Phân biệt tha tù trước thời hạn có điều kiện với giảm thời hạn chấp hành

Một phần của tài liệu Tha tù trước thời hạn có điều kiện theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 25 - 28)

1.3.2. Phân biệt tha tù trước thời hạn có điều kiện với giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù hành hình phạt tù

Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là một trong những hình thức của biện pháp giảm mức hình phạt đã tuyên được quy định tại khoản 1 Điều 63 BLHS năm 2015. Đúng như tên gọi của mình, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù được hiểu là việc người bị kết án phạt tù được Toà án quyết định giảm thời hạn chấp hành án so với thời hạn mà bản án đã tuyên khi có đủ những điều kiện được quy định. Xét về bản chất pháp lý, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù nói riêng và giảm mức hình phạt đã tuyên nói chung thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước đối với người phạm tội, khuyến khích họ phấn đấu cải tạo tốt, lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục cải tạo, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội. So sánh khái niệm, bản chất pháp lý của biện pháp giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù và của biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện có thể rút ra những điểm giống và khác nhau sau đây:

Điểm giống nhau:

Một là,tha tù trước thời hạn có điều kiện và giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đều là biện pháp phản ánh nguyên tắc nhân đạo trong chính sách hình sự nói chung và pháp luật hình sự nói riêng.

11 Điều 4 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo

12 Khoản 5 Điều 65 BLHS năm 2015 13 Khoản 4 Điều 66 BLHS năm 2015

Hai là, tha tù trước thời hạn có điều kiện và giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đều có thể được xem xét áp dụng đối với người đang chấp hành án phạt tù về mọi loại tội phạm.

Ba là, chỉ được áp dụng các biện pháp này khi phạm nhân đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luật hình sự quy định.

Bốn là, chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện và giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là TAND cấp tỉnh, Toà án cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án.

Điểm khác nhau:

Thứ nhất, về thời điểm xem xét áp dụng

Việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/5/2013 hướng dẫn thi hành quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân. Theo đó, việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù được thực hiện mỗi năm 03 (ba) đợt vào các dịp: Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), ngày Quốc khánh (2/9) và Tết Nguyên đán. Đối với các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù được thực hiện vào dịp ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12) thay cho dịp Tết Nguyên đán. Trong khi đó, Điều 57 Luật THAHS năm 2019 quy định việc xét tha tù trước thời hạn có điều kiện được thực hiện mỗi năm 03 (ba) đợt vào thời điểm kết thúc quý I, kết thúc quý II, kết thúc năm xếp loại. Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù có số lượng đợt xét như nhau (ba đợt xét) trong một năm nhưng tính chất của thời điểm xét đã có sự khác nhau. Theo đó, thời điểm xét của giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là các dịp đặc biệt, có ý nghĩa lớn của đất nước, trong khi đó, việc xét tha tù trước thời hạn có điều kiện là định kỳ theo quy định.

Thứ hai, về các trường hợp không được xem xét áp dụng

Pháp luật hình sự Việt Nam không có quy định cụ thể về các trường hợp nào không được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Trong khi đó, các trường hợp không được xem xét tha tù trước thời hạn được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 66 BLHS năm 2015 (sẽ được trình bày cụ thể tại Chương 2 của luận văn).

Thứ ba, về điều kiện thời gian đã chấp hành hình phạt trên thực tế

Theo quy định tại Điều 6 của Thông tư số 02/2013/TTLT-BCA-BQP- TANDTC-VKSNDTC, người phạm tội được xem xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù nếu đã chấp hành được ít nhất một phần ba thời hạn đối với hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống hoặc hai mươi năm đối với từ chung thân (điểm a khoản 1). Trong trường hợp người phạm tội đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù mà lại phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì phải chấp hành được ít nhất hai phần ba mức hình phạt chung hoặc hai mươi năm nếu là tù chung thân và phải đáp ứng đủ các điều kiện khác do pháp luật quy định thì mới được xem xét đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù (khoản 7). Trong khi đó, đối với tha tù trước thời hạn có điều kiện, thời gian đã chấp hành hình phạt tù trên thực tế tối thiểu là một phần hai mức thời hạn tù đối với hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 15 năm đối với tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn.14 Đặc biệt, đối với người phạm tội dưới 18 tuổi, thời gian đã chấp hành hình phạt tù trên thực tế tối thiểu là một phần ba thời hạn phạt tù.15

Thứ tư, về một số trường hợp ngoại lệ

Theo quy định tại Điều 64 BLHS năm 2015 và Điều 8 Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC, trong trường hợp phạm nhân lập công hoặc đã quá già yếu, hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, họ có thể được Tòa án xét giảm vào thời gian sớm hơn (khi đã chấp hành được một phần tư mức hình phạt đã tuyên) so với thời gian thông thường (khi đã chấp hành được một phần ba mức hình phạt đã tuyên) hoặc với mức cao hơn (bốn năm) so với mức quy định (từ một tháng đến ba năm). Trong khi đó, đối với trường hợp tha tù trước thời hạn có điều kiện, trường hợp người phạm tội có công với cách mạng, thân nhân của người người có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi sẽ được xem xét giảm thời gian đã chấp hành hình phạt, từ

14 Điểm đ khoản 1 Điều 66 BLHS năm 2015; khoản 6 Điều 2 Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/04/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 66 và Điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện

15 Điểm c khoản 1 Điều 106 BLHS năm 2015; khoản 2 Điều 4 Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/04/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 66 và Điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện

“ít nhất một phần hai mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 15 năm” xuống “ít nhất một phần ba mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 12 năm”. Như vậy, trong khi biện pháp giảm thời hạn chấp hành hình phạt, trong một số trường hợp cụ thể, sẽ xem xét giảm thời gian chấp hành hình phạt trên thực tế và nâng mức được giảm cao lên thì đối với tha tù trước thời hạn có điều kiện, thời gian đã chấp hành trên thực tế là yếu tố duy nhất được cân nhắc trong các trường hợp đặc biệt.

Thứ năm, sau khi được áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn có điều

Một phần của tài liệu Tha tù trước thời hạn có điều kiện theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)