Thực tiễn thực hiện các hoạt động cụ thể của khám nghiệm hiện trƣờng vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Khám nghiệm hiện trường theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 47 - 58)

c) Nếu có phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chuyên dụng của Cảnh sát giao thông được trang bị hệ thống còi, đèn ưu tiên, đèn chiếu sáng thì cho phương tiện dừng sát lề đường bên phải phía trước khu vực

2.2. Thực tiễn thực hiện các hoạt động cụ thể của khám nghiệm hiện trƣờng vụ án hình sự

trƣờng vụ án hình sự

2.2.1. Tình hình tiến hành các hoạt động cụ thể của khám nghiệm hiện trường vụ án hình sự

KNHT luôn là một trong những biện pháp điều tra quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Thời gian qua, hoạt động bảo vệ và KNHT về cơ bản đã được tiến hành một cách nhanh chóng, tuân thủ đúng trình tự, thủ tục pháp lí, hoàn thiện đủ hồ sơ. Trong quá trình KNHT, các lực lượng có liên quan luôn cố gắng

phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau. Các Điều tra viên thể hiện tinh thần, trách nhiệm cao trong chủ trì KNHT, đồng thời tôn trọng và tiếp thu ý kiến của các lực lượng khác cùng tham gia, luôn chủ động trao đổi thông tin giữa các lực lượng, thể hiện vai trò, trách nhiệm cao từ khi bố trí lực lượng, phương tiện đến hiện trường và khi kết thúc công các khám nghiệm, đánh giá, kết luận dựa trên các căn cứ rõ ràng, trên cơ sở khoa học, khách quan và tính liên quan, do đó có giá trị và là cơ sở cho hoạt động điều tra khám phá vụ án. Có thể nói, việc xác định, thu thập, bảo quản, đánh giá dấu vết, nhận định về hiện trường được tiến hành dựa trên cơ sở khoa học, đảm bảo độ tin cậy và có sự chính xác cao, từ đó góp phần không nhỏ vào việc xác định sự thật khách quan, giải quyết vụ án hình sự.

Ví dụ về tình huống cụ thể sau phần nào cho thấy hoạt động KNHT đã được tiến hành một cách rất có hiệu quả, thông qua nghiệp vụ, kỹ năng, kiến thức của mình, các chủ thể có thẩm quyền đã phát hiện, xác định các dấu vết để lại trên hiện trường ngay cả khi những dấu vết đó được che giấu một cách kỹ càng, từ đó góp phần quan trọng vào việc xác định sự thật của vụ án:

Ngày 19/6/2020 Công an xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên tiếp nhận tin báo của ông Đỗ Văn Quang, sinh năm 1972, trú thôn Phú Lương, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên về việc con gái ông Quang là Đỗ Thị Kim Hân, sinh năm 2007, bỏ nhà đi từ ngày 17/6/2020 không rõ đi đâu. Ngày 21/6/2020 Công an huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên phát hiện tử thi Đỗ Thị Kim Hân bị vùi lấp tại khu vực rừng phi lao thuộc thôn Phú Sơn, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An nên nhanh chóng triển khai công tác bảo vệ hiện trường và báo cáo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên để thụ lý theo thẩm quyền.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên đã khẩn trương xuống hiện trường, nhanh chóng tiến hành KNHT, khám nghiệm tử thi, thu nhận các dấu vết. Tuy nhiên, vụ án gặp khó khăn là sau khi gây án, hung thủ đã đào hố cát để chôn nạn nhân nhằm mục đích không để ai phát hiện, làm xóa đi rất nhiều dấu vết. Lực lượng kỹ thuật hình sự và điều tra viên đã tiến hành KNHT một cách cẩn thận, tỉ mỉ, thu thập, kẽ, vẽ, dựng lại hiện trường, qua công tác KNHT đã thu được chiếc găng tay nilon màu trắng, nhận định khả năng là găng tay của đối tượng để lại nên đã kịp thời thu thập, bảo quản và tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để xử lý, qua đó phát hiện và thu được một số dấu vết đường vân, trong đó có một dấu vết đường vân đủ yếu tố giám định truy nguyên, trên mẫu da các đầu ngón tay, móng tay của tử thi Đỗ Thị Kim Hân có hai loại xơ sợi vải. Bằng mọi biện pháp nghiệp vụ, cơ quan có

thẩm quyền đã khoanh vùng đối tượng, tiến hành giám định dấu vân tay của đối tượng nghi vấn với dấu vân tay thu được ở hiện trường, giám định xơ sợi vải thu được với xơ sợi dệt vải áo khoác của đối tượng, kết quả đã xác định chính xác và bắt được hung thủ là Phạm Kim Phê (sinh ngày 02/4/2002, trú xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

Kết quả điều tra cộng với lời khai, khuya 17/6/2020, trên đường đưa chị Hân về nhà, Phê nảy sinh ý định giao cấu với chị Hân nên chở chị Hân vào khu vực rừng phi lao thuộc thôn Phú Sơn, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, sau đó Phê cưỡng ép chị Hân giao cấu nên chị Hân chống cự và bỏ chạy, Phê đuổi theo và đấm chị Hân ngã xuống cát rồi ngồi đè lên người chị Hân và dùng hai tay bóp cổ chị Hân khoảng 10 phút, thấy chị Hân nằm im, không còn phản ứng, Phê đã giao cấu với chị Hân. Sau đó, Phê đeo bao tay nilon đào một số cát cách vị trí chị Hân nằm khoảng hơn 9 mét rồi quay lại kéo chị Hân đến hố cát, cởi bao tay nilon nhét vào miệng chị Hân và lấp cát phủ lên xác chị Hân để không ai phát hiện.

Đến ngày 21/6/2021, Phạm Kim Phê bị bắt giữ. Sau khi xem xét các tình tiết, Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên đã tuyên mức án “tử hình đối với bị cáo Thạch Đen với tội danh giết người và hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

2.2.2. Những hạn chế trong thực tiễn tiến hành các hoạt động cụ thể của khám nghiệm hiện trường và nguyên nhân

Bên cạnh những điểm tích cực đáng ghi nhận, thực tiễn KNHT các vụ án hình sự thời gian qua cũng cho thấy một số điểm hạn chế nhất định xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Theo Công văn số 216/PC01-Đ1 ngày 09/4/2019 của Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên về việc trích thông báo những tồn tại, thiếu sót trong hoạt động điều tra tại Hội nghị rút kinh nghiệm việc chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra, xử lí tội phạm năm 2016-2017 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, trong hoạt động KNHT của Công an các đơn vị, địa phương trong toàn quốc vẫn còn một số tồn tại, thiếu sót cần quán triệt, rút kinh nghiệm chung:

"1. Hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

...

Các biện pháp điều tra theo TTHS như KNHT, xem xét dấu vết trên thân thể, nhận dạng... nhằm thu thập tài liệu chứng cứ liên quan đến tội phạm còn mang tính hình thức, sơ sài, đối phó, bỏ sót dấu vết, chưa tiến hành thu thập đầy đủ tài liệu

chứng cứ để định hướng hoạt động điều tra tiếp theo; vẫn còn tồn tại một số trường hợp không tiến hành xác định, KNHT, chụp ảnh hiện trường, KNHT không có Kiểm sát viên tham gia trong các tố giác, tin báo về tội phạm có hiện trường; không tiến hành truy tìm vật chứng;

...

3. Hoạt động điều tra xử lí tội phạm ...

Hoạt động xác định, KNHT vụ án còn sơ sài, hình thức, không thu giữ đầy đủ dấu vết, vật chứng có liên quan, có trường hợp biện bản không phù hợp bản ảnh hiện trường; không tiến hành truy tìm vật chứng liên quan đến vụ án để làm căn cứ điều tra, chứng minh tội phạm".

Trong nhiều vụ án, do không làm tốt hoạt động bảo vệ hiện trường ban đầu nên dẫn đến hiện trường bị xáo trộn gây khó khăn cho hoạt động khám nghiệm. Việc không bảo đảm hoạt động bảo vệ hiện trường xuất phát từ nhiều lí do khách quan và chủ quan như không nắm bắt thông tin một cách kịp thời nên chậm trễ trong việc tiếp cận hiện trường vụ án, hành vi phạm tội xảy ra vào ban đêm hay tại những địa điểm khó tiếp cận, địa điểm đông dân cư, có nhiều người qua lại làm xáo trộn hiện trường vụ án, hay thiếu trang bị, công cụ bảo vệ hiện trường. Đặc biệt, đối với một số tội phạm điển hình như Cố ý gây thương tích hay Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thì trong nhiều trường hợp, việc tiếp cận hiện trường không đảm bảo tính kịp thời, gây ra nhiều khó khăn cho việc khám nghiệm, thu thập chứng cứ về sau. Chẳng hạn đối với tội Cố ý gây thương tích, trong một số trường hợp, việc KNHT chưa được thực hiện ngay sau khi tiếp nhận tin báo nên không kịp thời thu thập dấu vết, vật chứng nhất là việc thu giữ hung khí khi bị cáo vứt bỏ sau khi gây án dẫn đến khó khăn trong việc xác định điểm khoản truy tố; có một số vụ sau khi hai bên không thể hòa giải thì CQĐT mới tiến hành khám nghiệm hoặc xác định lại hiện trường gây án nên hiện trường không còn nguyên vẹn, khó phát hiện hoặc đã mất dấu vết chứng minh tội phạm27. Hay theo quy định điểm b, khoản 7 và khoản 8 Điều 7 Thông tư số 63/2020/TT- thì vụ việc tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì hoạt động KNHT đều do cán bộ Cảnh sát giao thông tiến hành (thành phần KNHT đều không

27

Bùi Thị Thu Hằng (2021), Chuyên đề “Thực trạng và một số bài học cũng như giải pháp nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động THQCT - KSXX đối với các vụ án Cố ý gây thương tích và Vi phạm quy định về tham gia

giao thông đường bộ”, http://vksnd.vnptweb.vn/vienkiemsat/1254/28358/52776/268670/Hinh-su/CHUYEN-

DE--Thuc-trang-va-mot-so-bai-hoc-cung-nhu-giai-phap-nang-cao-nang-luc--chat-luong-cong-tac-THQCT--- KSXX-doi-voi-cac-vu-an-Co-y-gay-thuong-tich-va-Vi-pham-quy-dinh-ve-tham-gia-giao-thong -duong-bo- .aspx, đăng ngày 14/6/2021, truy cập ngày 1/8/2021.

có kiểm sát viên tham gia khám nghiệm) theo Thông tư và theo thủ tục hành chính năm 2012. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều trường hợp sau thời hạn 07 ngày người bị hại chết hoặc có kết luận giám định bị tổn hại 01 người từ 61% sức khỏe trở lên hoặc 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61 % sức khỏe trở lên hoặc có kết luận định giá tài sản bị thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên thì phải chuyển hồ sơ, tài liệu cho CQĐT có thẩm quyền để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Do đó, các tài liệu điều tra, xác minh ban đầu đều không được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật TTHS

Theo kết quả khảo sát ý kiến của những người tiến hành tố tụng có liên quan trực tiếp đến hoạt động KNHT do tác giả trực tiếp tiến hành thì khó khăn lớn nhất mà những chủ thể này gặp phải trong quá trình khám nghiệm là khó khăn do “hiện trường không được bảo vệ một cách nguyên vẹn” (96.1% người được khảo sát đồng ý đây là khó khăn mà họ thường xuyên gặp phải khi tiến hành điều tra vụ án)28. Theo đó, tùy từng loại vụ án mà Hiện trường bị xáo trộn do bị hại kiểm tra tài sản bị thiệt hại, do cấp cứu nạn nhân hay hiện trường khi lực lượng chức năng tiếp cận thì phần lớn đã bị xáo trộn bởi nhiều nguyên nhân như đưa người bị nạn đi cấp cứu, các phương tiện ra vào hiện trường…29

Ví dụ sau đây về vụ án cố ý gây thương tích xảy ra ngày 14 tháng 10 năm 2017 tại thôn Bình Giang, xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên là một dẫn chứng cho thấy việc tiếp cận và bảo vệ hiện trường vụ án trên thực tế còn nhiều hạn chế, từ đó trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả KNHT, ảnh hưởng đến hoạt động điều tra vụ án:

“Vào lúc 20 giờ 30 ngày 14 tháng 10 năm 2017 của Công an xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên tiếp nhận tin báo của người dân về việc xảy ra 01 vụ đánh nhau gây thương tích tại thôn Bình Giang, xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh. Khi lực lượng Công an xã Đức Bình Đông đến thì việc đánh nhau đã chấm dứt, tổ công tác nghe có người ở nhà ông Trần Kim Long sinh năm 1974 bị thương tích nên

đã nghĩ hiện trường xảy ra ở đó và đã lập biên bản hiện trường tại nhà ông Trần Kim Long, ghi nhận người bị thương tích là ông Trần Quốc Bổn, sinh năm 1976, (nhà ở đối diện nhà ông Long) và ông Trần Mạnh, sinh năm 1975 (anh của ông Bổn) có vết thương trên đầu chảy máu, đã được đưa đi cấp cứu; ông Trần Kim Tứ, sinh năm 1979 (em của ông Long) bị thương ở đầu, tổ công tác đã yêu cầu ông Tứ đi bệnh viện; đồng

28

Xem Phụ lục. 29

thời thu giữ một số công cụ trong khu vực nhà ông Trần Kim Long: 01 miếng gỗ dẹp kích thước (85,7x11,3x1)cm; 01 đoạn cây gỗ khô dài 118,8cm có đường kính đầu lớn là 5,25cm, đường kính đầu nhỏ nhất là 4,1cm; 01 cái rựa dài 67,1cm, phần lưỡi rựa bằng kim loại màu đen dài 26,8cm và thu giữ ở bờ đường cạnh cửa nhà ông Trần Kim Long 01 cây gỗ hình trụ chữ nhật, kích thước (102,9x4,5x3)cm.

Sau khi cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sông Hinh đến thì xác định hiện trường xảy ra tại nhà ông Trần Quốc Bổn chứ không phải nhà ông Trần Kim Long và đã tiến hành khám nghiệm, chụp ảnh, đo đạc, vẽ sơ đồ, lập biên bản KNHT, thu giữ các dấu vết.

Theo biên bản KNHT do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sông Hinh lập vào lúc 21 giờ 00 ngày 14 tháng 10 năm 2021 tại nhà ông Trần Quốc Bổn thuộc thôn Bình Giang, xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh: Tiến hành KNHT vụ cố ý gây thương tích trong điều kiện ngoài trời, dùng ánh sáng điện, ánh sáng đèn pin, tình trạng hiện trường đã bị xáo trộn do quá trình cấp cứu nạn nhân. Biên bản hiện trường mô tả cách trụ cổng phía Đông nhà ông Trần Quốc Bổn 4,5m về phía Đông-Bắc cách mép đường phía Nam 1,6m về phía Bắc trên mặt đường bê tông có diện chất màu nâu thành dạng nhỉ giọt nằm trong diện (4x5) cm; từ ngoài cổng vào đến mái hiên nhà ông Trần Quốc Bổn có nhiều chất màu nâu thẫm đạng nhỏ giọt, chiều hướng tia từ Bắc sang Nam. Dấu vết thu được: chất màu nâu thẫm trên nền sân phía nhà ông Trần Quốc Bổn. Trong biên bản KNHT không đề cập đến các công cụ mà Công an xã đã nêu trong biên bản hiện trường.

Tuy nhiên, sau này khi CQĐT kiểm tra, đánh giá lại thì xác định những công cụ này có tính liên quan và trên cái rựa có dấu vết màu nâu sẫm nghi là máu người. Ngày 24/9/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sông Hinh đã trưng cầu giám định dấu vết sinh học đối với các công cụ này (sau gần 01 năm kể từ ngày xảy ra vụ án). Theo kết luận giám định (số 270/QĐ-PC09 ngày 22/10/2018) của phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Phú Yên: Cái rựa dài 67,1 cm do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sông Hinh gửi giám định có dính máu người. Vì lượng mẫu vật ít, bị nhiễm bẩn, lẫn với đất, rỉ sét và để thời gian dài nên không xác định được nhóm máu”.

Trong vụ án trên, việc KNHT bị ảnh hưởng ngay từ hoạt động xác định và bảo vệ hiện trường vụ án. Hiện trường vụ án được tiếp cận lần đầu bởi lực lượng Công an xã nhưng những chủ thể này lại xác định hiện trường không chính xác, đồng thời trong quá trình cấp cứu bị hại cũng đã làm xáo trộn hiện trường. Thêm vào đó, điều kiện khám nghiệm vào ban đêm, các hoạt động khám nghiệm cụ thể

không được tiến hành một cách cẩn thận, tỉ mỉ nên đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động điều tra, tìm hiểu vụ án sau này. Qua quá trình KNHT, CQĐT chỉ ghi nhận và thu các dấu vết máu trên sân nhà bị hại mà không chú trọng đến việc thu giữ vật chứng nên không xác định rõ đâu là vật chứng vụ án, cũng như các dấu vết có liên quan như dấu vết máu trên cây rựa mà Công an xã thu giữ, dẫn đến không trưng cầu

Một phần của tài liệu Khám nghiệm hiện trường theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 47 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)