Kiến nghị hoàn thiện quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo khoản 3 Điều 54 BLHS

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 44 - 50)

thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo khoản 3 Điều 54 BLHS năm 2015

Mặc dù hiện nay đã có mục 10b Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP của HĐTP TAND tối cao ngày 4/8/2000 hướng dẫn áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 54 BLHS 2015 nhưng như đã phân tích tại mục 2.2 của Luận văn thì mục 10b Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP chưa hướng dẫn đầy đủ về trường hợp chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn theo quy định tại khoản 3 Điều 54 BLHS; hai ví dụ được đưa ra tại mục 10b Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP trong một số trường hợp lại mâu thuẫn với nhau. Do đó, thực trạng áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 54 BLHS năm 2015 trong trường hợp chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn vẫn còn có những hạn chế, bất cập như: (1) Khi Tòa án quyết định chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn thì Tòa án có phải tuân thủ điều kiện áp dụng của loại hình phạt nhẹ hơn đó hay không hay chỉ cần chuyển sang bất kì hình phạt nào nhẹ hơn là được; (2) Khi quyết định chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn theo khoản 3 Điều 54 BLHS thì Tòa án có thể chuyển sang hình phạt nhẹ hơn là hình phạt tiền hay không; (3) Trong trường hợp khung hình phạt duy nhất hoặc khung hình phạt nhẹ nhất được áp dụng có quy định chế tài lựa chọn, trong đó có quy định hình phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc CTKGG thì Tòa án có cần áp dụng khoản 3 Điều 54 BLHS để chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn nữa hay không và nếu Tòa án áp dụng khoản 3 Điều 54 BLHS để chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn thì sẽ chuyển sang loại hình phạt nào. Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là do quy định của khoản 3

Điều 54 BLHS chưa rõ, thêm vào đó thì hướng dẫn tại mục 10b Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP lại mâu thuẫn nhau. Do đó, để khắc phục vấn đề này, tác giả kiến nghị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn khoản 3 Điều 54 BLHS năm 2015 (trong một số trường hợp có kèm theo ví dụ cụ thể) với những nội dung như sau:

“Khi Tòa án lựa chọn phương án chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn quy định tại khoản 3 Điều 54 BLHS năm 2015 để quyết định hình phạt đối với người phạm tội thì cần lưu ý những nội dung sau đây:

- Tòa án có thể chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn mà không cần phải là “liền kề nhẹ hơn”.

- Khi Tòa án chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn thì phải đáp ứng được các điều kiện áp dụng đối với mỗi loại hình phạt nhẹ hơn đó như sau:

+ Tòa án có thể chuyển sang hình phạt cảnh cáo đối với người phạm tội ít nghiêm trọng.39

+ Tòa án có thể chuyển sang hình phạt CTKGG đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng (hoặc người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng)40

đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng.

+ Tòa án có thể chuyển sang hình phạt tiền đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng41

mà không bị ràng buộc bởi điều kiện thuộc trường hợp “do BLHS quy định”.

Ví dụ: A phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 193 BLHS (khoản 1 Điều 193 BLHS quy định khung hình phạt từ 2 năm tù đến 5 năm tù), A có đủ điều kiện áp dụng khoản 3 Điều 54 BLHS và được Tòa án quyết định áp dụng khoản 3 Điều 54 BLHS để chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; thì trong trường hợp này, Tòa án có thể chuyển sang hình phạt CTKGG hoặc hình phạt tiền vì: (1) Cảnh cáo nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn nhưng tội mà A phạm là loại tội phạm nghiêm trọng nên Tòa án không thể chuyển sang hình phạt cảnh cáo được; (2) Khoản 1 Điều 193 BLHS là loại tội phạm nghiêm trọng nên Tòa án có thể

39

Xem: Điều 34 BLHS năm 2015.

40

Xem: Khoản 1 Điều 36 và khoản 1 Điều 100 BLHS năm 2015.

41

chuyển sang hình phạt CTKGG nếu A đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng; (3) Khoản 1 Điều 193 BLHS là loại tội phạm nghiêm trọng (lại thuộc chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế) nên Tòa án có thể chuyển sang hình phạt tiền để áp dụng đối với A.

- Về việc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn trong trường hợp khung hình phạt duy nhất hoặc khung hình phạt nhẹ nhất được áp dụng có quy định chế tài lựa chọn, trong đó có quy định hình phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc CTKGG.

Xuất phát từ lý do mà nhà làm luật quy định Điều 54 trong BLHS là nhằm hướng tới việc đảm bảo hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với người phạm tội phải tương xứng và phù hợp với các đặc điểm nhân thân, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã thực hiện. Hơn nữa, trong Điều 54 BLHS, ở mỗi khoản của điều luật, nhà làm luật đều quy định cụm từ “có thể”, tức là tùy từng trường hợp, Tòa án sẽ quyết định áp dụng hay không áp dụng Điều 54 BLHS. Do đó:

(1) Nếu Tòa án xác định được rằng, nếu trong trường hợp người phạm tội không có nhiều tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 51 BLHS, hoặc không phải là người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể thì bị cáo phải bị xử phạt ở mức cao của khung hình phạt. Thông thường trong trường hợp này, khi người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 51 BLHS, hoặc là người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt ở mức thấp của khung hình phạt được áp dụng thì Tòa án không áp dụng Điều 54 BLHS đối với người phạm tội.

(2) Nếu Tòa án xác định được rằng, nếu trong trường hợp người phạm tội không có nhiều tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 51 BLHS, hoặc không phải là người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể thì bị cáo có thể bị xử phạt ở mức thấp hoặc ở mức thấp nhất của khung hình phạt. Thông thường trong trường hợp này, khi người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 51 BLHS, hoặc là người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể thì Tòa án sẽ áp dụng Điều 54 BLHS đối với người phạm tội để đảm bảo hình phạt áp dụng tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã thực hiện.

Việc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn trong trường hợp khung hình phạt duy nhất hoặc khung hình phạt nhẹ nhất được áp dụng có quy định hình phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc CTKGG được thực hiện như sau:

+ Nếu trong khung hình phạt được áp dụng đã có quy định hình phạt cảnh cáo thì Tòa án không thể áp dụng khoản 3 Điều 54 BLHS để quyết định chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn theo đối với người phạm tội nữa. Nếu người phạm tội không thỏa mãn điều kiện để được miễn hình phạt hoặc miễn TNHS thì Tòa án có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo được quy định trong khung hình phạt đối với người phạm tội.

+ Nếu trong khung hình phạt được áp dụng có quy định hình phạt cảnh cáo và hình phạt CTKGG thì Tòa án cũng không thể áp dụng khoản 3 Điều 54 BLHS để quyết định chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn theo đối với người phạm tội nữa. Nếu người phạm tội không thỏa mãn điều kiện để được miễn hình phạt hoặc miễn TNHS thì Tòa án có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo được quy định trong khung hình phạt đối với người phạm tội.

+ Nếu trong khung hình phạt được áp dụng có quy định hình phạt tiền, CTKGG, hình phạt tù có thời hạn, thì nếu tội phạm mà người đó thực hiện là loại tội phạm ít nghiêm trọng thì Tòa án có thể áp dụng khoản 3 Điều 54 BLHS để chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn là cảnh cáo để áp dụng đối với người phạm tội.

+ Nếu trong khung hình phạt được áp dụng có quy định hình phạt CTKGG và hình phạt tù có thời hạn, thì Tòa án có thể áp dụng khoản 3 Điều 54 BLHS để chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn là cảnh cáo hoặc hình phạt tiền để áp dụng đối với người phạm tội (nếu có đủ điều kiện áp dụng).

+ Nếu trong khung hình phạt được áp dụng chỉ quy định hình phạt tù có thời hạn, thì Tòa án có thể áp dụng khoản 3 Điều 54 BLHS để chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn là cảnh cáo, phạt tiền hoặc CTKGG để áp dụng đối với người phạm tội (nếu có đủ điều kiện áp dụng)”.

Kết luận Chƣơng 2

Trong Chương 2 của Luận văn, tác giả đã phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo khoản 3 Điều 54 BLHS năm 2015. Đồng thời, tác giả cũng đã phân tích một số hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 54 BLHS và trên cơ sở đó, đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về vấn đề này như sau:

Tác giả kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng đối với trường hợp chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn quy định tại khoản 3 Điều 54 BLHS năm 2015 với các nội dung:

- Tòa án có thể chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn mà không cần phải là “liền kề nhẹ hơn”.

- Khi Tòa án chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn thì phải đáp ứng được các điều kiện áp dụng đối với mỗi loại hình phạt nhẹ hơn đó.

- Hướng dẫn rõ vấn đề chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn trong trường hợp khung hình phạt duy nhất hoặc khung hình phạt nhẹ nhất được áp dụng có quy định chế tài lựa chọn, trong đó có quy định hình phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc CTKGG.

KẾT LUẬN

Với phạm vi nghiên cứu của mình, Luận văn đã đạt được các kết quả nghiên cứu sau:

Thứ nhất, Luận văn đã phân tích được các quy định của pháp luật hình sự

Việt Nam về điều kiện áp dụng và giới hạn quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 54 BLHS năm 2015.

Thứ hai, Luận văn đã phân tích được thực trạng áp dụng quy định của pháp

luật hình sự Việt Nam về về điều kiện áp dụng và giới hạn quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 54 BLHS năm 2015 với những vướng mắc, bất cập còn tồn tại trên thực tế và nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập đó.

Thứ ba, Luận văn đã đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp

luật hình sự Việt Nam về vấn đề này như sau:

Tác giả kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn rõ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 54 BLHS năm 2015 với các nội dung:

- Người phạm tội có thể được Tòa án áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 54

BLHS năm 2015 khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Điều luật được áp dụng đối với người phạm tội có từ hai khung hình phạt trở lên và khung hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội không phải là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật.

+ Người phạm tội phải thuộc trường hợp phạm tội lần đầu. + Người phạm tội phải là người giúp sức trong vụ án đồng phạm + Người phạm tội có vai trò không đáng kể trong vụ án đồng phạm.

- Hướng dẫn rõ thế nào là “Không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền

kề nhẹ hơn của điều luật” quy định tại khoản 2 Điều 54 BLHS.

- Tòa án có thể chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn mà không cần phải là “liền kề nhẹ hơn”.

- Khi Tòa án chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn thì phải đáp ứng được các điều kiện áp dụng đối với mỗi loại hình phạt nhẹ hơn đó.

- Hướng dẫn rõ vấn đề chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn trong trường hợp khung hình phạt duy nhất hoặc khung hình phạt nhẹ nhất được áp dụng có quy định chế tài lựa chọn, trong đó có quy định hình phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc CTKGG.

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 44 - 50)