Kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục, thời hạn tạm ngừng phiên tòa

Một phần của tài liệu Tạm ngừng phiên tòa theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 42 - 46)

15 Mẫu số 35-HS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

2.3. Kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục, thời hạn tạm ngừng phiên tòa

pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục, thời hạn tạm ngừng phiên tòa

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những hạn chế trong quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và thực trạng áp dụng quy định về thủ tục, thời hạn tạm ngừng phiên tòa, tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, hiện nay theo quy định tại khoản 2 Điều 251 của Bộ luật tố tụng hình sự thì việc tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa và thông báo cho những người tham gia tố tụng biết. Điều này không phù hợp với thực tiễn xét xử vì quyết định tạm ngừng một phiên tòa không thể chỉ bằng lời nói. Việc thông báo bằng lời nói không mang giá trị pháp lý cao trong hoạt động xét xử tại phiên tòa, không thể hiện quyền năng xét xử của Hội đồng xét xử, cũng không đảm bảo về mặt thủ tục tống đạt. Hiện nay, một số Tòa án ghi nội dung tạm ngừng việc xét xử vào biên bản phiên tòa; một số Tòa án khác thì tự ban hành Quyết định tạm ngừng phiên tòa dựa trên biểu mẫu quyết định tạm ngừng của vụ án dân sự, hành chính. Điều này không tạo sự đồng bộ và thống nhất trong hệ thống pháp luật tố tụng chung. Do đó, tác giả kiến nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần ban hành biểu mẫu Quyết định tạm ngừng phiên tòa hình sự để áp dụng thống nhất.

Thứ hai, sửa đổi quy định về thời hạn tạm ngừng phiên tòa. Như đã phân tích ở trên, việc tạm ngừng phiên tòa để thu thập chứng cứ trong thời hạn 05 ngày. Đối với bị cáo tại ngoại phải tống đạt Quyết định tạm ngừng phiên tòa trực tiếp hoặc niêm yết 15 ngày. Do đó thời hạn 05 ngày theo tác giả là không đảm bảo các thủ tục tống đạt cho bị cáo, đương sự, người tham gia tống tụng, cơ quan cảnh sát hỗ trợ tư pháp trong việc trích xuất bị cáo đến phiên tòa… Ngoài ra, sau khi tạm ngừng phiên tòa thì Hội đồng xét xử sẽ thu thập chứng cứ hay ra thông báo yêu cầu Viện kiểm sát thu thập chứng cứ theo quy định tại Điều 252 BLTTHS năm 2015. Trong khi Điều 88 BLTTHS năm 2015 lại quy định chung cơ quan tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, trong đó có Tòa án được tiến hành thu thập chứng cứ như xem xét tại chỗ vật chứng, xem xét tại chỗ nơi xảy ra tội phạm. Như vậy trong thời hạn 05 ngày để hoàn thành việc xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ là khó có tính khả thi trong thực tiễn. Chính vì vậy có thể nghiên cứu sửa đổi thời hạn tạm ngừng phiên tòa là không quá 15 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Thứ ba, để đảm bảo thực hiện đúng, có hiệu quả quy định về thủ tục, thời hạn tạm ngừng phiên tòa cần có văn bản hướng các dẫn vấn đề sau:

Một là, nếu có căn cứ áp dụng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 251 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cần phải xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa và có thể thực hiện được trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa nhưng Hội đồng xét xử lại áp dụng điểm b khoản 1 Điều 297 để quyết định hoãn phiên tòa thì việc làm này của Tòa án có vi phạm tố tụng hay không?31

. Tác giả cho rằng Bộ luật Tố tụng hình sự cho phép Hội đồng xét xử quyền tự đánh giá thời gian có thể bổ sung, xác minh chứng cứ, tài liệu đồ vật để ra quyết định tạm ngừng phiên tòa hoặc quyết định hoãn phiên tòa trong từng trường hợp cụ thể là hợp lý. Nên nếu có sự lựa chọn không phù hợp thì chỉ là vấn đề nhận thức và đánh giá do đó không thể coi là vi phạm thủ tục tố tụng trong trường hợp này. Tuy nhiên về mặt thực tiễn áp dụng pháp luật nếu không có văn bản hướng dẫn hoặc giải đáp thắc mắc của cơ quan có thẩm quyền thì việc hiểu và áp dụng pháp luật có thể khác nhau.

Hai là, Tòa án nhân dân tối cao cần ban hành bổ sung các biểu mẫu tố tụng liên quan đến tạm ngừng phiên tòa để áp dụng thống nhất như: Quyết định tạm ngừng phiên tòa, Biên bản hội ý tạm ngừng phiên tòa của Hội đồng xét xử; Biên bản ghi nhận sự vắng mặt Thư ký; thành viên Hội đồng xét xử, đương sự do sức khỏe, do sự kiện bất khả kháng;…

Ba là, cần phải có hướng dẫn sau khi tạm ngừng phiên tòa nếu Hội thẩm nhân dân không thể tham gia phiên tòa được mở lại thì Chánh án vẫn có quyền phân công Hội thẩm dự khuyết thay thế, vì thực tiễn Hội thẩm nhân dân là những người kiêm nhiệm công tác mặt trận, đoàn thể, giáo viên… Do đó họ khó có thể tham gia lại nếu như bận công tác hoặc hội, họp, như vậy sẽ rất khó cho việc tham gia lại phiên tòa, dẫn đến vụ án phải tiếp tục hoãn, kéo dài thời gian xét xử. Kiến nghị cần có văn bản hướng dẫn quy định rõ thẩm quyền của Chánh án, Phó Chánh án trong trường hợp phân công lại Hội thẩm khác tham gia phiên tòa trước đó đã bị tạm ngừng.

31

Đặng Bá Hưng, “Một số ý kiến trao đổi về tạm ngừng phiên tòa hình sự”. Nguồn: http://vksbacgiang.gov.vn /baiviet/71/7080, truy cập ngày 7/7/2019.

Kết luận Chƣơng 2

Trong phạm vi nghiên cứu của Chương 2 tác giả đã đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tạm ngừng phiên tòa. Thông qua các vụ án điển hình được tác giả phân tích, đánh giá ở Chương này có thể nhận thấy tạm ngừng phiên tòa là một chế định mới, mặc dù quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự còn chung chung và chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng tuy nhiên các Toà án đã áp dụng quy định này mang lại hiệu quả cho hoạt động xét xử. Các Toà án đã áp dụng đúng đắn các căn cứ và theo thủ tục mà Bộ luật Tố tụng hình sự quy định. Bên cạnh đó thì việc tạm ngừng phiên tòa không chỉ bảo vệ quyền lợi của các cá nhân mà còn đảm bảo cho Tòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và đặc biệt là khắc phục những khó khăn do những trở ngại khách quan trong công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ cụ thể nói trên.

Đối với pháp luật tố tụng hình sự, nơi mà người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình. Nhưng không phải vì thế mà quyền của người phạm tội không được quan tâm mà ngược lại. Việc ban hành những nguyên tắc mang tính chất cơ bản nhằm đảm bảo cho việc thực hiện quyền của người phạm tội nói chung là điều vô cùng cần thiết. Điều này hoàn toàn phù hợp với chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới. Đặc biệt, khi mà nước ta đã và đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền cơ bản của công dân thì điều này càng trở nên quan trọng và đặc biệt có ý nghĩa.

Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập trong việc áp dụng quy định này. Điều này thể hiện ở chỗ một số nơi Tòa án đánh giá căn cứ áp dụng chưa phù hợp dẫn đến việc tạm ngừng phiên toà nhưng không mang lại kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó việc áp dụng tạm ngừng phiên toà không đảm bảo sự thống nhất. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định này trên thực tế. Điều này đã góp phần đảm bảo việc xác định sự thật của vụ án, đảm bảo cho việc giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án hình sự.

KẾT LUẬN

Tạm ngừng phiên tòa là chế định mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Việc bổ sung chế định này trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã khắc phục hạn chế, bất cập trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn xét xử các vụ án hình sự. Chế định này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án hình sự, đảm bảo việc xét xử của Tòa án là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia tố tụng. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn này đã đạt được một số kết quả như sau:

Trong Chương 1 của luận văn đã làm sáng tỏ các trường hợp tạm ngừng phiên tòa trong tố tụng hình sự. Ngoài ra, tác giả cũng đã lồng ghép thực tiễn áp dụng và nêu những kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về các trường hợp tạm ngừng phiên tòa.

Trong phạm vi nghiên cứu của Chương 2 luận văn đã phân tích làm sáng tỏ thủ tục, thời hạn tạm ngừng phiên tòa trong tố tụng hình sự. Đồng thời xác định được những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Đưa ra những kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục, thời hạn tạm ngừng phiên tòa trong tố tụng hình sự.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Chương 1 và Chương 2 luận văn đã đánh giá thực trạng áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tạm ngừng phiên toà. Tác giả nhận thấy nhìn chung các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về tạm ngừng phiên tòa đã được áp dụng trên thực tiễn và bước đầu đã phát huy được ý nghĩa tích cực của nó. Việc áp dụng của các Tòa án đã đảm bảo đúng căn cứ, thời hạn và thủ tục mà luật đã quy định. Tuy nhiên, do một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình năm 2015 về tạm ngừng phiên tòa sự còn chung chung và chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng nên việc áp dụng quy định còn tồn tại những hạn chế, bất cập nhất định. Trên cơ sở của việc xác định những hạn chế, bất cập quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập trong thực tiễn, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định này trên thực tế./.

Một phần của tài liệu Tạm ngừng phiên tòa theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)