mẫu được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Lập danh sách các khoa điều trị lâm sàng tại bệnh viện và danh sách nhân viên y tế phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ theo khoa điều trị lâm sàng (bao gồm bác sỹ, điều dưỡng viên và hộ lý).
- Bước 2: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, chọn ngẫu nhiên 252 nhân viên y tế trong tổng số 394 nhân viên y tế trực tiếp thăm khám, điều trị và chăm sóc người bệnh. Số lượng nhân viên y tế được lựa chọn của mỗi khoa được điều chỉnh với quy mô tổng số lượng nhân viên y tế của từng khoa. Điều này nhằm đảm bảo các khoa lâm sàng đều có nhân viên y tế được đưa vào nghiên cứu. Những người không có mặt ở thời điểm nghiên cứu sẽ bị loại bỏ và nhân viên y tế ở vị trí tiếp theo trong danh sách sẽ được lựa chọn. Số lượng nhân viên y tế được lựa chọn ở mỗi khoa như sau dựa trên số lượng:
Bảng 2.1. Phân bố số lượng nhân viên y tế Khoa Tổng số NVYT của khoa Số NVYT tham gia nghiên cứu Khoa Tổng số NVYT của khoa Số NVYT tham gia nghiên cứu
Nội tổng hợp 7 4 Liên chuyên
khoa 4 3
Tiêu hóa 12 8 Tai mũi họng 11 7
Nội tiết 14 9 Răng hàm mặt 13 8
Y học cổ truyền 9 6 Ngoại Tổng hợp 1 10 6 Phục hồi chức năng 6 4 Ngoại Tổng hợp 2 3 2
Khoa khám bệnh 22 14 Ngoại thận tiết
niệu 13 8
Da liễu 6 4 Ngoại thần kinh 10 6
Thận tiết niệu và
thận nhân tạo 21 13 Ung bướu 11 7
Bệnh nghề
nghiệp 14 9
Chấn thương
chỉnh hình 12 8
Thần Kinh 12 8 Gây mê hồi sức 29 19
Đột quỵ 13 8 Hồi sức ngoại 12 8
Tim mạch 15 10 Sản 33 21
Nhi sơ sinh 20 12 Cấp cứu 31 20
Hồi sức tích cực,
chống độc 31 20
* Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm
- 03 cuộc thảo luận nhóm trọng tâm được tiến hành với 15 NVYT tại các khoa lâm sàng (5 NVYT/cuộc). Các NVYT được lựa chọn ngẫu nhiên trong số các NVYT được mời tham gia nghiên cứu.
- 02 cuộc phỏng vấn sâu với) 1 Đại diện lãnh đạo khoa KSNK và) 1 Đại diện lãnh đạo bệnh viện. Phương pháp chọn mẫu chủ đích được áp dụng.
2.2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho mục tiêu 2
Cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu ở mỗi năm được tính theo công thức ước lượng 1 tỷ lệ với độ chính xác tuyệt đối:
n=Z
1−α
2
2 p(1−p)
d2
Trong đó: n= số lượng bệnh nhân cần thiết/năm α = 0,05 => Z1-α/2 = 1,96
p = tỷ lệ mắc NKBV trong nghiên cứu trước (7,8% trong nghiên cứu của Bộ Y tế 6)
d = 0,02 (độ chính xác tuyệt đối)
Cỡ mẫu cần thiết cho mỗi năm là 691 người bệnh. Trên thực tế, đối với mục tiêu 2, nghiên cứu tiến hành trên toàn bộ người bệnh nội trú tại các khoa lâm sàng và phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ. Tổng cộng có 712 người bệnh năm 2018 (đánh giá ngày 29/8/2018) và 751 người bệnh năm 2019 (đánh giá ngày 27/7/2019).
2.2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho mục tiêu 3 * Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho người bệnh
Nghiên cứu tiến hành trên toàn bộ người bệnh nội trú tại các khoa lâm sàng và phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ. Tổng cộng có 647 người bệnh nội trú được đánh giá tình trạng NKBV năm 2020 (đánh giá ngày 30/9/2020).
* Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho điều dưỡng
Công thức tính cỡ mẫu so sánh 2 tỷ lệ được áp dụng:
Trong đó:
n là cỡ mẫu tối thiểu điều tra. P= (p1 + p2)/2
Z(1-α/2): Hệ số tin cậy, ở ngưỡng xác suất α=0,01 Z(1-ß) với ß=0,01.
P1 = 0,43: (tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay theo nghiên cứu của Phạm Hữu Khang và cộng sự 13)
P2 = 0,60: Tỷ lệ ước đoán tuân thủ VST sau can thiệp (nghiên cứu kỳ vọng tỷ lệ tuân thủ VST sau can thiệp sẽ tăng lên so với trước can thiệp).
Vậy n = 180. Ước lượng 5% từ chối tham gia nghiên cứu hoặc bỏ cuộc, ta có: n = 180 + (180 * 5%) = 189 (làm tròn thành 190). Như vậy, tổng số mẫu là 190 điều dưỡng, tương ứng với số lượng điều dưỡng thực tế được lựa chọn vào giai đoạn 1. Như vậy, toàn bộ điều dưỡng trong giai đoạn 1 được lựa chọn vào nghiên cứu giai đoạn 2 và 3.
* Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm
- 03 cuộc thảo luận nhóm trọng tâm được tiến hành với 15 NVYT tại các khoa lâm sàng (5 NVYT/cuộc). Các NVYT được lựa chọn ngẫu nhiên trong số các NVYT được mời tham gia nghiên cứu.
- 02 cuộc phỏng vấn sâu với 1) 1 Đại diện lãnh đạo khoa KSNK và 2) 1 Đại diện lãnh đạo bệnh viện. Phương pháp chọn mẫu chủ đích được áp dụng.