vi phạm nghĩa vụ hoặc phạm tội mới trong thời gian thử thách. Trong khi, đối với người được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, họ vẫn phải chấp hành hình phạt sau khi được áp dụng biện pháp này. Bởi về nguyên tắc, mức giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với tù có thời hạn là từ một tháng đến ba năm.16 Như vậy, ngoại trừ trường hợp phạm nhân được giảm với mức giảm bằng với thời hạn mà lẽ ra phạm nhân phải chấp hành nếu không được áp dụng biện pháp này, thì trong tất cả những trường hợp còn lại, mức giảm thời hạn chấp hành hình phạt đều nhỏ hơn so với thời hạn mà họ phải chấp hành án. Do đó, sau khi được áp dụng biện pháp này, phạm nhân vẫn phải tiếp tục chấp hành phần hình phạt tù còn lại.
1.3.3. Phân biệt tha tù trước thời hạn có điều kiện với miễn chấp hành hình phạt tù hình phạt tù
Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 BLHS năm 2015 thì đặc xá và đại xá là những hình thức của biện pháp miễn chấp hành hình phạt. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có văn bản nào điều chỉnh các vấn đề pháp lý liên quan đến đại xá, ngoại trừ quy định chung tại Điều 70 của Hiến pháp năm 2013 về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội. Theo đó, Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định đại xá (khoản 11). Do vậy, trong phạm vi của phần này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu sự khác nhau giữa tha tù trước thời hạn có điều kiện với đặc xá.
Đặc xá, theo khoản 1 Điều 3 Luật Đặc xá năm 2018, là “… sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho
16 Khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/5/2013 hướng dẫn thi hành quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân
người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt”.
Khái niệm trên về đặc xá đã làm rõ một số khía cạnh cơ bản của đặc xá như thẩm quyền quyết định đặc xá, đối tượng được hưởng đặc xá, thời điểm đặc xá. Như vậy, từ khái niệm này, có thể thấy, đặc xá có một số điểm giống với biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiên. Theo đó, đặc xá và tha tù trước thời hạn có điều kiện là các biện pháp thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước đối với người phạm tội. Đối tượng có thể được xem xét hưởng đặc xá và tha tù trước thời hạn có điều kiện là những người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người bị kết án phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn17. Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có thể được đề nghị đặc xá nếu đáp ứng đủ các điều kiện được quy định. Khi được tha tù trước thời hạn có điều kiện hoặc đặc xá, người bị kết án đều không phải chấp hành phần còn lại của hình phạt tù trong các cơ sở giam giữ mà được quay về cộng đồng, hòa nhập vào xã hội. Tuy nhiên, hai biện pháp này có sự khác nhau về thẩm quyền quyết định, thời điểm tiến hành và hậu quả pháp lý. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về thẩm quyền quyết định
Theo quy định tại khoản 3 Điều 88 Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước có thẩm quyền quyết định đặc xá. Trong khi đó, thẩm quyền quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện thuộc về Tòa án. Cụ thể là TAND cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù.18
Thứ hai, về thời điểm tiến hành
Đặc xá được tiến hành nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước. Như vậy, không phải năm nào cũng có đặc xá. Ví dụ, năm 2010, đặc xá theo Quyết định số 697/2010/QĐ-CTN ngày 26/05/2010; năm 2011, đặc xá theo Quyết định số 1123/2011/QĐ-CTN ngày 19/07/2011; năm 2013, đặc xá theo
17 Khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá năm 2018
18 Điều 368 BLTTHS năm 2015; Điều 5, Điều 7 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC- VKSNDTC ngày 09/12/2018 về quy định phối hợp thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 về tha tù trước thời hạn có điều kiện
Quyết định số 1251/2013/QĐ-CTN ngày 20/07/2013; năm 2015, đặc xá theo Quyết định số 1366/QĐ-CTN ngày 10/07/2015.19 Ngược lại, tha tù trước thời hạn có điều kiện xét 03 (ba) đợt trong năm. Cụ thể, theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 09/12/2018 về quy định phối hợp thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 về tha tù trước thời hạn có điều kiện, việc rà soát, lập hồ sơ xét, đề nghị và thẩm định hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện phải hoàn thành trước ngày 15 tháng 04 đối với phạm nhân đủ điều kiện sau khi đánh giá, xếp loại chấp hành án phạt tù Quý I, trước ngày 15 tháng 08 đối với phạm nhân đủ điều kiện sau khi đánh giá, xếp loại chấp hành án phạt tù 06 tháng và trước ngày 31 tháng 12 đối với phạm nhân đủ điều kiện sau khi đánh giá, xếp loại chấp hành án phạt tù năm để đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Thứ ba, về hệ quả pháp lý
Sau khi được đặc xá, người bị kết án không phải chịu thời gian thử thách như người được tha tù trước thời hạn có điều kiện. Chính điều này đã làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật và phần nào tạo nên sự không đồng thuận của một bộ phận quần chúng nhân dân.20 Ngược lại, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách. Đặc biệt, trong trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian thử thách, Tòa án sẽ áp dụng chế tài cụ thể đối với từng trường hợp; thậm chí, người bị kết án có thể phải tiếp tục chấp hành phần hình phạt tù còn lại của bản án. Quy định này vừa thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, vừa mang tính răn đe đối với người phạm tội.
19 Đặng Anh Tuấn (2016), Đại xá và đặc xá trong luật hình sự Việt Nam, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 73.
20 Lương Minh Thống (2018), Hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến công tác kiểm sát việc đặc xá, Tạp chí Kiểm sát, số 18, tr. 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về tha tù trước thời hạn có điều kiện là tiền đề quan trọng trong việc nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng biện pháp này. Trong phạm vi nghiên cứu của Chương 1, luận văn đã được những kết quả sau:
Thứ nhất, luận văn đã xây dựng được khái niệm tha tù trước thời hạn có điều kiện nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu định nghĩa tha tù trước thời hạn có điều kiện tại Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP, một số quan điểm khác về biện pháp này.
Thứ hai, luận văn đã làm sáng tỏ các đặc điểm của biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện. Với tư cách là một trong số các biện pháp miễn chấp hành hình phạt có điều kiện, tha tù trước thời hạn có điều kiện vừa mang những đặc điểm chung của các biện pháp miễn chấp hành hình phạt, vừa có những đặc điểm riêng biệt.
Thứ ba, luận văn đã làm rõ được mục đích và ý nghĩa của tha tù trước thời hạn có điều kiện. Tha tù trước thời hạn có điều kiện là một chế định được đánh giá cao trong BLHS năm 2015 bởi nó hướng đến những mục đích tốt đẹp, đồng thời biện pháp này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh đất nước ta đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư, luận văn đã phân biệt tha tù trước thời hạn có điều kiện và một số biện pháp miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù khác trong pháp luật hình sự như án treo, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù và đặc xá.
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ