Quy định của pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hợp

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 42 - 44)

bảo hiểm nhân thọ và kiến nghị hoàn thiện

Trong quan hệ bảo hiểm, BMBH tìm đến DNBH với mong muốn chuyển giao những rủi ro về tài chính liên quan đến tính mạng, sức khỏe của mình cho DNBH khi có sự cố, tai họa, bệnh tật… xảy ra, còn DNBH, thông qua hoạt động kinh doanh thương mại đầy tính nhân văn này để tìm kiếm lợi nhuận. Để đảm bảo sự công bằng và lợi ích của cả hai bên, các bên tham gia vào quan hệ bảo hiểm phải tuân thủ nguyên tắc trung thực tuyệt đối35. Cụ thể, các bên có nghĩa vụ phải cung cấp một cách đầy đủ và trung thực tất cả thông tin liên quan phục vụ cho việc dự đoán, đánh giá về đối tượng bảo hiểm, phí bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm…để có các quyết định chính xác về việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Nghĩa vụ cung cấp thông tin của DNBH được quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật KDBH như sau: “Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có

trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; … Các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin do bên mua bảo hiểm cung cấp”. Hợp đồng BHNT là hợp đồng mẫu do DNBH soạn thảo và được Bộ Tài Chính phê duyệt36

. Không giống như các loại hợp đồng khác, trong HĐBHNT, BMBH không có quyền tham gia thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng mà chỉ được trả lời đồng ý hay không đồng ý với toàn bộ nội dung của hợp đồng. Hơn nữa, thực tế cho thấy phần lớn người tham gia bảo hiểm đều gặp khó khăn khi muốn hiểu rõ nội dung của HĐBHNT với điều khoản phức tạp và mang tính nghiệp vụ cao. Do đó, Luật

35

“Các nguyên tắc trong bảo hiểm”, https://www.baoviet.com.vn/insurance/Kien-thuc-Bao- hiem/Kien-thuc-chung-ve-bao-hiem-phi-nhan-tho/Cac-nguyen-tac-trong-bao-

hiem/201/3457/MediaCenterDetail/, truy cập ngày 23/05/2021.

36

Khoản 3 Điều 39 Nghị định 73/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: “Các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe phải được Bộ Tài chính phê chuẩn trước khi triển khai”.

KDBH yêu cầu DNBH phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm như quyền lợi bảo hiểm, phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, giải thích điều khoản, giải đáp những thắc mắc cho người tham gia bảo hiểm, …nhằm ngăn chặn việc các DNBH tìm cách chèn ép khách hàng, từ đó bảo vệ được quyền lợi chính đáng của BMBH. Cũng xuất phát từ lí do trên, Điều 21 Luật KDBH quy định: “Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều

khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm”. Điều này cũng

được ghi nhận tại khoản 2 Điều 405 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó: “Trường hợp

hợp đồng mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó”. Luật KDBH quy định việc giải thích hợp

đồng bảo hiểm phải theo hướng có lợi cho BMBH là phù hợp và thống nhất với Bộ luật Dân sự.

Nghĩa vụ cung cấp thông tin của BMBH được quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật KDBH: “…; bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên

quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó”. Nghĩa vụ này được quy định

cụ thể tại khoản 2 Điều 18 Luật này:

“2. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:

b) Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;

c) Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;

d) Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; …”

Theo đó, trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, BMBH phải cung cấp cho DNBH các thông tin về nhân thân như tuổi tác, tình trạng sức khỏe, điều kiện tài chính, gia đình của người được bảo hiểm, mối quan hệ giữa BMBH và người được bảo hiểm, các thông tin về người thụ hưởng, … Đây là những thông tin quan trọng, là cơ sở để DNBH xem xét, đánh giá rủi ro, từ đó quyết định chấp nhận hoặc từ chối bảo hiểm và tính phí bảo hiểm cho phù hợp. Trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm, BMBH phải cung cấp các thông tin làm gia tăng thêm rủi ro hoặc phát sinh thêm trách nhiệm của DNBH như việc người được bảo hiểm thay đổi công việc mới có

mức độ rủi ro cao hơn hay việc người được bảo hiểm có các thói quen sinh hoạt như uống rượu, bia, hút thuốc lá hay tham gia những môn thể thao mạo hiểm như leo núi, nhảy dù… Mức độ rủi ro được bảo hiểm tăng lên đồng nghĩa với trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp cũng lớn hơn, lúc này để bảo vệ quyền lợi của mình, DNBH có quyền tăng phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng37. Tuy nhiên, các thông tin mà BMBH phải cung cấp dù là trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm hay trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm đều xuất phát từ “yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”, tức là BMBH chỉ phải cung cấp các thông tin mà DNBH

yêu cầu. Đây là quy định phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho BMBH là bên bị hạn chế kiến thức về bảo hiểm, họ không thể biết hết những thông tin mà mình cần cung cấp khi yêu cầu bảo hiểm.

Theo Luật KDBH, nghĩa vụ cung cấp thông tin của DNBH dễ xác định và thực hiện hơn vì DNBH là bên soạn thảo bộ quy tắc, điều khoản của hợp đồng BHNT và nghĩa vụ của họ chỉ dừng lại ở việc giải thích về hợp đồng và sản phẩm bảo hiểm ở giai đoạn giao kết hợp đồng. Trong khi đó, nghĩa vụ cung cấp thông tin của BMBH nhiều hơn bao gồm việc phải cung cấp nhiều thông tin và diễn ra xuyên suốt từ lúc giao kết hợp đồng cho đến cả khi sự kiện bảo hiểm xảy ra38. Vì đối tượng của hợp đồng BHNT là tính mạng và tuổi thọ nên các thông tin về tình trạng sức khỏe là quan trọng nhất. Các thông tin sức khỏe mà BMBH yêu cầu cung cấp không chỉ là tình trạng và quá trình bệnh lý của người được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng mà còn là các tiền sử bệnh, bệnh án, triệu chứng bệnh của người được bảo hiểm từ lúc mới sinh cho đến thời điểm giao kết hợp đồng. Chính vì khoảng thời gian khá dài như vậy mà nhiều người mua bảo hiểm đã quên một số thông tin và DNBH có thể lấy lý do cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác để từ chối chi trả bảo hiểm và đơn phương đình chỉ hợp đồng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 42 - 44)