Kiến nghị hoàn thiện quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo khoản 2 Điều 54 BLHS năm

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 30)

nhất của khung hình phạt được áp dụng theo khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015

Như đã phân tích tại mục 1.2 của Luận văn, thực trạng áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 54 BLHS vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập trong việc xác định điều kiện để người phạm tội có thể được áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 54 BLHS cũng như giới hạn quyết định hình phạt trong trường hợp này. Cụ thể như: (1) Tòa án xác định chưa đúng và đầy đủ các điều kiện để áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS đối với người phạm tội; (2) Điều kiện “phạm tội lần đầu” áp dụng chưa có sự thống nhất giữa các Tòa án; (3) Việc xác định điều kiện “có vai trò không đáng kể” còn mang nặng tính đánh giá chủ quan của Hội đồng xét xử; (4) Trong nhiều trường hợp, Tòa án xác định chưa đúng mức hình phạt tối đa quy định tại khoản 2 Điều 54 BLHS; (5) Mức hình phạt tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 54 BLHS còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là do quy định của khoản 2 Điều 54 BLHS chưa được rõ, thêm vào đó lại không có văn bản hướng dẫn cụ thể. Do đó, để khắc phục vấn đề này, tác giả kiến nghị:

Thứ nhất, để tránh tình trạng các Tòa án hiểu và áp dụng không đúng và không thống nhất về điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 54 BLHS, tác giả kiến

nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn rõ các điều kiện để người phạm tội có thể được áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 54 BLHS như sau:

“Người phạm tội có thể được Tòa án áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015 khi có đủ các điều kiện sau đây:

1) Điều luật được áp dụng đối với người phạm tội có từ hai khung hình phạt trở lên và khung hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội không phải là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật.

2) Người phạm tội phải thuộc trường hợp phạm tội lần đầu. Phạm tội lần đầu được xác định theo giải thích tại Mục 4 Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC của TAND tối cao ngày 7/4/2017 giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ: “Phạm tội lần đầu được hiểu là từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào. Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng đã được xóa án tích hoặc chưa bị kết án, nhưng đã hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa bị kết án, chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS nay bị truy cứu TNHS trong cùng lần phạm tội sau, thì không được coi là phạm tội lần đầu”.

Khi áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015 đối với người phạm tội, để đảm bảo đúng với quy định của BLHS, trong phần “Nhận định của Tòa án”, Tòa án phải xác định rõ người phạm tội thuộc trường hợp phạm tội lần đầu mà trong không được xác định và giải thích trong bản án là “người phạm tội không có tiền án”, hoặc “người phạm tội không có tiền án, tiền sự” vì khái niệm “phạm tội lần đầu” không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm “không có tiền án”.

3) Người phạm tội phải là người giúp sức trong vụ án đồng phạm. Người giúp sức được hiểu theo quy định tại khoản 3 Điều 17 BLHS năm 2015: “Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”.

4) Người phạm tội có vai trò không đáng kể trong vụ án đồng phạm. Xuất phát từ lý do nhà làm luật quy định khoản 2 Điều 54 trong BLHS là nhằm hướng tới việc đảm bảo hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với người phạm tội phải tương xứng và phù hợp với các đặc điểm nhân thân, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã thực hiện trong mối quan hệ với những người đồng phạm khác cho nên để xác định thế nào là người “có vai trò không đáng kể” trong vụ án đồng phạm, Tòa án phải dựa vào nội dung của từng vụ án vụ thể và có thể dựa trên một số tiêu chí để xác định điều kiện này đối với người phạm tội như sau: (1) Hành vi của người phạm tội trong vụ án đồng phạm như thế nào, ví dụ như người phạm tội có

hành vi rất đơn giản;18 (2) Tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thấp; (3) Mức độ và vai trò tham gia vào vụ án đồng phạm của người phạm tội là hạn chế nhất, thấp nhất so với những người đồng phạm khác; vai trò “mắt xích” của người giúp sức đó không quan trọng lắm trong vụ án đồng phạm; hành vi mà họ thực hiện không quyết liệt, không tích cực, không cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; thông thường người phạm tội không trực tiếp gây ra thiệt hại vật chất, thể chất…"

Thứ hai, để áp dụng thống nhất về giới hạn quyết định hình phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 54 BLHS, tác giả kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn rõ giới hạn này kèm theo ví dụ cụ thể như sau:

“Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo quy định tại khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015 thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật. “Không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật” được hiểu là Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt liền kề nhẹ hơn nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của loại hình phạt đó (hình phạt tiền có mức tối thiểu là 1 triệu đồng, cải tạo không giam giữ (CTKGG) tối thiểu là 6 tháng, hình phạt tù có thời hạn tối thiểu là 3 tháng).

Ví dụ: A phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 168 BLHS năm 2015. A có đủ điều kiện để áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS và được Tòa án quyết định áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS. Trong trường hợp này, khi áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS, Tòa án có thể quyết định từ 3 tháng tù (mức tối thiểu của hình phạt tù có thời hạn vì khoản 1 Điều 168 là khoản nhẹ nhất của Điều 168 quy định khung hình phạt từ 3 năm tù đến 10 năm tù) đến dưới 7 năm tù (dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được quy định tại khoản 2 Điều 168 BLHS – Khoản 2 Điều 168 quy định khung hình phạt từ 7 năm đến 15 năm tù)”.

18

VKSND Tối cao – Vụ thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử hình sự (2020), Tài liệu giải đáp về

những khó khăn, vướng mắc, Đơn vị thực hiện: V7, V14, Hội nghị Tập huấn công tác thực hành quyền công

Kết luận Chƣơng 1

Trong Chương 1, tác giả đã phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015. Đồng thời, tác giả cũng đã đi vào phân tích thực trạng áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 54 BLHS hiện nay với những vướng mắc, bất cập còn tồn tại trong thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về vấn đề này như sau:

Tác giả kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn rõ các điều kiện và giới hạn quyết định hình phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015 với các nội dung:

- Người phạm tội có thể được Tòa án áp dụng quy định tại Khoản 2 Điều 54

BLHS năm 2015 khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Điều luật được áp dụng đối với người phạm tội có từ hai khung hình phạt trở lên và khung hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội không phải là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật.

+ Người phạm tội phải thuộc trường hợp phạm tội lần đầu. + Người phạm tội phải là người giúp sức trong vụ án đồng phạm + Người phạm tội có vai trò không đáng kể trong vụ án đồng phạm.

- “Không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật” được hiểu là Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt liền kề nhẹ hơn nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của loại hình phạt đó (hình phạt tiền có mức tối thiểu là 1 triệu đồng, CTKGG tối thiểu là 6 tháng, hình phạt tù có thời hạn tối thiểu là 3 tháng).

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)