Các biện pháp đối với chủ thể khám nghiệm hiện trƣờng

Một phần của tài liệu Khám nghiệm hiện trường theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 40)

1.3.1. Biện pháp hoàn thiện và hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với chủ thể khám nghiệm hiện trường

So với Điều 150 BLTTHS năm 2003, Điều 201 BLTTHS năm 2015 đã quy định một cách cụ thể hơn về hoạt động KNHT, tạo cơ sở pháp lí vững chắc để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện hoạt động này trên thực tế. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế trong quy định của pháp luật liên quan đến chủ thể của hoạt động KNHT cần hoàn thiện hơn:

- Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra:

20

Thứ nhất, như đã trình bày, có sự mâu thuẫn trong quy định của BLTTHS năm 2015 và Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 về thẩm quyền KNHT của một số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Theo Điều 39 BLTTHS năm 2015, chỉ trong trường hợp tiến hành TTHS đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lí lịch người phạm tội rõ ràng, những người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, Kiểm ngư có quyền trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc KNHT. Còn trong trường hợp tiến hành tố tụng đối vói tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì những chủ thể nói trên không có quyền tổ chức hoạt động KNHT (Khoản 3 Điều 39 BLTTHS năm 2015). Quy định này không thống nhất với Luật Tổ chức CQĐ Thình sự khi Luật này cho phép người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ quan đã nêu có thẩm quyền tiến hành KNHT đối với mọi loại tội phạm trong phạm vi thẩm quyền khởi tố của mình (Điều 32, 34, 35, 36 Luật Tổ chức CQĐT hình sự 2015). Quy định tại Điều 39 BLTTHS năm 2015 không chỉ không thống nhất với Luật Tổ chức CQĐT hình sự 2015 mà còn không thống nhất với Điều 164 BLTTHS năm 2015 về Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm Ngư như đã phân tích trong Mục 1.2.

Theo quan điểm của tác giả, việc cho phép các cơ quan đã nêu có thẩm quyền KNHT ngay cả khi vụ án là đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng nhưng phức tạp là cần thiết, bởi đây là một trong những biện pháp điều tra được tiến hành trước khi khởi tố vụ án, đòi hỏi phải được tiến hành nhanh chóng, kịp thời do tính chất của hiện trường là dễ bị thay đổi.

Do đó, tác giả kiến nghị sửa khoản 3 Điều 39 BLTTHS năm 2015 theo hướng thống nhất với quy định của Luật Tổ chức CQĐT hình sự cũng như Điều 164 BLTTHS năm 2015. Cụ thể, sửa đổi khoản 3 Điều 39 BLTTHS năm 2015 như sau:

“3. Khi tiến hành TTHS đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp, những người được quy định tại các điểm a, b, c d và đ khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn: […]

Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc KNHT; …”

Thứ hai, tuy Điều 39, 40 và Điều 164 BLTTHS năm 2015 quy định thẩm quyền tổ chức và chỉ đạo KNHT cho các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một

số hoạt động điều tra nhưng Điều 201 BLTTHS năm 2015 chỉ điều chỉnh hoạt động KNHT của Điều tra viên thuộc CQĐT. Trong các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không có chức danh Điều tra viên nên không thể áp dụng Điều 201 để tiến hành hoạt động KNHT.

Trong khi đó, tác giả nhận thấy việc đảm bảo thẩm quyền KNHT của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là cần thiết bởi như đã trình bày, đây là một biện pháp điều tra ban đầu quan trọng, đòi hỏi phải được tiến hành một cách nhanh chóng, kịp thời, không chậm trễ. Việc không tiến hành ngay biện pháp KNHT có thể dẫn đến việc làm mất dấu vết những thông tin, tình tiết quan trọng của vụ án. Do đó, cần bổ sung quy định cụ thể hướng dẫn hoạt động KNHT của các chủ thể thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, từ đó nhằm thống nhất hơn các quy định của pháp luật cũng như để thẩm quyền KNHT của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thể thực hiện dễ dàng hơn trên thực tế.

Cụ thể, kiến nghị sửa đổi khoản 1 Điều 201 BLTTHS năm 2015 như sau: ““1. Điều tra viên, cấp trưởng, cấp phó của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiếp hành một số hoạt động điều tra chủ trì tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm và phối hợp với lực lượng kỹ thuật hình sự cùng cấp để phát hiện dấu vết của tội phạm, thu giữ vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử khác liên quan và làm sáng tỏ những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án”.

- Người có chuyên môn:

Sự tham gia của người có chuyên môn vào hoạt động KNHT là rất quan trọng, cần thiết và phổ biến trên thực tế. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về vấn đề này còn khá chung chung và thiếu sót nhiều nội dung cụ thể như đã phân tích. Cùng với đó, việc chưa xác định rõ vị trí pháp lí, quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ chuyên trách về kỹ thuật hình sự cũng có ảnh hưởng rất lớn thái độ của các chủ thể này, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động KNHT.

Do đó, tác giả nhận thấy cần thiết phải xác định địa vị pháp lí của lực lượng kỹ thuật hình sự trong BLTTHS. Việc ghi nhận tư cách tố tụng cũng như vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kỹ thuật hình sự là cơ sở pháp lí, đồng thời đề cao trách nhiệm của chủ thể này trong hoạt động điều tra vụ án hình sự. Quan điểm nên công nhận tư cách tố tụng của kỹ thuật viên hình sự cũng đạt được nhiều sự đồng tình của những người tham gia cuộc khảo sát do tác giả tiến hành. Theo đó, 84.9% số người được khảo sát cho rằng nên công nhận tư cách tố tụng của

cán bộ kỹ thuật hình sự21. Bên cạnh đó, pháp luật cũng cần có quy định điều chỉnh cụ thể hơn về chủ thể là người có chuyên môn khi tham gia vào hoạt động KNHT. Những vấn đề này khó có thể được quy định cụ thể trong BLTTHS nên cần thiết có văn bản hướng dẫn riêng.

Vì những lý do trên, tác giả kiến nghị cần có văn bản hướng dẫn thi hành quy định chi tiết, cụ thể về việc xác định thế nào người có chuyên môn, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, vai trò, các hoạt động cụ thể, quyền hạn và trách nhiệm của người có chuyên môn trong hoạt động KNHT.

1.3.2. Các biện pháp khác liên quan đến các chủ thể khám nghiệm hiện trường

Bên cạnh việc hoàn thiện các quy định của pháp luật, nhằm hướng tới việc bảo đảm hơn nữa hiệu quả của hoạt động KNHT, không thể bỏ qua các biện pháp hướng tới phát triển đội ngũ các lực lượng liên quan, đồng thời nâng cao nhận thức, năng lực, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong hoạt động KNHT vụ án hình sự. Hiện nay, hệ thống tổ chức, số lượng các cán bộ làm công tác KNHT vẫn còn chưa đầy đủ, thiếu số lượng và trình độ chuyên môn còn hạn chế, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả KNHT. Chính vì vậy, cần phải kiện toàn tổ chức, bổ sung, đào tạo kịp thời nhằm tăng cường đội ngũ cán bộ cho lực lượng KNHT là hết sức cần thiết. Để công tác KNHT đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng cán bộ làm công tác KNHT. Bên cạnh đó, kết quả của công tác KNHT cũng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, khả năng tư duy của cán bộ điều tra, cán bộ khám nghiệm. Điều này khiến cho việc nâng cao năng lực của các cán bộ điều tra và cán bộ kỹ thuật hình sự là hết sức cần thiết.

Do đó, để làm tốt công tác KNHT, cần phối hợp cả việc đào tạo cán bộ mới với nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ hiện đang công tác. Một số biện pháp có thể kể đến như:

- Có kế hoạch thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn về công tác KNHT cho đội ngũ kỹ thuật viên hiện đang công tác. Điều này là thực sự cần thiết do sự phát triển ngày càng nhanh của công nghệ và thủ đoạn phạm tội cũng ngày càng tinh vi hơn. Trong khi lực lượng kỹ thuật viên hình sự hiện nay ở các cấp quận, huyện, thị còn yếu, việc nâng cao nghiệp vụ là cần thiết.

- Cần tiến hành kiểm tra chuyên môn để từ đó có phương hướng bồi dưỡng và hướng dẫn cho lực lượng làm công tác KNHT. Bên cạnh đó, lực lượng này cần thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm, thảo luận về KNHT các vụ điển hình. Việc trao đổi ý

21

kiến với lực lượng trực tiếp tham gia khám nghiệm sẽ là những kinh nghiệm tốt cho tất cả các kỹ thuật viên bởi hiện trường là không giống nhau đối với từng vụ việc.

- Những cán bộ bị điều chuyển làm những công việc không đúng chuyên môn cần được chuyển về đúng vị trí công tác của họ, bảo đảm những người làm công tác kỹ thuật hình sự thực sự là những chuyên gia sâu, được đào tạo bài bản về lĩnh vực này.

- Điều tra viên cần không ngừng chủ động tự mình hoàn thiện nâng cao trình độ chuyên môn kỹ năng thực hành khám nghiệm, từ đó tự tin, chủ động để có thể làm tốt công việc của mình trong chủ trì KNHT. Các Điều tra viên cần có kỹ thuật sâu rộng về chiến thuật điều tra và kỹ thuật hình sự trong quá trình KNHT, phân công, tổ chức các lực lượng tiến hành, tham gia khám nghiệm một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện của hiện trường và nội dung của sự việc xảy ra, là trung tâm tạo mối quan hệ giữa các lực lượng trong quá trình KNHT.

- Kiểm sát viên cần nhận thức đúng và đầy đủ về địa vị pháp lý cũng như nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của mình trước, trong và sau khi KNHT, nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc kiểm sát việc KNHT trong quá trình thực hiện quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự. Do đó, đội ngũ Kiểm sát viên cần nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi kiến thức, khiêm tốn, cầu thị luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, tâm huyết nghề và có đạo đức nghề nghiệp cao để thực hiện tốt công tác kiểm sát KNHT.

- Nhằm chủ động và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà chuyên môn trong hoạt động khám nghiệm hiện trường, Cơ quan điều tra nên chủ động rà soát lên danh sách những người có đủ điều kiện là nhà chuyên môn đối với các loại hiện trường mang tính phổ biến, thường xảy ra và liên hệ trước với những chủ thể này về việc nhận lời cộng tác với Cơ quan điều tra. Khi loại hiện trường đã được dự kiến xuất hiện Cơ quan điều tra có thể nhanh chóng liên hệ, đáp ứng được tính cấp bách trong công tác điều tra hình sự.

- Đồng thời, cần nâng cao hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan, chủ thể có liên quan trong KNHT. Ba chủ thể chính trong hoạt động KNHT là VKS, CQĐT và lực lượng kỹ thuật hình sự cần có sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ, thống nhất với nhau để hoạt động khám nghiệm đạt được kết quả cao. Lãnh đạo các đơn vị cần có những biện pháp quán triệt, chỉ đạo phù hợp để tăng cường sự trao đổi, phối hợp giữa những chủ thể có thẩm quyền trong quá trình KNHT.

Kết luận Chƣơng 1

KNHT là hoạt động điều tra quan trọng được quy định trong BLTTHS. Mục đích của việc KNHT là nhằm phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản và đánh giá dấu vết, vật chứng tại hiện trường, từ đó giúp CQĐT thu thập, củng cố các chứng cứ và đưa ra các nhận định, đánh giá về tính chất, mức độ, phương thức thủ đoạn hoạt động, công cụ, phương tiện gây án cũng như động cơ, mục đích của tội phạm. Do đó, để đảm bảo tính hợp pháp từ đó bảo đảm giá trị chứng minh của những đồ vật, tài liệu, thông tin, dấu vết thu thập được, hoạt động KNHT cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, tỉ mỉ, đúng quy định của pháp luật TTHS.

Quá trình KNHT đòi hỏi sự tham gia và phối hợp của nhiều lực lượng như CQĐT, VKS, lực lượng kỹ thuật hình sự, các nhà chuyên môn, những người tham gia tố tụng trong trường hợp cần thiết và những lực lượng khác có liên quan tùy từng tình huống. Mỗi chủ thể tham gia trong hoạt động KNHT đều có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhất định theo quy định pháp luật. BLTTHS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định một cách tương đối chặt chẽ quyền hạn, trách nhiệm của từng chủ thể khi chủ trì và tham gia khám nghiệm cũng như sự phối hợp giữa các bên, nhằm đảm bảo hoạt động khám nghiệm được tiến hành một cách hiệu quả, thu thập chính xác, đầy đủ những dấu vết để lại của tội phạm trên hiện trường, làm cơ sở cho hoạt động giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, các quy định về chủ thể KNHT trong BLTTHS vẫn còn nhiều hạn chế. Một số nội dung có liên quan được quy định một cách chung chung mà chưa được hướng dẫn cụ thể, hay thiếu sự điều chỉnh của pháp luật ở một số khía cạnh nhất định.

Trong Chương I, tác giả đã trình bày khái quát về hoạt động KNHT cũng như phân tích quy định của pháp luật TTHS và thực tế áp dụng pháp luật liên quan đến các chủ thể trong hoạt động KNHT. Thông qua đó, tác giả chỉ ra một số hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật về vấn đề đang nghiên cứu và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật TTHS về chủ thể KNHT.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Khám nghiệm hiện trường theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)