Bản án số 158/2018/HSPT ngày 25//2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu Phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 37 - 42)

phạt Phan Văn Đức 36 tháng tù về tội Trộm cắp tài sản. Thời hạn tù tính từ ngày 01/6/2018.

Áp dụng khoản 1 Điều 323; tiết thứ nhất điểm s khoản 1 Điều 51; điểm g, h khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 xử phạt Đặng Tiến Lợi 22 tháng tù về tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Thời hạn tù tính từ ngày 03/6/2018.

Bản án còn quyết định hình phạt bổ sung (bằng tiền) đối với Đặng Tiến Lợi, về trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo theo quy định pháp luật.

Ngày 06/11/2018, Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh đã kháng nghị phúc thẩm Bản án hình sự sơ thẩm số 16/2018/HSST ngày 08/10/2018 của Tòa án nhân dân huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh về phần áp dụng điều khoản của Bộ luật hình sự theo hướng áp dụng thêm điểm b khoản 2 Điều 173 BLHS năm 2015 (có tính chất chuyên nghiệp) để xét xử bị cáo Nguyễn Tú Anh, Phan Văn Đức và tăng hình phạt đối với 02 bị cáo; áp dụng biện pháp tư pháp, truy thu từ Nguyễn Tú Anh và Phan Văn Đức mỗi bị cáo 6.500.000 đồng, từ bị cáo Đặng Tiến Lợi 8.200.000 đồng là tiền do phạm tội mà có để nộp ngân sách Nhà nước.

Bản án hình sự phúc thẩm số 158/2018/HSPT ngày 25/12/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã chấp nhận toàn bộ kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, sửa bản án sơ thẩm về phần áp dụng điều khoản của Bộ luật hình sự và tăng hình phạt đối với các bị cáo Nguyễn Tú Anh, Phan Văn Đức; áp dụng điểm b khoản 1 Điều 47 BLHS, điểm b khoản 2 Điều 106 BLTTHS truy thu từ Nguyễn Tú Anh và Phan Văn Đức mỗi bị cáo số tiền 6.500.000 đồng, từ bị cáo Đặng Tiến Lợi số tiền 8.200.000 đồng để nộp ngân sách Nhà nước.

Nhận xét, đánh giá:

Trong vụ án này, Nguyễn Tú Anh và Phan Văn Đức đều đang có tiền án (trong đó, bị cáo Nguyễn Tú Anh 02 lần bị Tòa án xử phạt tù về tội Trộm cắp tài sản, phạm tội với tình tiết định khung “tái phạm nguy hiểm”). Từ ngày 22/5/2018 đến 26/5/2018, Nguyễn Tú Anh và Phan Văn Đức cấu kết với nhau liên tiếp thực hiện các vụ trộm cắp tài sản. Trước khi thực hiện hành vi phạm tội, các bị cáo đều chuẩn bị sẵn vam phá khóa, trong thời gian 05 ngày đã thực hiện 07 vụ trộm cắp xe mô tô trên địa bàn 5 huyện, thành phố với tổng giá trị tài sản chiếm đoạt 69.000.000 đồng, thu lợi bất chính 19.500.000 đồng, số tiền này các bị cáo chia nhau sử dụng, phục vụ cho việc chi tiêu cá nhân. Lý lịch bị can Nguyễn Tú Anh, Phan Văn Đức đều xác định nghề nghiệp của hai bị can là lao động tự do. Quá trình điều tra, bị cáo Nguyễn Tú Anh, Phan Văn Đức đều

khai không có nghề nghiệp ổn định, mục đích trộm cắp tài sản là để kiếm tiền sử dụng cho cá nhân hàng ngày. Tại phiên tòa sơ thẩm, Nguyễn Tú Anh khai nghề nghiệp là thợ may, Phan Văn Đức khai làm nghề cơ khí. Mặc dù các bị cáo đều không đưa ra được tài liệu chứng minh nhưng Hội đồng xét xử vẫn chấp nhận xác định Nguyễn Tú Anh có nghề nghiệp thợ may là không có căn cứ. Hành vi của Nguyễn Tú Anh và Phan Văn Đức là phạm tội “có tính chất chuyên nghiệp”. Việc Viện kiểm sát và Tòa án cấp sơ thẩm không áp dụng tình tiết định khung “có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 để truy tố, xét xử đối với các bị cáo là không đúng quy định của pháp luật.

Theo tác giả, tác giả đồng tình với quan điểm kháng nghị của VKS khi cho rằng cần phải áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” đối với bị cáo A và Đ với vai trò là dấu hiệu định khung tăng nặng. Bởi vì, trong thời gian 05 ngày đã thực hiện 07 vụ trộm cắp xe mô tô trên địa bàn 5 huyện, thành phố và lý lịch của A và Đ đều xác định nghề nghiệp của hai bị cáo là lao động tự do. Quá trình điều tra, bị cáo Nguyễn Tú Anh, Phan Văn Đức đều khai không có nghề nghiệp ổn định, mục đích trộm cắp tài sản là để kiếm tiền sử dụng cho cá nhân hàng ngày. Do đó, tác giả cho rằng, dấu hiệu “nguồn sống chính” theo hướng dẫn của Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP cần phải sửa đổi, bổ sung để Tòa án khi áp dụng và quyết định hình phạt cho đúng với tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội. Do đó, nếu giữ nguyên cách hiểu “nguồn sống chính” theo hướng dẫn của Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP thì sẽ không áp dụng được tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp cho bị cáo được. Trường hợp người phạm tội có công việc làm ổn định nhưng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và lấy các khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội vào mục đích tiêu xài cá nhân thì không áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.

Vụ án thứ 6 (phụ lục số 6) và nhận xét đánh giá:

13Do không có tiền tiêu xài và mua ma túy sử dụng nên Lê Hoàng Long đã nhiều lần lấy trộm tài sản của người khác, cụ thể như sau:

Lần thứ nhất: Khoảng 06 giờ, ngày 16/10/2019, sau khi sử dụng ma túy xong, Lê Hoàng Long điều khiển xe đạp kiểu nam, màu trắng (xe của Long) đi đến khu vực xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang để tìm tài sản lấy trộm. Khi đến khu vực ấp 1, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, Long nhìn thấy chiếc xe đạp, kiểu nam, màu xanh, đang dựng bên lề đường nhưng không người trông giữ, thấy

xe đạp này, mới hơn xe đạp của Long đang điều khiển nên Long đi đến lấy trộm chiếc xe đạp màu xanh và bỏ xe đạp màu trắng của Long lại.

Lần thứ hai: Đến khoảng 15 giờ ngày 16/10/2019, Long điều khiển xe đạp màu xanh đến bến đò ngang xã Vĩnh Xương – xã Thường Phước, huyện Hồng Ngư, tỉnh Đồng Tháp thuộc ấp 1, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu. Tại đây, Long nhìn thấy trước cửa phòng khám bệnh của Y sĩ Lắm, có dựng chiếc xe đạp điện màu trắng của ông Văng Văng Sơn nhưng không có người trông giữ, Long liền đi đến lấy trộm xe đạp điện màu trắng của ông Sơn và bỏ chiếc xe đạp màu xanh lại.

Lần thứ ba: Đến khoảng 15 giờ 20 phút, ngày 16/10/2019, Long điều khiển xe đạp điện vừa lấy trộm được, đi đến khu dân cư thuộc ấp 1, xã Vĩnh Xương. Trên đường đi, bình của xe đạp điện bị rớt xuống đất, Long liền bỏ xe đạp điện lại trên đường và nhờ anh Trần Văn Dũng chở Long đi đến nhà của chị Lê Thị Thúy Hằng (là chị họ của Long) cũng thuộc ấp 1, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, để Long xin tiền. Tại đây, Long nhìn thấy một chiếc xe môtô, loại Dream, màu nâu, biển kiểm soát 70L7 – 8633 của ông Trần Văn Tiệp đang dựng trước nhà bà Lư Tuyết Dân, cặp vách nhà của chị Hằng, trên xe có chìa khóa xe, quan sát xung quanh thấy không có ai để ý, Long liền đi đến lấy trộm xe môtô này, rồi điều khiển đến khu vực chợ xã Vĩnh Xương.

Lần thứ tư: Tại khu vực chợ xã Vĩnh Xương, lúc này là khoảng 15 giờ 30 phút ngày 16/10/2019, Long nhìn thấy một giỏ xách bên trong có 01 bình ắc quy và 01 máy oxy (dùng để bán cá sống) của bà Nguyễn Thị Hẹ, đang để bên lề đường nhưng không người trông giữ, Long đi đến lấy trộm giỏ xách để lên xe môtô, rồi điều khiển xe môtô đi tìm nơi bán. Trên đường đi, Long gặp bà Hẹ, Long kêu bán bình ắc quy và máy oxy cho bà Hẹ, bà Hẹ phát hiện bình ắc quy và máy oxy là của bà Hẹ nên Long liền điều khiển xe môtô bỏ chạy đến khu vực ấp 3, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.

Lần thứ năm: Khi đến khu vực ấp 3, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu là khoảng 16 giờ 20 phút ngày 16/10/2019, Long điều khiển xe môtô đi theo đường bờ sông, Long phát hiện xe môtô, loại Dream, màu nâu, biển kiểm soát -60C1-400.91 của anh Phạm Nguyễn Nhất Duy đang dựng trên đường, trên xe có chìa khóa xe nhưng không người trông giữ, Long đi đến lấy trộm xe môtô này và để xe môtô biển kiểm soát 70L7 – 8633 cùng giỏ xách, bên trong có bình ắc quy và máy oxy lại. Khi Long điều khiển xe môtô, biển kiểm soát 60C1– 400.91 đi về hướng xã Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, anh Duy phát hiện và đuổi theo Long. Khi Long đi đến

trước cửa Uỷ ban nhân dân xã Vĩnh Hòa, Long bị té xe ngã xuống đường, rồi bỏ chạy nên anh Duy đi đến lấy xe môtô biển kiểm soát 60C1– 400.91 lại. Sau đó, anh đến Công an xã Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu để trình báo sự việc trên.

Lần thứ sáu: Khoảng 17 giờ ngày 16/10/2019, Long đi bộ về hướng xã Vĩnh Xương. Trên đường đi, Long nhìn thấy xe môtô, loại Wave, màu xanh, biển kiểm soát 67N3-2307 của ông Lê Văn Thu, đang dựng trước sân nhà của ông Trần Văn Bình, trên xe có chìa khóa xe nhưng không người trông giữ, Long liền đi đến lấy trộm xe môtô này, rồi điều khiển xe đi về hướng xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Khi Long điều khiển xe đi được khoảng 500 mét, Long bị Công an xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu phát hiện và giữ Long lại. Tại Công an xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, Long thừa nhận đã lấy trộm các tài sản như đã nêu trên.

Tổng trị giá tài sản: 9.300.000 đồng.

Tại bản án 04/2020/HSPT ngày 18/2/2020 của Tòa án nhân dân TX Tân Châu, An Giang. Căn cứ khoản 1 Điều 173; Điều 38; điểm s khoản 1 Điều 51; điểm g, khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015; Xử phạt: Bị cáo Lê Hoàng Long 02 (hai) năm tù về tội “Trộm cắp tài sản”.

Nhận xét, đánh giá:

Như vậy, mặc dù bị cáo Long thực hiện 06 lần trộm cắp tài sản với tổng giá trị gần 10 triệu đồng và sử dụng số tiền này vào các mục đích tiêu xài cá nhân như: ăn uống, sử dụng ma túy … nhưng Bản án hình sự sơ thẩm số không áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp đối với bị cáo Long. Theo quan điểm tác giả, Bản án hình sự sơ thẩm số 04/2020/HSPT ngày 18/2/2020 không áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp đối với bị cáo là phù hợp theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP vì không chứng minh được bị cáo lấy các lần thực hiện tội phạm làm “nguồn sống chính”. Tuy nhiên, theo tác giả trong trường hợp này rất khó xác định đâu là nguồn sống chính của bị cáo Long. Bởi vì, bị cáo Long không có công việc ổn định, sinh sống bằng việc làm thuê thì bị cáo Long còn dùng các khoản thu được từ việc phạm tội để phục vụ cho nhu cầu cá nhân hàng ngày của mình như ăn uống, sử dụng ma túy, tiêu xài. Như vậy, các khoản thu lợi được từ việc phạm tội cũng là một trong các nguồn thu nhập phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của bị cáo, đây cũng là một trong những nguồn sống đối với bị cáo. Tuy nhiên, trường hợp này để xác định bị cáo sử dụng số tiền phạm tội là nguồn sống “chính” là vấn đề rất khó xác định. Mặc khác, tác giả cho rằng hành vi nhiều lần trộm cắp tài sản của bị cáo là rất nguy hiểm cho xã hội, do đó theo quan đểm cá

nhânkhông thể vì nguyên nhân không xác định được nguồn sống nào là nguồn sống chính của bị cáo theo hướng dẫn của Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP mà không áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là không hợp lý.

Trường hợp “cố ý phạm tội 05 lần trở lên về cùng một tội phạm” trong thực tiễn áp dụng gặp những vướng mắc, chưa có sự thống nhất trong quá trình áp dụng, người phạm tội có nhiều hành vi chiếm đoạt tài sản và những hành vi này đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì cách xác định dấu hiệu “cố ý phạm tội 05 lần trở lên về cùng một tội phạm” được xác định như thế nào khi áp dụng nó với vai trò tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự được hiểu là “người phạm tội có từ 05 lần trở lên phạm cùng một loại tội” mà trong đó mỗi lần phạm tội đều đã có đủ yếu tố cấu thành tội phạm có thể ở bất cứ khoản nào của điều luật chỉ cần cùng một tội danh (thoả mãn cấu thành cơ bản) là được hay bắt buộc từ 05 lần trở lên này, mỗi lần đều phải thuộc khung hình phạt tương ứng mà người phạm tội bị Tòa án áp dụng. Vấn đề này hiện nay vẫn chưa có sự nhận thức và áp dụng chưa thống nhất. Cụ thể vụ án sau đây:

Vụ án thứ 7 (phụ lục số 7) và nhận xét đánh giá: Nội dung vụ án14:

Khoảng 07 giờ 00 ngày 28 tháng 5 năm 2018, Bùi Đức L rủ Nông Văn G đi trộm cắp tài sản thì G đồng ý. Sau đó, L điều khiển xe mô tô DREAM, màu nâu, không có biển kiểm soát chở G đi từ Thôn 5B, xã W, huyện E, tỉnh Đắk Lắk đến khu vực Thôn A1, xã W, huyện E, tỉnh Đắk Lắk thì phát hiện thấy nhà ông Huỳnh Hữu D cửa khóa, không có người trông coi. Lúc này Bùi Đức L nói G đứng ngoài C giới còn Bùi Đức L dùng 01 cây xà beng dài khoảng 30cm (mang theo từ trước) cạy cửa nhà ông D, sau khi mở được cửa thì Bùi Đức L đi vào trong nhà và lấy được 01 tivi hiệu SAMSUNG LCD LA32B450C4, màn hình 32 inch mang ra bên ngoài. Sau đó, L vứt bỏ cây xà beng trước nhà ông D rồi G điều khiển xe môtô chở L đi tìm nơi tiêu thụ tài sản. Khi đi đến Thôn I, xã M, huyện E, tỉnh Đắk Lắk thì Lvà G gặp Nông Văn P, trú tại Thôn I, xã M, huyện E, tỉnh Đắk Lắk, G hỏi P có mua ti vi không, P hỏi G về nguồn gốc ti vi thì G nói ti vi của G và bán với giá1.300.000 đồng thì P đồng ý mua. Số tiền bán ti vi trộm cắp G và đã cùng nhau tiêu xài cán hân hết.

Tại bản kết luận định giá tài sản số: 490/BB-ĐGTS ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng định giá huyện E xác đinh: 01 chiếc tivi hiệu SAMSUNG loại 32 inch có giá trị là 3.200.000 đồng.

Một phần của tài liệu Phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 37 - 42)