15 Mẫu số 35-HS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
1.3. Kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về các trƣờng hợp tạm ngừng phiên tòa
pháp luật tố tụng hình sự về các trƣờng hợp tạm ngừng phiên tòa
Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 288, 289, 349, 350 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về sự có mặt của Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký và Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm để đảm bảo sự tương thích với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 251. Theo quy định tại Điều 288, 289, 349, 350 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì khi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên không thể tiếp tục tham gia phiên tòa mà không có người dự khuyết thay thế thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa. Vì vậy, 288, 289, 349, 350 Bộ luật Tố tụng năm 2015 cần bổ sung quy định trường hợp những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng này không thể tiếp tục tham gia phiên tòa nhưng có thể tham gia lại phiên tòa trong thời gian 05 ngày thì tạm ngừng phiên tòa, chứ không phải mọi trường hợp đều hoãn phiên tòa như quy định tại Điều 288 và Điều 289 như hiện nay. Mặt khác tại Điều 288 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cần bổ sung quy định trường hợp thành viên Hội đồng xét xử vắng mặt mà không có người thay thế thì phải hoãn phiên tòa. Đây là một nội dung quan trọng còn thiếu trong quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 201520
.
Thứ hai, cần bổ sung quy định loại trừ việc tạm ngừng phiên tòa nếu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa nhưng có người dự khuyết thay thế. Đối với người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa cần bổ sung quy định nếu tại phiên tòa đó họ yêu cầu xét xử vắng mặt và Tòa án xét thấy có thể xét xử vắng mặt họ thì không cần tạm ngừng phiên tòa. Đề xuất này được đưa ra trên cơ sở tham khảo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (khoản 1 Điều 259) và Luật Tố tụng hành chính năm 2015 (khoản 1 Điều 187) về tạm ngừng phiên tòa.
Thứ ba, quy định tại điểm c khoản 1 Điều 251 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cần được hủy bỏ. Qua thực tế các vụ án mà tác giả trực tiếp xét xử hoặc khảo sát thì không có Tòa án nào áp dụng trường hợp này vì khi Thư ký vắng mặt thì có
20
Biện Việt Hùng (2019), Tạm ngừng phiên tòa theo luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 63.
Thư ký dự khuyết thay thế. Còn đối với trường hợp Thư ký Tòa án vắng mặt tại phiên tòa ngay từ đầu thì phải hoãn phiên tòa theo Điều 288, 349 và Điều 297, 352 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 chứ không thể tiến hành phiên tòa để tạm ngừng phiên tòa được. Tạm ngừng phiên tòa là phải đang diễn ra phiên tòa. Do đó nếu Thư ký vắng ngay từ đầu thì không thể mở phiên tòa, không ai phổ biến nội quy phiên tòa, kiểm tra người tham gia tố tụng… Hơn nữa, quy định việc tạm ngừng phải được ghi nhận vào biên bản phiên tòa, nhưng việc tạm ngừng phiên tòa do vắng mặt Thư ký thì cũng không có ai ghi nhận vào biên bản phiên tòa. Vì vậy quy định này là không cần thiết. Thay vào đó, theo quan điểm cá nhân của tác giả thì nên ghi nhận trường hợp Thư ký Tòa án bị thay đổi là một trong những căn cứ để tạm ngừng phiên tòa. Trường hợp này hiện nay cũng đã được quy định tại khoản 4 Điều 288 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Từ những đề xuất trên, khoản 1 Điều 251 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có thể được xem xét sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 251. Tạm ngừng phiên tòa
1. Việc xét xử có thể tạm ngừng khi thuộc một trong các trường hợp: a) ….;
b) Do tình trạng sức khỏe, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người c thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa nhưng họ có thể tham gia lại phiên tòa trong thời gian 05 ngày kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa, trừ trường hợp thay thế được người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng đồng ý việc xét xử vắng mặt;
c) Vắng mặt Thư ký Tòa án tại phiên tòa. Thư ký Tòa án bị thay đổi tại phiên tòa.”
Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành các giải pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định về các trường hợp tạm ngừng phiên tòa:
Thứ nhất, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án để thực hiện tốt hoạt động xét xử nói chung và tạm ngừng phiên tòa nói riêng. Để nâng cao chất lượng của việc quyết định tạm ngừng
phiên tòa nói riêng và chất lượng xét xử vụ án hình sự nói chung thì Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án các cấp cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm. Tòa án có thẩm quyền cần tuyển dụng, sắp xếp và sử dụng những Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký có phẩm chất đạo đức trong sáng, tận tụy và trách nhiệm, có ý thức tự giác cao trong công việc.
Thứ hai, tạm ngừng phiên tòa là một chế định mới được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 nên việc áp dụng các quy định còn nhiều lúng túng và chưa thống nhất giữa các Tòa án. Vì vậy, Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân các cấp cần phải tiến hành công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, tổ chức hội thảo khoa học, tọa đàm nhằm trao đổi, phát hiện và xử lý những vướng mắc, bất cập mà thực tiễn gặp phải, qua đó nâng cao chất lượng của quyết định tạm ngừng phiên tòa, đảm bảo việc áp dụng thống nhất quy định của pháp luật.
Thứ ba, để nâng cao chất lượng xét xử nói chung và chất lượng của việc tạm ngừng phiên tòa nói riêng đòi hỏi lãnh đạo Tòa án các cấp cần phân công các Thẩm phán có năng lực, trình độ, kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu về các tội phạm cụ thể. Để hạn chế việc tạm ngừng phiên tòa trong việc xét xử, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, kiểm tra việc chấp hành các thủ tục tố tụng, tính đầy đủ, hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án. Đồng thời, Thẩm phán phải nghiên cứu kỹ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và dự kiến các tình huống có thể phát sinh tại phiên tòa để kịp thời có phương án xử lý, giải quyết. Tại phiên tòa khi phát sinh các căn cứ cần tạm ngừng phiên tòa Thành viên Hội đồng xét xử cần vận dụng chính xác quy định của pháp luật, đặc biệt là có khả năng dự đoán chính xác thời hạn có thể xét xử lại phiên tòa để ra quyết định tạm ngừng phiên tòa hay quyết định hoãn phiên tòa phù hợp.
Thứ tư, xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp cho Thẩm phán, Hội Thẩm, Thư ký tòa án và Kiểm sát viên giải quyết vụ án hình sự.
Hiện nay, chế độ bồi dưỡng phiên tòa hình sự của Thẩm phán chủ tọa phiên Tòa được bồi dưỡng 90.000 đồng, Thẩm phán thành viên 50.000 đồng, Thư ký Tòa án 35.000 đồng, Hội thẩm 90.000 đồng kể cả ngày làm việc21. Mức bồi dưỡng này chỉ áp dụng khi phiên tòa đã xét xử xong, còn tạm ngừng phiên tòa thì chưa quy định chi số tiền bao nhiêu? Do đó cần quy định cụ thể phiên tòa xét xử phải
21
Quyết định số 41/2012/QĐ-TTg ngày 5/10/2012 về chế độ bồi dưỡng phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự.
tạm ngừng thì chi tiền như thế nào? Có thể thấy mức bồi dưỡng chi phiên tòa từ năm 2012 đến nay không thay đổi, mức này còn thấp so với mặt bằng chung của các mức lương tối thiểu vùng. Vì vậy, cần bổ sung chế độ bồi dưỡng cho Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án trong hoạt động xét xử nhằm phù hợp với khối lượng công việc và trách nhiệm nặng nề mà các cán bộ này đã bỏ ra để hoàn thành công việc. Do điều kiện sống khó khăn, chế độ đãi ngộ còn thấp nên một số Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký tòa án chưa tập trung đúng mức cho hoạt động xét xử. Vì vậy, để nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình sự nói chung và chất lượng tạm ngừng phiên tòa nói riêng thì cần thiết phải xây dựng chính sách tiền lương, chế độ bồi dưỡng, chế độ công tác phí phù hợp cho đội ngũ Thẩm phán, Hội Thẩm, Thư ký Tòa án.
Thứ năm, Tạp chí Tòa án nhân dân, Báo Công lý, Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân Tối Cao và các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác phổ biến pháp luật, chia sẻ kinh nghiệm về áp dụng các quy định về tạm ngừng phiên tòa thông qua các bài viết, nghiên cứu, trao đổi.
Kết luận Chƣơng 1
Xuất phát từ việc thực tiễn áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, không quy định về tạm ngừng phiên tòa. Nên khi có các căn cứ không thể tiếp tục phiên tòa trong khoảng thời gian ngắn thì Hội đồng xét xử sẽ xem xét quyết định hoãn phiên tòa, dẫn đến việc xét xử vụ án lại được tiến hành ở một phiên tòa mới với mọi thủ tục được thực hiện lại từ đầu. Điều này gây mất thời gian, trong khi đó chỉ cần tạm ngừng để đợi giải quyết xong các tình huống gây ảnh hưởng tới phiên tòa thì phiên tòa sẽ được tiếp tục không phải làm lại các thủ tục tố tụng đã tiến hành. Vì vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã đưa quy định mới về tạm ngừng phiên tòa để đảm bảo cho hoạt động xét xử được khoa học và hiệu quả hơn.
Trong phạm vi nghiên cứu của Chương 1 luận văn đã phân tích làm sáng tỏ quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tạm ngừng phiên tòa. Đồng thời xác định được những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về căn cứ tạm ngừng phiên tòa. Tạm ngừng phiên tòa là chế định pháp lý đặc biệt có thể được Tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Về cơ bản đây là một trong những quy định mới được Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ghi nhận tại Điều 251. Qua đó, góp phần đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng trong việc xác định sự thật vụ án, đảm bảo cho công tác xét xử của Tòa án đạt hiệu quả cao nhất. Trong phạm vi nghiên cứu của Chương 1, luận văn đã làm sáng tỏ được một số vấn đề cơ bản về các trường hợp tạm ngừng phiên tòa trong tố tụng hình sự. Kết quả nghiên cứu trong Chương 1 là tiền đề quan trọng để tác giả nghiên cứu chế định này ở Chương 2 của luận văn.
CHƢƠNG 2