Hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 52 - 54)

Theo quy định của Luật KDBH, tùy theo từng trường hợp vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên, HĐBHNT có thể bị đình chỉ, bị hủy bỏ hoặc bị tuyên là vô hiệu.

Trong đó, trách nhiệm cung cấp thông tin của DNBH được quy định tại Điều 19 Luật KDBH như sau:

“1. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung

cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; …. Các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin do bên mua bảo hiểm cung cấp.

3. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật.”

Quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin của DNBH tồn tại một số hạn chế sau: Thứ nhất, Luật KDBH chỉ mới quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin và hậu quả pháp lý mà DNBH phải gánh chịu khi vi phạm nghĩa vụ này trong giai đoạn giao kết hợp đồng bảo hiểm mà chưa quy định trong giai đoạn thực hiện hợp đồng. Trong khi BMBH có trách nhiệm cung cấp thông tin xuyên suốt quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, một số thông

tin mà BMBH cần được cung cấp để đảm bảo quyền lợi của mình như DNBH mua bán, sáp nhập, DNBH ngừng cung cấp các sản phẩm bảo hiểm, danh mục các thông tin mà BMBH cần cung cấp cho DNBH về sự kiện bảo hiểm… Như vậy, điều này tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ bảo hiểm giữa DNBH và BMBH, giới hạn quyền được cung cấp thông tin chính đáng của BMBH.

Thứ hai, hậu quả pháp lý trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin của BMBH và DNBH là không tương xứng. Nếu BMBH vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin, DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và trực tiếp thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ mà không phải chứng minh thiệt hại40, nếu DNBH vi phạm nghĩa vụ này thì BMBH cũng có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhưng BMBH phải chứng minh những thiệt hại thực tế phát sinh từ hành vi vi phạm của DNBH, nếu không chứng minh được thiệt hại thì họ sẽ không được bồi thường41. Quy định này không những có sự bất đẳng giữa các bên mà còn gây ra nhiều khó khăn cho BMBH vì DNBH là người soạn thảo hợp đồng bảo hiểm, quy tắc và điều khoản sản phẩm bảo hiểm nên nắm thông tin rất rõ, do đó khả năng DNBH cung cấp sai thông tin chủ yếu là do lỗi cố ý42 và BMBH với sự hạn chế về kiến thức pháp luật sẽ gặp khó khăn trong việc chứng minh thiệt hại do DNBH vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin.

Kiến nghị:

Luật KDBH phải bổ sung quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin và hậu quả pháp lý mà DNBH phải gánh chịu khi vi phạm nghĩa vụ này trong giai đoạn thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Đồng thời phải quy định rõ ràng về nghĩa vụ tài chính mà DNBH phải gánh chịu khi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin, đồng thời xóa bỏ quy định về trách nhiệm chứng minh thiệt hại của BMBH. Cụ thể:

1/ Bổ sung khoản 2 Điều 17 Luật KDBH về nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm: “c) Thông báo những trường hợp làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên mua

bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm;”

2/ Sửa đổi khoản 3 Điều 19 Luật KDBH như sau: “3. Trong trường hợp doanh

nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo

40

Khoản 2 Điều 19 Luật KDBH.

41

Đỗ Phương Thảo, “Một số bất cập về trách nhiệm cung cấp thông tin của chủ thể hợp đồng bảo hiểm nhân thọ”, https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/mot-so-bat-cap-ve-trach-nhiem-cung-cap- thong-tin-cua-chu-the-hop-dong-bao-hiem-nhan-tho-344/, truy cập ngày 30/8/2021.

42

hiểm hoặc không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin cho bên mua bảo hiểm theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 17 của Luật này thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải trả lại toàn bộ phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật hoặc không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin.”

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 52 - 54)