Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”

Một phần của tài liệu Phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 47 - 52)

14 Bản án số 1/2018/HS-ST ngày 30/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện EaH’Leo tỉnh Đaklak

2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”

tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”

Tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” được quy định trong BLHS với hai vai trò là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, về việc hướng dẫn cách hiểu, áp dụng tình tiết này vào thực tiễn vẫn còn những điểm chưa được thống nhất. Vấn đề này chỉ được đề cập đến ở mục 5 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/20006 của Toà án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP chỉ dừng lại ở mức độ chung nhất, chưa hướng dẫn cụ thể từng trường hợp. Dẫn đến hệ quả là thực tiễn xét xử áp dụng không thống nhất tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” trong quá trình quyết định hình phạt đối với người phạm tội bên cạnh đó để xác định dấu hiệu

người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả phạm

tội làm nguồn sống chính” trong tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp tại

mục 5.1 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP thì cơ quan tiến hành tố tụng cần xác định chỉ cần xác định nguồn thu lợi bất chính từ hành vi phạm tội phục vụ cho nhu cầu sinh sống của người phạm tội. Bởi vì, có nhiều trường hợp người phạm tội có công việc làm ổn định nhưng vẫn thực hiện nhiều hành vi phạm tội nguy hiểm cho xã hội. Qua xét xử thực tiễn cho thấy rằng hầu hết người phạm tội đều lấy các khoản lợi thu được từ những lần phạm tội để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày cá nhân. Ngoài việc xác định dấu hiệu “người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề

sinh sống và lấy kết quả phạm tội làm nguồn sống chính” trong tình tiết phạm tội có

tính chất chuyên nghiệp thì còn xác định dấu hiệu “cố ý phạm tội từ 05 lần trở lên về cùng một tội phạm” trong tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” hiện nay còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong việc xác định số lần phạm tội đối với trường hợp người phạm tội “cố ý phạm tội từ 05 lần trở lên” và những lần phạm tội này chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì xác định như thế nào là 01 lần phạm tội khi hành vi của người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở cấu thành tội phạm tăng nặng; hoặc trường hợp người phạm tội “cố ý phạm tội từ 05 lần trở lên về cùng một tội phạm” và những lần phạm tội này đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự bằng những bản án hình sự nhưng chưa được xóa án tích thì việc xác định dấu hiệu “cố ý phạm tội từ 05 lần trở lên về cùng một tội phạm” được xác định như thế nào;

Chính vì vậy, việc xác định những vấn đề nêu trên là rất khó khăn đối với cơ quan tiến hành tố tụng. Do đó để hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” và để áp dụng thống nhất pháp luật cần kiến nghị những vấn đề sau:

Một là: TANDTC tiếp tục ban hành văn bản hướng dẫn mới hoặc cùng thống

nhất với các cơ quan tư pháp trung ương ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS năm 2015, sửa đổi năm 2017, trong đó có Điều 52 – các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự liên quan tình tiết phạm tội có tính chất

chuyên nghiệp nhằm thay thế Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP hết hiệu lực theo quy

định của Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp pháp luật năm 2015. Khi xây dựng, ban hành văn bản mới cần đưa nội dung hướng dẫn Có tính chất chuyên

nghiệp quy định tại Khoản 3, Điều 5 về Một số áp dụng tình thiết định khung hình

phạt theo Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 324 BLHS về tội rửa tiền.

Hai là, Trong khi chờ đợi văn bản thay thế tiếp tục kiến nghị bỏ dấu hiệu “người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống” trong Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP. Khi áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp thì không cần chứng minh người phạm tội lấy việc phạm tội làm nghề sinh sống, nghề nghiệp của người phạm tội không ảnh hưởng gì đến việc áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.

Ba là: Cần ban hành văn bản hướng dẫn thay đổi dấu hiệu “người phạm tội

lấy kết quả phạm tội làm nguồn sống chính” trong Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP thành dấu hiệu “người phạm tội lấy khoản thu lợi bất chính do thu được từ việc

phạm tội làm nguồn thu nhập” giống như Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP khi áp

dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”. Điều này có nghĩa là, chỉ cần người phạm tội lấy các khoản thu được từ hành vi phạm tội là một trong các nguồn thu nhập để phục vụ cho nhu cầu sống, sinh hoạt hàng ngày của họ thì có thể áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp đối với họ.

Bốn là: Trường hợp người phạm tội “cố ý phạm tội từ 05 lần trở lên về cùng

một tội phạm” và những hành vi chiếm đoạt tài sản này đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì cách tính số lần phạm tội trong trường hợp này được hiểu là người phạm tội cố ý phạm tội từ 05 lần trở lên về cùng một tội phạm và những hành vi phạm tội này đều thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản của tội danh đó.

Kết luận Chương 2

Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là tình tiết được áp dụng đối với hành vi thực hiện tội phạm cố ý, có tính chuyên nghiệp, thực hiện nhiều lần, xâm phạm cùng một tội phạm và đáp ứng đủ các yếu tố theo quy định của pháp luật. Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có quy định, văn bản pháp lý nào quy định rõ về tình tiết này. Hiện tại, tòa án và các cơ quan chức năng vẫn đang áp dụng quy định tại mục 5.1 Điều 5 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP của tòa án nhân dân tối cao để xác định khung tình tiết tăng nặng này. Trong thực tiễn xét xử áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” có nhiều điều còn chưa thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng nên trong chương này của đề tài tác giả đã nghiên cứu, phân tích đánh giá những quy định hiện hành của BLHS năm 2015 về tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” là “cố ý phạm tội từ 05 lần trở lên về cùng một tội phạm” và “người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả phạm tội làm nguồn sống chính” Từ đó, đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện các dấu hiệu trên để giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có cơ sở pháp lý áp dụng pháp luật chính xác khi điều tra, truy tố và xét xử.

KẾT LUẬN

Trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, nhiệm vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng trở nên nặng nề hơn, đòi hỏi phải tiếp tục củng cố, hoàn thiện pháp luật nói chung và nội hàm những quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xét xử các loại tội phạm. Bởi vì, “Chỉ trên cơ sở của sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn về bản chất và các dấu hiệu của tội phạm nói chung, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử mới có thể áp dụng được Luật hình sự một cách nghiêm minh qua việc xác định đúng tội danh, đánh giá đúng tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội” góp phần nâng cao hiệu quả trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. “Phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” là những tình tiết tăng nặng rất quan trọng trong việc quyết định hình phạt đối với các tội phạm được quy định trong Phần các tội phạm của BLHS năm 2015. Luận văn đã phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” từ đó cũng phân tích thực trạng áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” với một số bất cập, vướng mắc còn tồn tại trên thực tế. Bên cạnh đó cũng nhận thấy tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” không chỉ được quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại Điều 52 BLHS mà còn được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự của rất nhiều các tội danh cụ thể trong BLHS. Tuy nhiên, hiện nay văn bản hướng dẫn áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” rất ít và còn nhiều hạn chế. Do đó, điều này dẫn đến thực tiễn xét xử vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề vướng mắc liên quan đến tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” khi quyết định hình phạt. Để khắc phục một phần những hạn chế khi áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” tác giả đã phân tích đánh giá những quy định hiện hành của BLHS năm 2015 trong quá trình xét xử gặp những khó khăn, vướng mắc gì trong quá trình áp dụng. Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện. Trong quá trình nghiên cứu, tuy đã có nhiều cố gắng dưới sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn, nhưng do bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học, bản thân còn nhiều hạn chế về trình độ kiến thức, khả năng diễn đạt, thời gian nghiên cứu

không dài, kinh nghiệm thực tiễn có hạn nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong được sự góp ý chân thành của các Quý thầy, cô, các bạn học viên, các đồng nghiệp và của tất cả những ai quan tâm đến đề tài này để luận văn được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 47 - 52)