nhân thọ và kiến nghị hoàn thiện
Thời gian thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường khá dài và trên thực tế vì nhiều lý do khác nhau đã phát sinh trường hợp phải thay đổi chủ thể của hợp đồng, tuy nhiên, việc thiếu những quy định cụ thể, hợp lý cho các vấn đề phát sinh từ việc thay đổi chủ thể đã dẫn đến những xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các bên cũng như gây bất lợi cho bên mua bảo hiểm, là bên yếu thế trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
2.2.1. Thay đổi bên mua bảo hiểm
Pháp luật bảo hiểm ghi nhận quyền thay đổi chủ thể của BMBH qua quy định về chuyển nhượng hợp đồng tại Điều 26 Luật KDBH như sau:
“1. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế.”
Bản chất của việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là việc một chủ thể khác sẽ thay thế vị trí pháp lý (kế thừa quyền và nghĩa vụ) của BMBH trong hợp đồng, theo đó, người nhận chuyển nhượng sẽ trở thành bên mua bảo hiểm mới để tiếp tục duy trì hợp đồng và hưởng các quyền lợi khác theo hợp đồng. BMBH chỉ có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm với điều kiện DNBH có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó. Ngoài quy định trên, Luật KDBH hiện hành không có quy định nào khác về điều kiện chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm. Điều này đã bộc lộ nhiều điểm chưa hợp lý, cụ thể:
Một là, về mặt lý luận, việc thay đổi bên mua bảo hiểm phải đảm bảo nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của hợp đồng bảo hiểm. Khi nhận chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng sẽ trở thành chủ thể của hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ, do đó phải đáp ứng điều kiện về chủ thể khi giao kết và thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, pháp luật lại chưa đề cập đến điều kiện của bên nhận chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm. Như đã phân tích tại Chương 1, BMBH phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự, phải tồn tại trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng thời hạn và hình thức đã thỏa thuận trong hợp đồng và có quyền lợi được bảo hiểm. Tuy nhiên đối với bên nhận chuyển nhượng HĐBHNT, trong trường hợp người này không có quyền lợi được bảo hiểm nhưng họ là người thân của người được bảo hiểm (cô, dì, chú, bác, ông, bà...), có đủ điều kiện kinh tế để tiếp tục thực hiện hợp đồng thì DNBH cần phải xem xét chấp thuận việc chuyển nhượng vì xét cho cùng mục đích quan trọng mà các bên tham gia hợp đồng hướng đến là hợp đồng được thực hiện xuyên suốt, DNBH thu được đầy đủ phí bảo hiểm và BMBH đạt được mục tiêu tích lũy tài chính cho tương lai bên cạnh việc chia sẻ rủi ro. Luật Bảo hiểm của Philippines cũng chấp nhận quan điểm này khi quy định hợp đồng bảo hiểm về tính mạng hoặc sức khỏe có thể được chuyển nhượng, di chúc hoặc kế thừa cho bất kỳ người nào, cho dù người đó có quyền lợi được bảo hiểm hay không43. Vì những lý do trên cũng như để có cơ sở xác định trách nhiệm của DNBH, thiết nghĩ, Điều 26 Luật KDBH nên bổ sung quy định về điều kiện để bên nhận chuyển nhượng trở thành BMBH và trách nhiệm của DNBH đối với quyết định chấp thuận việc chuyển nhượng nhằm tránh những tranh chấp có thể xảy ra sau khi hợp đồng được chuyển nhượng, vì trên thực tế các DNBH đều thỏa thuận với BMBH về việc không chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng chuyển nhượng44, từ đó dẫn đến tình huống DNBH chấp thuận việc chuyển nhượng nhằm thu phí bảo hiểm, đến khi sự kiện bảo hiểm xảy ra lại từ chối chi trả bảo hiểm mà chỉ hoàn lại phí bảo hiểm vì hợp đồng bảo hiểm không có hiệu lực do chủ thể ký kết không đủ tư cách pháp lý45.
43
Mục 184 Phần 5 Chương 1 Luật Bảo hiểm Philippines.
44
Điều 3.3 Quy tắc và điều khoản của sản phẩm bảo hiểm bổ trợ bảo hiểm tử kỳ với thời gian nộp phí bảo hiểm được rút ngắn của Công ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ Prudential được phê chuẩn theo Công văn số 12427 TC/BH ngày 29/10/2004 và sửa đổi, bổ sung theo Công văn 5016/BTC- QLBH ngày 19/04/2011, Công văn 17554/BTC-QLBH ngày 18/12/2013 và Công văn số 11473/BTC-QLBH ngày 20/08/2015 của Bộ Tài Chính:
“...Prudential không chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của việc chuyển nhượng giữa Bên mua bảo hiểm và người được chuyển nhượng.”
45
Hai là, quy định này nhằm bảo vệ người mua bảo hiểm trước khả năng không thể tiếp tục đóng phí bảo hiểm khi gặp phải những vấn đề rủi ro, khó khăn làm họ không còn đủ khả năng tài chính, bảo vệ họ trước nguy cơ vi phạm nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm, tránh mất phần phí đã đóng, do vậy việc trao quyền cho công ty bảo hiểm cũng chưa hợp lý. Quy định này có thể dẫn tới trường hợp, DNBH không đồng ý việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm dù người nhận chuyển nhượng đáp ứng đủ điều kiện trở thành chủ thể của hợp đồng. Lúc này, người mua một mặt không đủ khả năng tiếp tục đóng phí, mặt khác không thể chuyển nhượng cho một người khác, gây ảnh hưởng đến lợi ích của các bên. Sau cùng, BMBH phải tiếp tục thực hiện hợp đồng nếu muốn nhận được đầy đủ số tiền bảo hiểm đã đóng, trường hợp BMBH không thể duy trì hợp đồng thì chỉ có thể nhận lại giá trị hoàn lại sau khi đã trừ đi các chi phí và thường nhỏ hơn tổng số phí bảo hiểm đã đóng, trong 02 (hai) năm đầu giá trị này bằng 0 (không)46
. Kết quả này sẽ làm mất đi ý nghĩa của BHNT là tích lũy, tiết kiệm đầu tư cho tương lai. Như vậy, cần có quy định cụ thể - nếu trường hợp người nhận chuyển nhượng đáp ứng đầy đủ điều kiện về chủ thể thì DNBH phải chấp thuận việc chuyển nhượng của BMBH. Nếu DNBH có căn cứ cho rằng bên nhận chuyển nhượng không đủ điều kiện, tư cách để nhận chuyển nhượng thì mới có thể từ chối việc chuyển nhượng.
Ba là, trong trường hợp BMBH không mua bảo hiểm cho chính mình thì việc chuyển nhượng hợp đồng không làm thay đổi người được bảo hiểm và tính mạng, sức khỏe của họ chính là đối tượng được bảo hiểm của hợp đồng nhưng Điều 26 Luật KDBH chỉ bắt buộc phải có sự chấp thuận của DNBH, điều này là chưa thật sự đúng đắn. Hơn nữa, để hạn chế hành vi trục lợi bảo hiểm, ý chí chấp thuận của người được bảo hiểm nhất thiết phải được quy định là một trong những điều kiện bắt buộc để thỏa thuận chuyển nhượng có hiệu lực.
Ngoài các vấn đề nêu trên, một loạt các vấn đề đặc thù khác nảy sinh cần được pháp luật quy định riêng và cụ thể hơn, chẳng hạn như: DNBH có trách nhiệm như thế nào trong việc chấp nhận chuyển nhượng của BMBH? Trường hợp sau khi BMBH đã chuyển nhượng hợp đồng cho người khác thì DNBH phát hiện tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, BMBH đã kê khai không trung thực thông tin theo yêu cầu bảo hiểm mà theo Điều 19 Luật KDBH và điều khoản hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, đồng thời
46
thu phí đến thời điểm hợp đồng bị đình chỉ. Lúc này quyền lợi chính đáng của người nhận chuyển nhượng với tư cách là người “ngay tình” có được bảo vệ hay không và phải giải quyết vấn đề này như thế nào? BMBH còn trách nhiệm gì đối với hợp đồng bảo hiểm sau khi hợp đồng bảo hiểm đã được chuyển nhượng không?... Rõ ràng, đây là những nội dung quan trọng nhưng Luật KDBH còn bỏ ngỏ, do vậy khi có tranh chấp phát sinh không có cơ sở pháp lý để giải quyết.
Kiến nghị:
Sửa đổi, bổ sung Điều 26 Luật KDBH như sau:
“1. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm cho người khác, nếu người đó có đủ điều kiện trở thành bên mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật trừ trường hợp người nhận chuyển nhượng không có quyền lợi được bảo hiểm nhưng là người thân thích của người được bảo hiểm. Nếu bên mua bảo hiểm không đồng thời là người được bảo hiểm thì việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm phải được sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm; trong trường hợp người được bảo hiểm không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ theo quy định của pháp luật.
2. Việc chuyển nhượng hợp đồng được coi là có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế.
3. Kể từ thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận việc chuyển nhượng hợp đồng thì mọi quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm chấm dứt; đồng thời quyền, nghĩa vụ của người nhận chuyển nhượng theo hợp đồng bảo hiểm bắt đầu phát sinh và được đảm bảo đầy đủ.
4. Trường hợp sau khi bên mua bảo hiểm đã chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện và có bằng chứng chứng minh tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm đã cung cấp thông tin sai sự thật hoặc che giấu thông tin mà nếu biết được thông tin đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ từ chối chấp nhận bảo hiểm, trì hoãn chấp nhận bảo hiểm hoặc chấp nhận bảo hiểm với các điều kiện kèm theo, thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đình chỉ thực hiện hợp đồng, không phải giải quyết quyền lợi bảo hiểm đối với rủi ro của đối tượng bảo hiểm và có quyền thu phí đến thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận việc chuyển nhượng hợp đồng, đồng thời hoàn trả cho bên nhận chuyển nhượng hợp
đồng số phí bảo hiểm mà họ đã đóng, trừ trường hợp bên nhận chuyển nhượng biết được hành vi cung cấp thông tin sai sự thật hoặc che giấu thông tin sai sự thật đó của bên mua bảo hiểm47”.
2.2.2. Thay đổi bên bán bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm)
Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, DNBH đóng vai trò là định chế tài chính trung gian, huy động vốn từ công chúng và dùng số vốn huy động được tiến hành hoạt động đầu tư nhằm mục đích sinh lợi song song với việc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ chi trả, san sẻ cho người mua bảo hiểm khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra trên thực tế. Mặc dù, pháp luật kinh doanh bảo hiểm đã đặt các DNBH dưới sự quản lý chặt chẽ, khắc khe hơn so với các doanh nghiệp thông thường, tuy nhiên, bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng tồn tại những rủi ro, nhất là khi hoạt động kinh doanh bảo hiểm lại có đối tượng kinh doanh khá đặc biệt là rủi ro và phí bảo hiểm. Do đó, Điều 74 Luật KDBH cho phép việc thay đổi bên bán bảo hiểm thông qua phương thức chuyển giao hợp đồng giữa các DNBH nếu trong quá trình kinh doanh, DNBH rơi vào trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán hoặc DNBH chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc theo thỏa thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm. “Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm là việc một DNBH (bên chuyển giao)
chuyển tiếp toàn bộ quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết với người mua bảo hiểm cho một DNBH khác (DNBH nhận chuyển giao) và rút ra khỏi hợp đồng bảo hiểm”48. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm chỉ dẫn đến hệ quả pháp lý là thay đổi DNBH - bên bán bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm, còn toàn bộ nội dung của hợp đồng bảo hiểm là quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thống nhất ban đầu vẫn phải đảm bảo được giữ nguyên. Giải pháp này nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của BMBH cũng như các chủ thể có liên quan khi DNBH rơi vào tình huống không còn đáp ứng được điều kiện, phương tiện, năng lực tài chính, …để tiếp tục hoàn thành các nghĩa vụ đã giao kết với người mua bảo hiểm.
Về các trường hợp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm, điểm b Điều 74 Luật KDBH quy định một trong các trường hợp DNBH được chuyển giao hợp đồng bảo
47
Phí Thị Quỳnh Nga (2007), “Bất cập trong quy định về chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm”,
Nghiên cứu lập pháp, Số chủ đề hiến kế lập pháp số 21(94), trang 44-45.
48
Nguyễn Thị Thu Hiền, “Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm - Một số hạn chế và kiến nghị hoàn thiện”, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/chuyen-giao- hop-dong-bao-hiem-theo-quy-dinh-cua-luat-kinh-doanh-bao-hiem-mot-so-han-che-va-kien-nghi- hoan-thien-75628.htm, truy cập ngày 30/08/2021.
hiểm nói chung là DNBH bị chia, tách, hợp nhất, giải thể. Quy định này có phần không cần thiết bởi lẽ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, hệ quả của quá trình sáp nhập, hợp nhất DNBH là DNBH hợp nhất, DNBH nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị sáp nhập, bị hợp nhất, trong đó bao gồm nghĩa vụ chi trả bảo hiểm cho người thụ hưởng theo các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Nghĩa là, khi DNBH tiến hành sáp nhập, hợp nhất thì đương nhiên doanh nghiệp đó phải chuyển giao cả HĐBHNT cho DNBH nhận sáp nhập, hợp nhất kế thừa và thực hiện. Thêm vào đó, biện pháp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm hướng đến việc đảm bảo khả năng chi trả bảo hiểm của DNBH khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mà bản chất kinh tế của sáp nhập và hợp nhất DNBH là nhằm tăng sức mạnh thị trường, tăng quy mô vốn cho DNBH. Theo đó, doanh nghiệp mới sau khi được sáp nhập, hợp nhất hoàn toàn có khả năng thực hiện nghĩa vụ chi trả bảo hiểm mà không cần phải chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho DNBH khác. Điều này cũng góp phần hạn chế những tranh chấp trong việc xác định trách nhiệm đối với khách hàng có thể phát sinh khi DNBH nhận chuyển giao phải tiếp tục thực hiện toàn bộ các hợp đồng bảo hiểm nhận chuyển giao mà mình không trực tiếp xem xét, thẩm định hồ sơ của khách hàng từ ban đầu. Từ phân tích trên, có thể nhận thấy quy định về trường hợp DNBH chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho DNBH khác khi sáp nhập hay hợp nhất là không cần thiết, nên được loại bỏ.
Về điều kiện và thủ tục chuyển giao hợp đồng bảo hiểm, Luật KDBH quy định việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm hoàn toàn là quyền của DNBH mà không cần có sự đồng ý của người mua bảo hiểm. Sau khi được Bộ Tài chính phê chuẩn và hoàn tất thủ tục chuyển giao hợp đồng bảo hiểm, DNBH chỉ cần gởi thông báo kèm theo tóm tắt kế hoạch chuyển giao cho BMBH biết về việc chuyển giao này. Như đã phân tích, việc chuyển giao HĐBHNT làm thay đổi DNBH - là chủ thể có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ chi trả bảo hiểm, là mục đích cốt lõi mà BMBH hướng đến khi tham gia giao dịch nhưng BMBH chỉ được thông báo khi đã có sự chấp thuận từ phía Bộ Tài chính là không hợp lý. Quy định này rõ ràng đã làm mất đi