Các biện pháp nâng cao hiệu quả tiến hành các hoạt động cụ thể của khám nghiệm hiện trƣờng

Một phần của tài liệu Khám nghiệm hiện trường theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 58)

c) Nếu có phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chuyên dụng của Cảnh sát giao thông được trang bị hệ thống còi, đèn ưu tiên, đèn chiếu sáng thì cho phương tiện dừng sát lề đường bên phải phía trước khu vực

2.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả tiến hành các hoạt động cụ thể của khám nghiệm hiện trƣờng

khám nghiệm hiện trƣờng

2.3.1. Biện pháp hoàn thiện pháp luật về các hoạt động cụ thể của khám nghiệm hiện trường

Như đã trình bày, việc bảo vệ hiện trường vụ án là rất cấp thiết, quan trọng và không thể thiếu nhằm bảo đảm tính hiệu quả của hoạt động KNHT nói riêng và hoạt động điều tra vụ án hình sự nói chung. Tuy được hướng dẫn trong nhiều văn bản dưới luật nhưng hiện nay hoạt động bảo vệ hiện trường vẫn chưa được điều chỉnh bởi BLTTHS. Điều 201 BLTTHS năm 2015 quy định về KNHT không hề đề cập đến hoạt động bảo vệ hiện trường. Do đó, bảo vệ hiện trường không phải một hoạt động TTHS.

Tuy nhiên, như đã phân tích, trong mọi trường hợp KNHT, không thể không coi trọng hoạt động bảo vệ hiện trường. Theo các văn bản hướng dẫn, sau khi tiếp nhận nguồn tin báo, tố giác về tội phạm thì các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng tiến hành các biện pháp cấp bách tiếp theo, trong đó có bảo vệ hiện trường vụ án nhằm phục vụ hoạt động khám nghiệm và điều tra sau này. Rõ ràng các hoạt động tiếp nhận tin báo – bảo vệ hiện trường – KNHT có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Trong đó, hoạt động tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm và KNHT đều là các hoạt động tố tụng, được quy định cụ thể trong BLTTHS. Do đó, tác giả nhận thấy cần thiết ghi nhận hoạt động bảo vệ hiện trường là hoạt động TTHS nhằm tạo cơ sở pháp lí rõ ràng cho các chủ thể có thẩm quyền khi tiến hành hoạt động này. Việc ghi nhận hoạt động bảo vệ hiện trường như một hoạt động TTHS cũng có ý nghĩa nhất định trong việc nâng cao trách nhiệm của những chủ thể tiến hành, từ đó bảo đảm tốt hơn hiệu quả thực hiện trên thực tế.

34

Trần Minh Châu, Thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KNHT trong các vụ án hình sự tại

huyện Bình Xuyên, http://vksnd.vinhphuc.gov.vn/nghiencuu-traodoi/Pages/trao-doi-nghiep-vu.aspx?ItemID=

Một phần của tài liệu Khám nghiệm hiện trường theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)