Quy định về huỷ bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện

Một phần của tài liệu Tha tù trước thời hạn có điều kiện theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 45 - 84)

Trong thời gian thử thách, theo đề nghị của Cơ quan THAHS có thẩm quyền, Tòa án đã ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện có thể hủy bỏ quyết định này đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện và buộc họ phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành, nếu họ cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính 02 lần trở lên.

Bị coi là cố ý vi phạm nghĩa vụ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Không trình diện Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân cấp xã nơi về cư trú và không đăng ký tạm trú, thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày được tha tù trước thời hạn có điều kiện.

- Không chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế nơi cư trú, làm việc; không tham gia lao động, học tập; không chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung.

- Không chấp hành sự quản lý, giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cư trú, làm việc và người được cơ quan có thẩm quyền phân công quản lý, giáo dục. - Khi đi khỏi nơi cư trú không xin phép hoặc không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Đi khỏi địa bàn cư trú trong thời gian 03 ngày mà không được sự đồng ý của người được giao trực tiếp quản lý, giáo dục; đi khỏi địa bàn cư trú trên 03 ngày mà không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Không có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi về cư trú, làm việc.

- Hàng tháng không báo cáo với người được phân công quản lý, giáo dục về tình hình học tập, lao động, rèn luyện và sự tiến bộ của mình.

- Định kỳ 03 tháng không báo cáo bằng văn bản việc chấp hành các quy định đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi về cư trú, làm việc.

Trình tự, hồ sơ đề nghị và thi hành Quyết định huỷ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện được hướng dẫn cụ thể tại Điều 15 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 09/02/2018. Theo đó, trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 66 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì Cơ quan THAHS Công an cấp huyện nơi người được tha tù trước thời hạn có điều kiện về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện lập hồ sơ, có văn bản đề nghị và gửi đến Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy Quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, đồng thời gửi hồ sơ đến VKS cùng cấp với Tòa án để thực hiện chức năng kiểm sát theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy rằng, những quy định về huỷ bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện được đặt ra nhằm ràng buộc đối với người được hưởng tha tù trước thời hạn có điều kiện phải tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật, thực hiện tốt nghĩa vụ của bản thân như đã cam kết trong thời gian thử thách, qua đó nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

2.2. Quy định pháp luật hình sự của một số quốc gia trên thế giới về tha tù trước thời hạn có điều kiện

2.2.1. Quy định của pháp luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về tha tù trước thời hạn có điều kiện

Biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện trong pháp luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được biết đến với tên gọi tạm tha. Biện pháp tạm

tha được quy định tại BLHS năm 1979, BLTTHS năm 1979 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) và một số văn bản quy phạm pháp luật khác của nước này như Luật Trại giam năm 1994.

BLHS năm 1979 của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là BLHS Trung Quốc năm 1979) đã dành một phần riêng (Phần 7), từ Điều 81 đến Điều 86 để quy định về biện pháp tạm tha. Theo đó, một số vấn đề cơ bản liên quan đến biện pháp này đã được ghi nhận bao gồm: điều kiện áp dụng; thời gian thử thách; điều kiện thử thách và hệ quả pháp lý khi có hoặc không có hành vi vi phạm trong thời gian thử thách. Cụ thể:

(i) Điều kiện áp dụng

Theo quy đinh tại Điều 81 của BLHS Trung Quốc năm 1979, người bị kết án phạt tù có thời hạn và người bị kết án tù chung thân sẽ có thể được tạm tha nếu thỏa mãn hai điều kiện, bao gồm điều kiện về thời gian đã chấp hành hình phạt trên thực tế và điều kiện về sự cải tạo, giáo dục của người bị kết án trong quá trình chấp hành án. Theo đó, để được xem xét áp dụng biện pháp này, người bị kết án phải đảm bảo rằng họ đã chấp hành được ít nhất một phần hai thời hạn tù mà bản án đã tuyên đối với người đang chấp hành án tù có thời hạn và ít nhất 10 năm đối với người đang chấp hành án tù chung thân. Liên quan đến điều kiện về sự cải tạo, giáo dục của người bị kết án trong quá trình chấp hành án, BLHS của nước này quy định, để được tạm tha, người bị kết án phải tuân thủ đúng quy định của trại giam, chịu sự cải tạo giáo dục, có biểu hiện hối cải và sau khi được tha không còn nguy hiểm cho xã hội.

Ngoài ra, điều luật này còn đề cập đến một số loại tội phạm không được xem xét áp dụng biện pháp tạm tha gồm: người tái phạm, người phạm tội giết người, đặt bom, cướp của, hiếp dâm, bắt cóc hoặc các tội bạo lực khác mà bị kết án trên 10 năm hoặc tù chung thân.

(ii)Thời gian thử thách và điều kiện thử thách

Theo quy định tại Điều 83 BLHS Trung Quốc năm 1979, thời gian thử thách đối với người bị phạt tù có thời hạn nhưng được tạm tha là thời gian còn lại chưa chấp hành hình phạt. Thời gian thử thách đối với người bị phạt tù chung thân nhưng được tạm tha là 10 năm.

Khi được Tòa án ra quyết định tạm tha, trong quá trình thử thách, người được tạm tha phải tuân thủ các nghĩa vụ, bao gồm: tuân thủ pháp luật, quy chế hành chính, chấp nhận sự giám sát; báo cáo hoạt động của bản thân theo quy định của cơ quan giám sát; tuân thủ quy định của cơ quan giám sát về việc tiếp khách; báo cáo và xin phép cơ quan giám sát trong trường hợp chuyển chỗ ở hoặc rời khỏi thành phố, quận huyện nơi đang cư trú. (Điều 83 BLHS Trung Quốc năm 1979)

(iii) Hệ quả pháp lý khi không hoặc có hành vi vi phạm trong quá trình thử thách

Trong thời gian thử thách, nếu người được tạm tha không phạm tội mới, không bị phát hiện tội khác trước khi tuyên án và không có hành vi vi phạm các nghĩa vụ phải tuân thủ trong thời gian thử thách, thì sẽ được coi là chấp hành xong hình phạt và được thông báo công khai. (Điều 85 BLHS Trung Quốc năm 1979)

Trường hợp người được tạm tha có hành vi vi phạm trong thời gian thử thách hoặc bị phát hiện đã thực hiện tội phạm khác trước khi tuyên án thì theo quy định tại Điều 86 BLHS của nước này, quyết định tạm tha sẽ bị huỷ trong mọi trường hợp dù tính chất của sự việc phát sinh trong quá trình thử thách là tội phạm mới hay tội phạm đã thực hiện trước đó, hoặc một hành vi vi phạm pháp luật thông thường.

Tóm lại, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã ghi nhận tạm tha như một biện pháp thể hiện chính sách pháp luật hình sự nhân đạo. Các khía cạnh cơ bản của biện pháp này đã được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan như đã phân tích ở trên. So sánh các quy định này với các quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện trong pháp luật hình sự Việt Nam, tác giả thấy rằng có một số điểm tương đồng và khác biệt, cụ thể như sau:

Điểm giống nhau:

Một là, biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện và biện pháp tạm tha được áp dụng đối với người đang chấp hành án phạt tù về mọi loại tội phạm. Điều này sẽ góp phần tạo động lực, ý chí cho người bị kết án, khuyến khích, động viên họ trong việc cải tạo để sớm hoàn lương, trở thành người có ích cho xã hội.

Hai là, pháp luật hình sự của cả hai nước đều quy định điều kiện về thời gian đã chấp hành hình phạt và điều kiện về sự cải tạo, giáo dục của người bị kết án trong quá trình chấp hành án khi xem xét áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện (tạm tha). Việc đòi hỏi người bị kết án phải đáp ứng rằng họ đã có nhiều sự thay đổi, tiến bộ trong quá trình cải tạo, giáo dục tại cơ sở giam giữ trong một khoảng thời gian mà pháp luật quy định là cần thiết, nhằm đảm bảo việc cho người bị kết án hưởng biện pháp này sẽ không ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội.

Ba là, các biện pháp này sẽ không được áp dụng đối với người bị kết án về một số tội phạm cụ thể nhất định, đây là những tội phạm mà tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi đặc biệt lớn, xâm phạm đến những khách thể quan trọng được Nhà nước bảo vệ.

Điểm khác nhau:

Thứ nhất, pháp luật hình sự Trung Quốc quy định điều kiện để xét tạm tha chung cho mọi loại tội phạm, không có sự phân biệt như BLHS năm 2015 của nước ta. Thiết nghĩ, việc đặt ra các điều kiện cho từng loại tội phạm như ở Việt Nam sẽ hợp lý hơn bởi đối với những tội phạm mà tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn thì cần có những điều kiện khắt khe hơn.

Thứ hai, liên quan đến điều kiện để được áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn (tạm tha)

Nếu như pháp luật hình sự Trung Quốc chỉ quy định một cách chung chung về điều kiện ý thức giáo dục cải tạo trong quá trình chấp hành án của người bị kết án để được tạm tha thì BLHS năm 2015 của Việt Nam lại quy định rất cụ thể điều kiện này thông qua việc đòi hỏi người bị kết án phải “đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù”, điều đó có nghĩa là sự thay đổi trong quá trình cải tạo, giáo dục của người bị kết án tại cơ sở giam giữ cần được cơ quan có thẩm quyền ghi nhận bằng quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

Ngoài ra, bên cạnh việc quy định điều kiện liên quan đến ý thức cải tạo giáo dục trong quá trình chấp hành án của người bị kết án và điều kiện về thời gian đã chấp hành án thực tế như BLHS Trung Quốc năm 1979, BLHS năm 2015 của Việt Nam còn đặt ra một số điều kiện khác đối với người bị kết án để

được áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện như: phạm tội lần đầu; có nơi cư trú rõ ràng và đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí và các nghĩa vụ bồi thường dân sự. Qua đó, có thể thấy sự nghiêm khắc trong cách quy định của Việt Nam về biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện, đảm bảo yêu cầu phòng ngừa chung khi áp dụng biện pháp này để thay thế việc tiếp tục phải chấp hành án tại cơ sở giam giữ.

Đối với người đang chấp hành hình phạt tù chung thân, để được tha tù trước thời hạn có điều kiện, pháp luật hình sự Việt Nam đòi hỏi người bị kết án phải đáp ứng được điều kiện tiên quyết là đã được giảm từ tù chung thân xuống tù có thời hạn, trong khi pháp luật hình sự Trung Quốc lại không đặt ra điều kiện này. Đồng thời, thời gian đã chấp hành án đối với người bị kết án tù chung thân để được xét tha tù trước thời hạn có điều kiện theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam là lâu hơn so với pháp luật hình sự Trung Quốc. Theo quan điểm của tác giả, người bị kết án phạt tù chung thân là người đã thực hiện một tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn, do đó, việc đòi hỏi họ phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe như cách quy định của Việt Nam là phù hợp, đảm bảo rằng người bị kết án đã trải qua một khoảng thời gian chấp hành án tại cơ sở giam giữ đủ lâu để có thể cải tạo họ trở thành người tốt, cũng như để họ có cơ hội chứng minh sự nỗ lực, phấn đấu trong việc quyết tâm thay đổi bản thân, kết quả của sự thay đổi này cần được công nhận bằng quyết định của cơ quan có thẩm quyền thông qua việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt từ tù chung thân xuống tù có thời hạn.

Thứ ba, pháp luật hình sự Trung Quốc không có sự phân chia về điều kiện để được áp dụng biện pháp tạm tha đối với người chưa thành niên và người đã thành niên, trong khi, pháp luật hình sự Việt Nam có sự phân chia điều kiện áp dụng đối với hai nhóm đối tượng này. Thiết nghĩ, việc đặt ra những điều kiện riêng dành cho người chưa thành niên (người dưới 18 tuổi) phạm tội theo hướng khoan hồng hơn như cách quy định tại Điều 106 BLHS năm 2015 của nước ta là phù hợp với chính sách nhân đạo và phân hoá trách nhiệm hình sự trong luật hình sự, cũng như thể hiện việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ, giáo dục trẻ em nói chung và người chưa thành niên phạm tội nói riêng trong Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.

Thứ tư, về hậu quả pháp lý trong việc vi phạm nghĩa vụ trong thời gian thử thách

Theo quy định của pháp luật hình sự Trung Quốc, trong trường hợp người được tạm tha có hành vi vi phạm pháp luật, quy chế hành chính, quy định giám sát về tạm tha của cơ quan có thẩm quyền thì quyết định tạm tha sẽ bị huỷ bỏ. Điều này có nghĩa là chỉ cần người bị kết án vi phạm nghĩa vụ một lần trong thời gian thử thách, không phân biệt hình thức lỗi và tính chất của hành vi vi phạm thì quyết định tạm tha đều sẽ bị huỷ bỏ. Trong khi, theo quy định tại Điều 66 của BLHS Việt Nam năm 2015, chỉ khi nào người được tha tù trước thời hạn có điều kiện cố ý vi phạm nghĩa vụ hai lần trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính hai lần trở lên trong thời gian thử thách, thì quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện mới có thể bị huỷ bỏ. Như vậy, đây là một quy định mang tính chất tuỳ nghi, Toà án được phép lựa chọn áp dụng hoặc không áp dụng. Theo quan điểm của tác giả, cách quy định như Điều 66 BLHS năm 2015 của nước ta là hợp lý, qua đó Toà án có thể linh hoạt trong quá trình áp dụng pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể. Bởi việc đưa ra quyết định huỷ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện và buộc người bị kết án phải chấp hành phần hình phạt tù còn

Một phần của tài liệu Tha tù trước thời hạn có điều kiện theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 45 - 84)