thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo khoản 3 Điều 54 BLHS năm 2015
Thứ nhất, khi quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn
thì Tòa án có cần phải tuân thủ điều kiện áp dụng của loại hình phạt nhẹ hơn đó hay không, hay chỉ cần chuyển sang bất kì hình phạt nào nhẹ hơn là được, đến nay vẫn chưa có cách hiểu thống nhất. Về vấn đề này, vẫn còn có các quan điểm khác nhau như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, với ví dụ 1 được nêu ra tại mục 10b Nghị
quyết số 01/2000/NQ-HĐTP của HĐTP TAND tối cao ngày 4/8/2000: “Một người
buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị 40 triệu đồng thuộc khoản 1 Điều 156 BLHS năm 1999, có hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 trở lên, thì đối với họ chỉ có thể quyết định một hình phạt tù từ 3 tháng đến dưới 6 tháng hoặc chuyển sang hình phạt khác thuộc
23
loại nhẹ hơn (cảnh cáo, phạt tiền, CTKGG)”24 thì khi quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, Tòa án có thể chuyển sang bất kỳ hình phạt nào nhẹ hơn mà không cần phải tuân thủ điều kiện áp dụng của loại hình phạt nhẹ hơn đó. Cụ thể, với ví dụ 1 này, khi quyết định hình phạt tù từ 3 tháng đến dưới 6 tháng tức là Tòa án đã áp dụng phương án “quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt”, còn phương án thứ hai là Tòa án quyết định chuyển sang hình
phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Trong ví dụ này, khoản 1 Điều 156 BLHS năm 1999 quy định hình phạt tù có thời hạn. Do đó, nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn là hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, CTKGG. Trong ví dụ trên, Tòa án có thể chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn là cảnh cáo, phạt tiền, CTKGG thì điều này có nghĩa là khi quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn theo khoản 3 Điều 54 BLHS, Tòa án có thể chuyển sang bất kỳ hình phạt nào nhẹ hơn mà không cần phải tuân thủ điều kiện áp dụng của loại hình phạt nhẹ hơn đó. Bởi khoản 1 Điều 156 BLHS năm 1999 có mức cao nhất của khung hình phạt là đến năm năm tù, căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS năm 1999 thì đây là loại tội phạm nghiêm trọng. Trong khi đó, để được áp dụng hình phạt cảnh cáo, phạt tiền thì loại tội phạm mà người phạm tội thực hiện phải là loại tội phạm ít nghiêm trọng;25 để được được áp dụng hình phạt CTKGG thì loại tội phạm mà người phạm tội thực hiện có thể là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.26 Nếu việc chuyển sang hình phạt khác nhẹ hơn bắt buộc phải tuân thủ điều kiện áp dụng của loại hình phạt đó thì trong ví dụ 1 trên, Tòa án chỉ có thể chuyển sang hình phạt CTKGG (vì khoản 1 Điều 156 BLHS năm 19999 là loại tội phạm nghiêm trọng) mà không thể chuyển sang hình phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền được.
Quan điểm thứ hai cho rằng, khi Tòa án quyết định chuyển sang hình phạt
khác thuộc loại nhẹ hơn theo khoản 3 Điều 54 BLHS thì phải tuân thủ điều kiện áp dụng chung của loại hình phạt tương ứng được quy định trong BLHS năm 2015. Quan điểm này được thể hiện thông qua ví dụ sau: A phạm tội cướp giật tài sản quy
24
Khoản 1 Điều 156 BLHS năm 1999 quy định: “…thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”.
Khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS, nay là khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015.
25
Điều 29 BLHS năm 1999 quy định: “Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có
nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt”.
Khoản 1 Điều 30 BLHS năm 1999 quy định: “Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người
phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định”.
26
Khoản 1 Điều 31 BLHS năm 1999 quy định: “CTKGG được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với
định tại khoản 1 Điều 171 BLHS. A có đủ điều kiện để áp dụng khoản 3 Điều 54 BLHS thì Tòa án có thể lựa chọn một trong hai phương án: (1) quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (phạt tù từ 3 tháng đến dưới 1 năm) hoặc; (2) chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn (áp dụng hình phạt CTKGG từ 6 tháng đến 3 năm).27
Với ví dụ này có thể thấy, quan điểm thứ hai cho rằng khi Tòa án muốn chuyển sang loại hình phạt nhẹ hơn nào thì phải tuân thủ được điều kiện áp dụng của loại hình phạt đó. Trong ví dụ trên, khoản 1 Điều 171 BLHS quy định hình phạt tù có thời hạn với khung hình phạt từ 1 năm đến 5 năm tù. Nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn có hình phạt cảnh cáo, phạt tiền và CTKGG nhưng ví dụ trên lại khẳng định trường hợp A phạm tội theo khoản 1 Điều 171 BLHS và có đủ điều kiện để áp dụng khoản 3 Điều 54 BLHS thì Tòa án chỉ có thể chuyển sang hình phạt CTKGG mà không thể chuyển sang cảnh cáo hoặc phạt tiền. Điều này xuất phát từ lý do cho rằng: (1) Cảnh cáo chỉ có thể được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng,28 còn A phạm tội theo khoản 1 Điều 171 BLHS là loại tội phạm nghiêm trọng nên không thể chuyển sang hình phạt cảnh cáo được; (2) Phạt tiền chỉ được áp dụng là hình phạt chính trong những trường hợp tội mà người đó phạm có quy định phạt tiền là hình phạt chính;29 Điều 171 BLHS không quy định phạt tiền là hình phạt chính không thể chuyển sang hình phạt tiền được; (3) Tòa án chỉ có thể chuyển sang hình phạt CTKGG vì CTKGG được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng.30 CTKGG nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn và khoản 1 Điều 171 BLHS là loại tội phạm nghiêm trọng nên có đủ điều kiện để chuyển sang hình phạt CTKGG.
Hơn nữa, quan điểm thứ hai cũng cho rằng, với ví dụ 2 được nêu ra tại mục 10b Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP: “Một người tổ chức việc kết hôn cho những
người chưa đến tuổi kết hôn đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm theo quy định tại Điều 148 BLHS năm 1999, có hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 trở lên, thì đối với họ không được quyết định một hình phạt tù dưới 3 tháng (mức thấp của loại hình phạt tù có thời hạn) mà chỉ có thể xử phạt cảnh cáo, CTKGG đến 2 năm” thì khi quyết định chuyển sang
một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, Tòa án vẫn phải tuân thủ điều kiện áp dụng
27
Trường Đại học Luật TP.HCM (2019), tlđd (1), tr.337.
28
Xem: Điều 34 BLHS năm 2015.
29
Xem: Khoản 1 Điều 35 BLHS năm 2015.
30
của loại hình phạt nhẹ hơn đó. Bởi với ví dụ 2 này thì mặc dù Điều 148 BLHS năm 1999 là loại tội phạm ít nghiêm trọng31
nhưng Tòa án không chuyển qua hình phạt tiền được vì theo quy định tại khoản 1 Điều 30 BLHS năm 1999 thì phạt tiền chỉ được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng trong những trường hợp do BLHS quy định.32
Điều 148 BLHS năm 1999 không quy định nên không thể chuyển sang hình phạt tiền được.
Như vậy, mục 10b Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP đã đưa ra ví dụ 1 và ví dụ 2 để hướng dẫn áp dụng Điều 47 BLHS năm 1999 (nay là khoản 3 Điều 54 BLHS năm 2015) nhưng hai ví dụ này không thống nhất với nhau và không thể hiện rõ được tinh thần hướng dẫn của Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP là như thế nào.
Việc chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn theo khoản 3 Điều 54 BLHS có cần phải tuân thủ điều kiện áp dụng của loại hình phạt nhẹ hơn đó hay không, có các trường hợp vướng mắc cụ thể như sau:
Một là, đối với trường hợp quyết định chuyển sang hình phạt khác thuộc loại
nhẹ hơn là hình phạt cảnh cáo, CTKGG.
Bản án thứ 1 (Phụ lục số 06) và nhận xét, đánh giá: Nội dung bản án:33
Mai Vinh Q có hành vi vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng, gây thiệt hại cho Nhà nước với số tiền 111.152.465 đồng. Tại Bản án HSST số 22/2019/HS-ST ngày 31/5/2019, TAND tỉnh Đăk Nông áp dụng điểm b khoản 1 Điều 224; các điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; khoản 3 Điều 54; Điều 34 BLHS năm 2015 xử phạt bị cáo Q hình phạt cảnh cáo về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.
Nhận xét, đánh giá:
Mai Vinh Q phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 224 BLHS năm 2015 là khung hình phạt nhẹ nhất của Điều 224 BLHS. Khoản 1 Điều 224 BLHS quy định khung hình phạt “CTKGG đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1
năm đến 5 năm”, đây là loại tội phạm nghiêm trọng. Q có đủ điều kiện để được áp
dụng khoản 3 Điều 54 BLHS nên Tòa án đã lựa chọn phương án quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn đối với Q là cảnh cáo. Về việc Tòa án áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với Q vẫn có hai quan điểm như sau:
31
Điều 148 BLHS năm 1999 quy định: “…thì bị phạt cảnh cáo, CTKGG đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3
tháng đến 2 năm”.
32
Xem: Khoản 1 Điều 30 BLHS năm 1999.
33
Quan điểm thứ nhất cho rằng, theo tinh thần của ví dụ 1 được nêu ra tại mục
10b Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP, khi quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, Tòa án có thể chuyển sang bất kỳ hình phạt nào nhẹ hơn mà không cần phải tuân thủ điều kiện áp dụng của loại hình phạt nhẹ hơn đó thì việc Tòa án tuyên phạt Q cảnh cáo là đúng. Vì khoản 1 Điều 224 BLHS quy định khung hình phạt là CTKGG đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Nhẹ hơn hình phạt CTKGG và tù có thời hạn là hình phạt cảnh cáo, phạt tiền. Ở đây, Tòa án tuyên cảnh cáo là hình phạt nhẹ hơn hình phạt CTKGG và tù có thời hạn nên đúng.
Quan điểm thứ hai cho rằng, khi Tòa án muốn quyết định chuyển sang hình
phạt khác thuộc loại nhẹ hơn thì phải tuân thủ điều kiện áp dụng chung của loại hình phạt tương ứng được quy định trong BLHS. Theo Điều 34 BLHS thì cảnh cáo chỉ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng. Khoản 1 Điều 224 BLHS là loại tội phạm nghiêm trọng nên Tòa án không thể chuyển sang hình phạt khác là cảnh cáo để áp dụng đối với Q được. Do đó, việc Tòa án áp dụng khoản 3 Điều 54 BLHS tuyên phạt Q hình phạt cảnh cáo là sai quy định.
Hai là, đối với việc quyết định chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ
hơn là hình phạt tiền.
Khi Tòa án áp dụng khoản 3 Điều 54 BLHS để quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn thì Tòa án có thể chuyển sang hình phạt tiền để áp dụng đối với người phạm tội hay không hiện nay vẫn còn hai quan điểm như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, với ví dụ 1 được nêu ra tại mục 10b Nghị quyết
số 01/2000/NQ-HĐTP thì khi quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, Tòa án có thể chuyển sang bất kỳ hình phạt nào nhẹ hơn mà không cần phải tuân thủ điều kiện áp dụng của loại hình phạt nhẹ hơn đó, trong đó bao gồm cả hình phạt tiền. Do đó, việc chuyển sang hình phạt tiền theo khoản 3 Điều 54 BLHS sẽ được áp dụng nếu trong trường hợp khung hình phạt duy nhất hoặc khung hình phạt nhẹ nhất được áp dụng đối với người phạm tội có quy định hình phạt nặng hơn hình phạt tiền, ví dụ như hình phạt CTKGG hoặc tù có thời hạn.34
Quan điểm thứ hai cho rằng, khi Tòa án muốn quyết định chuyển sang hình
phạt khác thuộc loại nhẹ hơn thì phải tuân thủ điều kiện áp dụng chung của loại hình phạt tương ứng được quy định trong BLHS. Theo Điều 35 BLHS năm 2015 thì phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng,
34
Theo thang bậc nghiêm khắc của các loại hình phạt thì cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất, rồi đến phạt tiền, CTKGG và tù có thời hạn.
nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng thuộc trường hợp “do BLHS quy định” – tức là chỉ trong các trường hợp mà BLHS có quy định phạt tiền là hình phạt chính. Do đó: (1) Nếu trong trường hợp khung hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội có quy định hình phạt tiền rồi thì đương nhiên không cần phải chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn là phạt tiền nữa mà chỉ có thể quyết định hình phạt tiền dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (tức là chỉ có thể áp dụng phương án 1 quy định tại khoản 3 Điều 54 BLHS); (2) Nếu khung hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội không quy định hình phạt tiền thì lúc này Tòa án cũng không được chuyển sang hình phạt tiền vì theo Điều 35 BLHS, điều kiện áp dụng của hình phạt tiền là hình phạt chính ngoài điều kiện về loại tội phạm thì còn có điều kiện là phải thuộc trường hợp “do BLHS quy định”. Vì thế, nếu khung hình phạt áp dụng không có quy định phạt tiền thì không được áp dụng hình phạt tiền.
Đồng thời, quan điểm thứ hai cũng cho rằng, trong một ví dụ 2 được nêu ra tại mục 10b Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP đã thể hiện rõ tinh thần hướng dẫn là chỉ có thể chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn là hình phạt tiền khi thỏa mãn điều kiện áp dụng của loại hình phạt này. Cụ thể, với ví dụ 2 này có thể thấy, Điều 148 BLHS năm 1999 quy định khung hình phạt “…thì bị phạt cảnh cáo, CTKGG đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”, khi chuyển sang hình phạt
khác thuộc loại nhẹ hơn, Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP đã hướng dẫn rõ là không thể chuyển sang hình phạt tiền mà chỉ có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo hoặc CTKGG đến 2 năm. Điều này xuất phát từ việc phạt tiền chỉ được áp dụng là hình phạt chính trong những trường hợp do BLHS quy định, cho nên nếu BLHS không quy định là phạt tiền với tội danh đó thì không thể chuyển sang phạt tiền.
Như vậy, theo quan điểm thứ hai, trong trường hợp chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn theo khoản 3 Điều 54 BLHS thì Tòa án không thể chuyển sang hình phạt tiền mà chỉ có thể chuyển sang các hình phạt khác như cảnh cáo, CTKGG.
Do vẫn còn tồn tại hai quan điểm khác nhau như trên, nên thực tiễn xét xử cũng chưa có sự thống nhất. Cụ thể như bản án sau:
Bản án thứ 2 (Phụ lục số 07) và nhận xét, đánh giá: Nội dung bản án:35
L có hành vi buôn bán mì chính (bột ngọt) giả. Tại bản án HSPT số 492/2019/HS-PT ngày 10/7/2019, TAND TP. Hà Nội áp dụng khoản 1 Điều 193;
35
Điều 35; các điểm h, i, s khoản 1 Điều 51; khoản 2 Điều 51; khoản 3 Điều 54 BLHS, xử phạt Đào Thị L 3 triệu đồng về tội “Buôn bán hàng giả là thực phẩm”.