Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 36 - 38)

thọ

Thứ nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của BMBH phải trong mối quan hệ hài hòa với lợi ích của bên bảo hiểm và lợi ích xã hội. Quyền và lợi ích của BMBH bị giới hạn bởi lợi ích chung của xã hội, bởi quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác trong mối quan hệ hợp đồng bảo hiểm. Do đó khi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của BMBH thì phải xem xét chúng trong mối quan hệ với lợi ích

34

Phan Nguyễn Triều Nhân (2009), Một số vấn đề pháp lí về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật TP.HCM, trang 33.

chung của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan, phải đặt chúng trong tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật, tránh chồng chéo, mâu thuẫn. Ví dụ như Luật KDBH không bảo vệ quyền lợi của BMBH trong các trường hợp trục lợi bảo hiểm, hay quy định DNBH phải đăng ký hợp đồng mẫu đối với một số sản phẩm bảo hiểm để Bộ Tài chính phê duyệt nhằm bảo vệ quyền lợi của BMBH là đối tượng không có kiến thức chuyên sâu đối với hợp đồng bảo hiểm.

Thứ hai, phải đảm bảo yếu tố bình đẳng giữa các bên tham gia bảo hiểm.

Trong cùng một tình huống hay những tình huống tương tự thì quyền và lợi ích của BMBH trong những hợp đồng khác nhau phải được giải quyết như nhau một cách bình đẳng và công bằng, không được có sự phân biệt giữa hợp đồng đóng phí lớn, hợp đồng đóng phí nhỏ hoặc giải quyết quyền lợi bảo hiểm theo cảm tính, không theo quy trình quy định trước. Tất cả khách hàng phải được đảm bảo quyền, được hưởng những lợi ích chính đáng như nhau một cách nhất quán.

Thứ ba, phải đảm bảo yếu tố tuân thủ pháp luật. Khi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của BMBH, vấn đề tuân thủ các quy định của pháp luật phải được đặt lên hàng đầu. Nói cách khác việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của BMBH phải được đặt trong khuôn khổ pháp luật, dựa trên quy định của pháp luật, không vì bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của BMBH mà vi phạm quy định của pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của DNBH, cũng như các chủ thể liên quan và ngược lại.

Thứ tư, phải đảm bảo tính kịp thời trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của BMBH. Khi quyền lợi của khách hàng không được đảm bảo, bị xâm phạm, có thể

gây ra thiệt hại thì việc bảo vệ quyền lợi của họ phải được tiến hành nhanh chóng, kịp thời và toàn bộ. Như thế, khách hàng luôn cảm thấy an tâm khi tham gia BHNT, cảm thấy quyền lợi của mình được doanh nghiệp tôn trọng và được Nhà nước bảo vệ.

Thứ năm, phải đảm bảo tính trung thực, khách quan. Các bên khi bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình phải đảm bảo nguyên tắc trung thực, khách quan, không được lừa dối nhau. BMBH có trách nhiệm khai báo trung thực, khách quan các thông tin liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của mình, DNBH cũng phải khách quan, thực hiện theo hợp đồng, không được quảng cáo, giới thiệu sai sự thật về bản thân cũng như sản phẩm bảo hiểm được quảng cáo.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 36 - 38)