8. Nội dung chi tiết
1.3.3. Vai trò biện hộ
Biện hộ là việc nhân viên xã hội đứng trên quan điểm của thân chủ, đại diện cho tiếng nói của thân chủ (có thể là cá nhân, một gia đình hay một nhóm nào đó) nhằm tiếp cận với những nguồn lực và dịch vụ cần thiết, hoặc để tác động tới việc thay đổi chính sách.
Biện hộ bao gồm hỗ trợ, chứng minh, cổ vũ, vận động, tài trợ và đại diện cho tiếng nói của thân chủ. Công tác này thường liên quan tới những hành động hỗ trợ mạnh mẽ và công khai những cá nhân hoặc chính sách nào đó.
Biện hộ không phải là tạo ra sự đồng tình hay có ai đó đồng ý giống với những thứ tương tự. Biện hộ bao gồm tham gia vào việc lắng nghe và tôn trọng các quan điểm khác biệt. Biện hộ là sự thấu hiểu một vấn đề với chiều sâu và suy nghĩ tinh tế.
Đối với người nghèo thì vai trò biện hộ là việc nhân viên xã hội đứng trên quan điểm của người nghèo, đảm bảo quyền lợi của họ tiếp cận với nguồn lực và dịch vụ do chính sách xã hội quy định. Song nhân viên xã hội cũng cần duy trì vị trí trung lập của biện hộ, để có thểhiểu đúng và truyền đạt quan điểm của các bên liên quan tới thân chủ (Ví dụ, đơn vị cho vay vốn, đại
diện doanh nghiệp, đại diện trường đào tạo nghề, chính quyền địa phương, v.v…)
Bên cạnh đó, nhân viên xã hội cũng đóng vai trò biện hộ với chính thân chủ của mình, để chứng minh cho họ nhận ra rằng bản thân họ có khả năng để thực hiện được điều đó, giúp họ tự tin đón nhận những nguồn lực được kết nối và sử dụng một cách có hiệu quả nhất.
Ở các cấp hệ thống, các nhân viên xã hội luôn luôn để tâm chú ý tới sự tác động của chính sách và sự thay đổi chính sách tới các cá nhân, gia đình, nhóm, các tổ chức và cộng đồng. Tham gia vào những diễn đàn là chiến lược cho việc thực hành công tác xã hội tạo ra ảnh hưởng tới khung các vấn đề và cách tiếp cận. Chúng ta tham gia vào quá trình đó, nhưng luôn có khoảng trống để có thể đại diện trực tiếp cho thân chủ của mình và những nhiệm vụ bắt buộc, những dự án đánh giá nhu cầu, hay tham gia vào lượng giá chính sách. Mặc dù những nhân viên xã hội đang gia tăng đại diện trong các nhiệm vụ quan trọng, nhưng chúng ta không được chấp nhận là chúng ta chính là tiếng nói của người thụ hưởng. Chúng ta không phải như vậy, chúng ta chỉ là đại diện trực tiếp cho họ trong chốc lát mà thôi. Vì vậy, nhân viên xã hội phải rất rạch ròi trong vai trò là người biện hộ, chú ý cẩn trọng giữa ý kiến của thân chủ - các bên liên quan hay ý kiến của cá nhân. Điều này khi áp dụng vào thực hiện công tác giảm nghèo, sẽ giữ được tính dân chủ, tính tự quyết cho các bên tham gia, đảm bảo công bằng cho các bên tham gia.
Người nghèo là đối tượng yếu thế của xã hội. Vì vậy, nhân viên xã hội cần phải là người bảo vệquyền lợi cho họ để họ được hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của mình. Đặc biệt trong những trường hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách mà đáng lẽ ra họ được hưởng.