THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
2.1. Vấn đề nhận thức và pháp luật tố tụng hình sự về các hoạt động cụ thể của khám nghiệm hiện trƣờng thể của khám nghiệm hiện trƣờng
2.1.1. Vấn đề nhận thức về các hoạt động cụ thể của khám nghiệm hiện trường
KNHT là một biện pháp điều tra, trong đó bao gồm một loạt các hành vi, hoạt động cụ thể nhằm tìm hiểu, phát hiện, thu thập dấu vết hiện trường tại vụ án, phục vụ cho điều tra, truy tố, xét xử. Các hoạt động cụ thể của KNHT có thể kể đến như bảo vệ hiện trường; chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình; thu giữ, bảo quản dấu vết, tài liệu, đồ vật; hoàn thành hồ sơ khám nghiệm. Để đạt được hiệu quả cũng như đảm bảo giá trị của các chứng cứ, dấu vết thu thập được, các hoạt động trong quá trình khám nghiệm phải được thực hiện một cách, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, và đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Quá trình KNHT có thể được chia thành 3 bước cơ bản theo trình tự là: Bảo vệ hiện trường; Xác định, thu giữ, bảo quản dấu vết; kết thúc khám nghiệm.
- Bảo vệ hiện trường: Bảo vệ hiện trường là tổ chức bảo vệ nguyên vẹn những dấu vết, vật chứng và thu thập những tin tức, tài liệu có liên quan trực tiếp tại hiện trường22. Để hoạt động KNHT hiệu quả, chính xác, khách quan thì một trong những điều kiện tiên quyết là hiện trường vụ án phải phản ánh đúng vụ việc đã diễn ra. Ngược lại, hiện trường nếu bị thay đổi, xáo trộn, biến động, phá hủy thì các dấu vết về tội phạm, vật chứng cũng sẽ bị thay đổi, xáo trộn, biến động, phá hủy không thể khắc phục nguyên vẹn được. Hậu quả của việc này có thể làm chệch hướng điều tra hoặc đưa cuộc điều tra vào bế tắc. Để đạt kết quả tốt trong công tác KNHT thì việc bảo vệ hiện trường nhanh chóng, kịp thời và đúng phương pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm giữ nguyên dấu vết của tội phạm, vật chứng, đồ vật, tài liệu, dữ liệu điện tử tại hiện trường. Hiện trường được bảo vệ tốt, bảo đảm được nguyên vẹn không những là cơ sở cho hoạt động điều tra tại hiện trường có thể tiến hành, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác KNHT và toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ khác xuất phát từ hiện trường được thuận lợi và đạt được những kết quả tốt. Thực tế cho thấy, nhiều vụ án điều tra bị bế tắc do ngay từ đầu hiện trường vụ án không được bảo vệ hoặc bảo vệ không kịp thời, đúng phương pháp dẫn đến bị xáo
22
trộn, các dấu vết của tội phạm, vật chứng, đồ vật, dữ liệu điện tử bị thay đổi, biến đổi, phá hủy, mất mát. Chính vì vậy, trong bất kỳ tình huống nào, khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm xảy ra, các cơ quan chức năng cần phải khẩn trương, kịp thời tổ chức triển khai công tác bảo vệ hiện trường đúng phương pháp nhằm giữ nguyên vẹn các dấu vết của tội phạm, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử có ở hiện trường, tạo điều kiện cho công tác KNHT được tiến hành thuận lợi.
Bảo vệ hiện trường không chỉ là canh giữ đơn giản nơi xảy ra sự việc mà là một quá trình trong đó người có trách nhiệm bảo vệ hiện trường phải thực hiện những công việc nhằm phòng ngừa những tác động làm thay đổi thực trạng vốn có của hiện trường nói chung, các dấu vết vật chứng nói riêng. Để hạn chế đến mức thấp nhất sự thay đổi của hiện trường, hoạt động bảo vệ hiện trường cần phải được tiến hành một cách nhanh chóng, kịp thời và cẩn thận. Trong quá trình tiến hành KNHT, hoạt động bảo vệ hiện trường vẫn cần được chú trọng, thậm chí sau khi khám nghiệm kết thúc thì trong nhiều trường hợp hiện trường vẫn cần được bảo vệ và duy trì hiện trạng nhằm phục vụ cho hoạt động khám nghiệm lại nếu cần thiết.
- Xác định, thu giữ, bảo quản các dấu vết: Mục đích chính của các hoạt động điều tra nói chung và của KNHT nói riêng là nhằm thu thập các dấu vết, đồ vật, tài liệu có liên quan, hay nói cách khác là thu thập chứng cứ để chứng minh vụ án. Khoản 1 Điều 201 BLTTHS năm 2015 quy định mục đích của KNHT như sau: “Điều tra viên chủ trì tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm để phát hiện dấu vết của tội phạm, thu giữ vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử khác liên quan và làm sáng tỏ những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án”. Trong quá trình khám nghiệm, chủ thể tiến hành khám nghiệm hiện trường cần tiến hành các thao tác như chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình nhằm ghi nhân đầy đủ, chính xác vị trí phát hiện, đặc điểm của các dấu vết, vật chứng ở hiện trường. Với mỗi loại tội phạm khác nhau, cơ chế hình thành dấu vết cũng khác nhau. Do đó, cán bộ tham gia khám nghiệm phải nắm rõ được đặc điểm của từng loại hiện trường, quy luật hình thành và tồn tại của dấu vết cũng như mối quan hệ giữa các dấu vết, vật chứng tại hiện trường, các loại dấu vết phổ biến, vị trí xuất hiện của chứng… Từ đó xác định chính xác cách thức phát hiện, ghi nhận, thu lượm và bảo quản phù hợp với từng loại dấu vết, đánh giá, giải thích đúng cơ chế, quy luật hình thành dấu vết tại hiện trường phục vụ có hiệu quả hoạt động điều tra. Hoạt động xác định, thu giữ, bảo quản các dấu vết đòi hỏi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kiến thức chuyên sâu của người tiến hành khám nghiệm, đó là
lý do cần thiết phải có sự hỗ trợ của những người có chuyên môn trong hoạt động khám nghiệm như đã phân tích.
- Hoàn thành hồ sơ KNHT: Đối với bất kỳ một hiện trường nào, sau khi khám nghiệm xong thì lực lượng khám nghiệm tại hiện trường phải tiến hành họp nhằm kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hoạt động khám nghiệm nhằm bảo đảm tính khách quan, toàn diện cho quá trình khám nghiệm. Bên cạnh việc thực hiện đánh giá sơ bộ dấu vết, vật chứng và những tin tức, tài liệu thu thập được qua việc điều tra, truy xét tại hiện trường, các chủ thể có thẩm quyền cũng tiến hành thông qua biên bản KNHT. Để những thông tin thu thập được trong quá trình khám nghiệm đảm bảo tính hợp pháp và có thể được coi là chứng cứ trong TTHS thì kết quả cũng như quá trình thực hiện các hoạt động này của cơ quan tiến hành cần phải được thể hiện một cách rõ ràng, chính xác trong hồ sơ, biên bản theo quy định của pháp luật. Toàn bộ quá trình khám nghiệm hiện trường phải được ghi nhận trong các văn bản có trong hồ sơ khám nghiệm hiện trường gồm: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường, bản ảnh hiện trường, băng ghi hình hiện trường và quá trình khám nghiệm hiện trường, báo cáo khám nghiệm hiện trường…. Các tài liệu trong hồ sơ khám nghiệm hiện trường cùng với việc bảo đảm theo đúng quy định BLTTHS, còn phải bảo đảm về yêu cầu nghiệp vụ.
2.1.2. Pháp luật tố tụng hình sự về các hoạt động cụ thể của khám nghiệm hiện trường
Bảo vệ hiện trường vụ án
Điều 201 BLTTHS năm 2015 về KNHT không đề cập đến hoạt động bảo vệ hiện trường. Tuy nhiên, về nguyên tắc, bất cứ hiện trường nào cũng phải được bảo vệ để đảm bảo điều kiện cần thiết cho hoạt động khám nghiệm hiện trường đạt kết quả. Việc tiếp cận hiện trường càng nhanh càng có ý nghĩa to lớn trong việc phát hiện, bảo toàn dấu vết nhất là các loại dấu vết có giá trị truy nguyên như dấu vết công cụ, dấu vết đường vân, dấu vết sinh học hay nguồn hơi23. Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 28/2020/TT-BCA Quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xử lí, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của lực lượng Công an nhân dân, “Các biện pháp cấp bách tại hiện trường gồm:
- Ngăn chặn ngay hành vi phạm tội đang xảy ra hoặc có thể tiếp tục xảy ra; bắt người phạm tội quả tang hoặc truy bắt đối tượng thực hiện hành vi phạm tội theo dấu vết nóng; ngăn chặn việc tiêu hủy tài liệu, chứng cứ, tẩu tán tang vật và
23
Hải Ngân, Phan Tuấn (2018), Kỹ thuật hình sự: Chìa khóa vàng cho những chiến công, http://bocongan.gov. vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=22D48E3E00E317DB107E3706F 225B1CE22F006B7C704FC8B6894F6ABCA85660A&ItemID=23977&webP=portal, truy cập ngày 20/7/2021.
những hậu quả khác có thể xảy ra; đánh dấu các vị trí của hiện trường và cấp cứu người bị nạn (đánh dấu vị trí của người bị nạn trước khi tổ chức cấp cứu); ghi lời khai ngay của những người có liên quan đến vụ việc phạm tội đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; cứu tài sản;
- Tổ chức bảo vệ hiện trường;
- Ổn định tình hình, an ninh trật tự trong khu vực và trên địa bàn; ổn định tinh thần cho nạn nhân và thân nhân nạn nhân;
- Lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đối tượng bị bắt giữ, người liên quan, người đại diện hợp pháp của bị hại (trường hợp bị hại là trẻ em, người đang bị bệnh hiểm nghèo, có nhược điểm về thể chất, tâm thần, ...), người đại diện hợp pháp hoặc người được ủy quyền của cơ quan, tổ chức bị thiệt hại...;
- KNHT, khám nghiệm tử thi (nếu có); thu giữ các đồ vật, tài liệu, chứng cứ nghi liên quan đến vụ việc phạm tội tại hiện trường”.
Do đó, theo Thông tư này, trường hợp cơ quan Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an tiếp nhận tố giác, tin báo về hành vi phạm tội đang diễn ra hoặc hành vi phạm tội diễn ra vừa kết thúc thì bị phát hiện trên địa bàn mình hoặc trên địa bàn giáp ranh thì phải thông báo ngay cho CQĐT Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ việc phạm tội hoặc CQĐT có thẩm quyền biết để giải quyết, đồng thời phải khẩn trương cử người đến bảo vệ hiện trường và tiến hành các biện pháp cấp bách tại hiện trường. Ngoài ra, TTLT 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT- VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố cũng quy định: “Trường hợp khẩn cấp, cấp bách, cần ngăn chặn ngay tội phạm, thu thập chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an phải báo ngay đến CQĐT có thẩm quyền bằng hình thức liên lạc nhanh nhất và thực hiện các biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, có thể thấy pháp luật rất đề cao tính cấp thiết của hoạt động bảo vệ hiện trường. Đây là một trong những hoạt động cần phải được tiến hành ngay sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và tiến hành đồng thời với các biện pháp cấp bách khác. Do đó, chủ thể có trách nhiệm bảo vệ hiện trường không chỉ có các cơ quan tiến hành tố tụng mà còn bao gồm những cơ quan khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm như Công an xã, phường, thị trấn, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy... Việc giao trách nhiệm bảo vệ hiện trường cho một số cơ quan khác
ngoài cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng là hoàn toàn hợp lí bởi trong rất nhiều trường hợp, chủ thể tiếp cận với vụ án mang tính hình sự không phải là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà là các cơ quan khác. Việc tiếp cận nhanh chóng với hiện trường vụ việc xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này. Trong khi đó, hoạt động bảo vệ hiện trường đòi hỏi phải được tiến hành sớm nhất có thể để đạt được hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy, trách nhiệm bảo vệ hiện trường được giao cho nhiều cơ quan khác nhau tùy theo từng trường hợp.
Việc bảo vệ hiện trường đòi hỏi Công an cấp cơ sở (Công an xã, phường, thị trấn) phải có mặt ngay tại địa điểm xảy ra vụ, việc, chỉ đạo và cùng với các lực lượng có trách nhiệm khác tiến hành bảo vệ kịp thời, không để cho người không có trách nhiệm vào phạm vi hiện trường, đề phòng súc vật hoặc mưa, gió làm thay đổi, xáo trộn tình trạng ban đầu của hiện trường. Trong bảo vệ hiện trường, cần thực hiện ngay các biện pháp để ngăn chặn thiệt hại đang diễn ra như cấp cứu người bị nạn, bị hại hoặc giải toả ách tắc giao thông, chữa cháy nhưng phải hạn chế tới mức thấp nhất sự xáo trộn hiện trường.
Ngoài ra, hoạt động bảo vệ hiện trường còn được quy định trong các văn bản hướng dẫn xử lí, giải quyết một số loại vụ việc cụ thể. Chẳng hạn, theo Thông tư 63/2020/TT-BCA Quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông, hoạt động bảo vệ hiện trường được quy định là một trong những hoạt động giải quyết ban đầu khi cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông hoặc được phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông24.
Xác định, thu giữ, bảo quản các dấu vết
Trong quá trình khám nghiệm, nhằm xác định, thu thập một cách có hiệu quả các dấu vết để lại trên hiện trường, các chủ thể tiến hành khám nghiệm phải thực hiện một loạt các biện pháp khác nhau. Theo khoản 3 Điều 201 BLTTHS năm 2015, “khi KNHT phải tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình; xem xét tại chỗ và thu lượm dấu vết của tội phạm, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản”. Có thể thấy, các hoạt động được đề cập ở khoản 3 Điều 201 BLTTHS năm 2015 đều là những hoạt động đòi hỏi tính chuyên môn cao, yêu cầu người thực hiện phải có kiến thức, kỹ năng nhất định.
24
Điều 7, Thông tư 63/2020/TT-BCA hướng dẫn cụ thể hoạt động bảo vệ hiện trường đối với các vụ tai nạn giao thông của lực lượng Cảnh sát giao thông
Pháp luật cũng có những văn bản cụ thể hướng dẫn hoạt động KNHT đối với một số loại tội phạm cụ thể, điển hình. Chẳng hạn, Thông tư 63/2020/TT-BCA hướng dẫn cụ thể hoạt động bảo vệ hiện trường đối với các vụ tai nạn giao thông của lực lượng Cảnh sát giao thông25
. Theo đó, khoản 4 Điều 9 Thông tư này quy định: “Việc KNHT cụ thể như sau:
a) Quan sát toàn bộ khu vực xảy ra vụ tai nạn giao thông để xác định vị trí nạn nhân, tang vật, phương tiện, dấu vết liên quan đến vụ tai nạn giao thông ở hiện trường;
b) Căn cứ chiều hướng khám nghiệm, điểm làm mốc ở hiện trường để đánh dấu theo số tự nhiên thứ tự vị trí của tất cả các nạn nhân, tang vật, phương tiện và dấu vết có liên quan đến vụ tai nạn giao thông;
c) Chụp ảnh hiện trường bao gồm: Ảnh hiện trường chung, hiện trường từng phần, quay camera (nếu có); chụp ảnh nạn nhân, tang vật, phương tiện, dấu vết có liên quan và phải đặt thước tỷ lệ. Việc chụp ảnh hiện trường phải được lập thành Bản ảnh hiện trường, sắp xếp ảnh theo thứ tự, có chú thích ảnh;
d) Đo và vẽ sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông: Sử dụng thống nhất ký hiệu và đơn vị đo; thể hiện đầy đủ tổ chức giao thông (hệ thống biển báo, vạch kẻ đường, vòng xuyến, đèn tín hiệu và các hệ thống báo hiệu khác có liên quan) nơi xảy