Thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục, thời hạn tạm ngừng phiên tòa

Một phần của tài liệu Tạm ngừng phiên tòa theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 37 - 42)

15 Mẫu số 35-HS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

2.2. Thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục, thời hạn tạm ngừng phiên tòa

tục, thời hạn tạm ngừng phiên tòa

Qua quá trình nghiên cứu và tìm kiếm thông tin, số liệu của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng về tạm ngừng phiên tòa tác giả nhận thấy vấn đề này chưa được thống kê cụ thể. Chính vì vậy, để đánh giá thực trạng áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục và thời hạn tạm ngừng phiên tòa tác giả đã sử dụng một số vụ án hình sự điển hình ở một số địa phương trong cả nước. Từ đó, tác giả đưa ra những đánh giá, bình luận cá nhân về thực trạng áp dụng quy định về thủ tục và thời hạn tạm ngừng phiên tòa.

Vụ án thứ nhất26 :

Vụ án Võ Văn Lợi, sinh năm 1992 ngụ tại xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng bị đưa ra xét xử về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự. Tại phiên tòa ngày 29/7/2020 người bị hại Võ Thanh Quân không thể tiếp

26

tục tham gia phiên tòa nhưng bị hại Quân có thể tham gia lại phiên tòa trong thời gian 5 ngày kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa. Nhận thấy việc tạm ngừng phiên tòa của Tòa án nhân dân huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng là có căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 251. Tuy nhiên qua trao đổi và xem xét hồ sơ vụ án thì Thẩm phán Tòa án án huyện Kế Sách lại không lập bất kỳ biên bản nào ghi nhận sự việc trên, như biên bản hội ý của Hội đồng xét xử, biên bản ghi nhận sự việc và tạm ngừng phiên tòa. Chỉ có Thẩm phán thay mặt Hội đồng xét xử ra quyết định tạm ngừng phiên tòa và lưu hồ sơ vụ án, tống đạt cho bị cáo và các đương sự có mặt tại phiên tòa.

Qua vụ án cho thấy, việc pháp luật tố tụng hình sự không quy định cụ thể thủ tục tạm ngừng như thế nào, lập biên bản gì nên mỗi nơi tự làm một cách, do đó chưa có sự thống nhất trong hệ thống Tòa án các nơi, các cấp.

Vụ án thứ hai27 :

Ngày 04 tháng 01 năm 2019 Tòa án nhân dân huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hình sự thụ lý số 83/2018 đối với bị cáo Trần Trung Kiên sinh năm 1971 bị truy tố về tội trộm cắp tài sản theo điểm g khoản 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 04 tháng 01 năm 2019 Hội đồng xét xử sơ thẩm xét thấy: Bị cáo xin tạm ngừng phiên tòa vì lý do sức khỏe và bị cáo cần bổ sung thêm các tài liệu, chứng cứ (bị cáo muốn bổ sung thêm đơn xin bãi nại của bị hại) nên Hội đồng xét xử đã ra quyết định tạm ngừng phiên tòa số 01/2019/HSST- QĐ. Thời gian, địa điểm tiếp tục xét xử được ấn định là 7h30 ngày 8/1/2019 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Hàm Thuận Nam, tình Bình Thuận. Ngày 8/1/2019 Tòa án tiếp tục xét xử vụ án và những căn cứ tạm ngừng đã được khắc phục vì vậy Tòa án đã không phải hoãn phiên tòa.

Hội đồng xét xử cũng ghi việc tạm ngừng phiên tòa vào trong biên bản phiên tòa. Việc tạm ngừng cũng được thực hiện bằng quyết định tạm ngừng. Căn cứ tạm ngừng là điểm a và b khoản 1 Điều 251 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Tuy nhiên, về thủ tục tạm ngừng trong vụ án này không có biên bản thảo luận về việc tạm ngừng phiên tòa hay biên bản về việc tạm ngừng phiên tòa. Bên cạnh đó, căn cứ tạm ngừng vẫn còn chung chung mà chưa được mô tả rõ ràng trong quyết định tạm ngừng phiên tòa.

27

Vụ án thứ ba28 :

Sáng ngày 14 tháng 5 năm 2019 Tòa án nhân dân huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông đã tiến hành phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hình sự thụ lý số 10/2019/TL-ST- HS ngày 02 tháng 4 năm 2019 đối với bị cáo Đặng Văn Tiến bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự. Theo bản cáo trạng số 10/Ctr ngày 01 tháng 4 năm 2019 của Viện kiểm sát nhân dân huyên Đăk Mil truy tố bị cáo Đặng Văn Tiến về tội Cố ý gây thương tích theo điểm đ khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự.

Thông qua hoạt động xét xử tại phiên tòa Hội đồng xét xử xét thấy cần tạm ngừng phiên tòa để Viện kiểm sát nhân dân huyện Đăk Mil bổ sung lời khai của người bị hại Đỗ Trung An và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (Phạm Thọ Đức) liên quan đến việc bồi thường thiệt hại theo lời khai của bị cáo Đặng Văn Tiến tại phiên tòa. Căn cứ vào Điều 251 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa xét xử bị cáo Đặng Văn Tiến. Thời gian, địa điểm mở phiên tòa 15h 00 ngày 14 tháng 5 năm 2019 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Đắk Mil. Sau khi tạm ngừng phiên tòa, Tòa án xét xử lại và vấn đề cần được xác minh, bổ sung theo yêu cầu của Tòa án đã được làm rõ vì vậy Tòa án ra đã ra bản án giải quyết vụ án.

Qua vụ án này, tác giả nhận thấy chủ thể ra quyết định tạm ngừng phiên tòa là Hội đồng xét xử sơ thẩm (bao gồm 01 thẩm phán và 02 Hội Thẩm). Việc tạm ngừng phiên tòa của Hội đồng xét xử trong vụ án này được ghi vào biên bản phiên tòa. Bên cạnh đó, Hội đồng xét xử còn lập biên bản thảo luận vào lúc 10h ngày 14 tháng 5 năm 2019 tại phòng nghị án, căn cứ vào Điều 199 và Điều 222 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Hội đồng xét xử tiến hành biểu quyết với 100% nhất trí và ghi trong biên bản thảo luận quyết định ngừng phiên tòa. Sau đó Hội đồng xét xử ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.

Vụ án thứ tƣ:29

Vụ án Cao Thị Dung, sinh năm 1996 ngụ tại ấp Thanh Hóa, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, bị Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom truy tố về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” Theo quy định tại khoản 1, Điều 251

28

Xem phụ lục số 08.

29

Bộ luật hình sự. Tại phiên tòa do sức khỏe của bị cáo không đảm bảo để tham gia phiên tòa nên Hội đồng xét xử đã ra quyết định tạm ngừng phiên tòa theo điểm b khoản 1 Điều 251 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Qua vụ án trên cho thấy Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã phán đoán tình huống rằng bị cáo có thể tham gia phiên tòa trong thời hạn 05 ngày nên đã ra Quyết định tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 215 Bộ luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên Trong vụ án Thẩm phán đã không lập biên bản hội ý, hay biên bản tạm ngừng phiên tòa giống các vụ án trên, chỉ ban hành Quyết định tạm ngừng phiên tòa, tống đạt cho bị cáo và những người tham gia phiên tòa, qua vụ án cho thấy một số Tòa án lại áp dụng cách khác nhau nên cần phải có hướng dẫn cụ thể của Tòa án nhân dân Tối cao về vấn đề này.

Vụ thứ năm:30

Vụ án Nguyễn Lê Thanh Thủy, sinh năm 1994 cư trú: Thôn Phú Sung, xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị Viện kiểm sát nhân dân huyện Hàm Thuận Nam truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo quy định tại khoản 1, Điều 174 Bộ luật hình sự. Tại phiên tòa ngày 23/7/2018, Hội đồng xét xử đã ra quyết định tạm ngừng phiên tòa để xác minh, thu thập bổ sung tài liệu chứng cứ theo điểm b khoản 1 Điều 251 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Hội đồng xét xử cũng ghi việc tạm ngừng phiên tòa vào trong biên bản phiên tòa. Việc tạm ngừng cũng được thực hiện bằng quyết định tạm ngừng với các nội dung giống vụ án 1, 2 và 3. Căn cứ tạm ngừng là điểm a khoản 1 Điều 251 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Tuy nhiên, trong vụ án này không có biên bản hội ý, biên bản thảo luận hay nghị án về việc tạm ngừng phiên tòa hay biên bản về việc tạm ngừng phiên tòa như vụ án 1, 2 và 3. Bên cạnh đó, căn cứ tạm ngừng vẫn còn chung chung mà chưa được mô tả rõ ràng trong quyết định tạm ngừng phiên tòa.

Qua các vụ án trên tác giả nhận thấy chủ thể ra quyết định tạm ngừng phiên tòa là Hội đồng xét xử. Trường hợp tạm ngừng phiên tòa được Hội đồng xét xử áp dụng trong vụ án này là theo điểm a, b khoản 1 Điều 251 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Việc tạm ngừng phiên tòa của Hội đồng xét xử trong vụ án này được

30

ghi vào biên bản phiên tòa. Bên cạnh đó, Hội đồng xét xử còn lập biên bản thảo luận, biên bản nghị án, biên bản hội ý (ghi rõ ngày tháng năm) tại phòng nghị án, căn cứ vào Điều 199 và Điều 222 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Hội đồng xét xử tiến hành biểu quyết với kết quả 3/3=100% nhất trí và ghi trong biên bản quyết định ngừng phiên tòa. Sau đó Hội đồng xét xử ra quyết định tạm ngừng phiên tòa. Với các nội dung giống như biểu mẫu tạm ngừng phiên tòa dân sự và hành chính bao gồm những nội dung như: Tên gọi của quyết định, thành phần tham gia phiên tòa, thời gian, địa điểm tiến hành, căn cứ tạm ngừng phiên tòa phiên tòa, phần quyết định tạm ngừng phiên tòa, thời gian, địa điểm xét xử lại phiên tòa, chủ thể ra quyết định và quyết định này được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị cáo, người bị hại.

Các vụ án mà tác giả thu thập, cũng như tác giả là người trực tiếp giải quyết cho thấy thủ tục tạm ngừng phiên tòa còn nhiều điểm bất cập, chưa thống nhất. Mỗi Tòa án, cấp Tòa án, mỗi Thẩm phán có cách làm khác nhau. Có cần phải ra Quyết định tạm ngừng phiên tòa hay chỉ cần ghi vào biên bản phiên tòa là đủ? Biểu mẫu Quyết định tạm ngừng phiên tòa hình sự chưa ban hành. Về tên gọi biên bản trong thực tiễn cũng không giống nhau bao gồm: Biên bản về việc tạm ngừng, Biên bản hội ý, biên bản thảo luận, Biên bản ghi nhận sự việc về sức khỏe của người tham gia tố tụng, biên bản nghị án. Sau khi tạm ngừng phiên tòa, Hội đồng xét xử phải ra Thông báo thu thập chứng cứ hay tự Hội đồng xét xử thu thập chứng cứ? Đây là những câu hỏi, vướng mắc cần phải có văn bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.

Bên cạnh vấn đề thủ tục thì qua các vụ án trên cũng cho thấy việc quy định thời hạn tạm ngừng phiên tòa trong 05 ngày là quá ngắn, không đảm bảo thời gian để thực hiện các thủ tục cần thiết cho việc mở lại phiên tòa. Trong khi đó quy định về thời hạn hoãn phiên tòa tối đa lên đến 30 ngày nên nếu thấy cần thu thập, bổ sung chứng cứ thì thường Hội đồng xét xử sẽ quyết định hoãn phiên tòa.

Một vấn đề khác là trong thời gian tạm ngừng phiên tòa, các thành viên Hội đồng xử có thể tham gia xét xử vụ án khác hay không cũng chưa được hướng dẫn. Thực tiễn cho thấy các Hội thẩm nhân dân do thường kiêm nhiệm công tác khác nên khó có thể mời họ xét xử lại. Do đó Chánh án ra quyết định phân công lại để Hội thẩm, Thư ký khác tham gia xét xử là hoàn toàn phù hợp đáp ứng yêu cầu thực tiễn xét xử hiện nay.

Một phần của tài liệu Tạm ngừng phiên tòa theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 37 - 42)