Quy định của pháp luật về quyết định hình phạt dƣới mức thấp nhất của khung hình phạt đƣợc áp dụng theo khoản 3 Điều 54 BLHS năm

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 32)

của khung hình phạt đƣợc áp dụng theo khoản 3 Điều 54 BLHS năm 2015

Khoản 3 Điều 54 BLHS năm 2015 quy định: “Trong trường hợp có đủ các

điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án”.

Điều kiện để ngƣời phạm tội đƣợc áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 54 BLHS.

Khoản 3 Điều 54 BLHS quy định người phạm tội có thể được quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo khoản 3 Điều 54 BLHS khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau đây:

1) Người phạm tội có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 BLHS – tức là người phạm tội phải có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS. Tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 BLHS, trong đó, các tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS là những tình tiết giảm nhẹ có tính phổ biến, được tổng kết từ thực tiễn xét xử và được chính thức quy định trong BLHS nên có giá trị giảm nhẹ cao hơn so với các tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS. Hoặc người phạm tội có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015 – tức là “người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai

trò không đáng kể”.19

2) Khoản 3 Điều 54 BLHS được áp dụng đối với trường hợp điều luật được áp dụng chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt được áp dụng là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật.

Giới hạn quyết định hình phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 54 BLHS.

19

Khi người phạm tội có đủ điều kiện để được áp dụng khoản 3 Điều 54 BLHS thì Tòa án có thể lựa chọn một trong hai phương án sau đây để quyết định hình phạt đối với người phạm tội:

Phương án 1: Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất

của khung hình phạt được áp dụng nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của loại hình phạt đó, tức là mức tối thiểu ít nhất phải bằng mức tối thiểu của loại hình phạt tương ứng.20 Ví dụ: A phạm tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168 BLHS năm 2015 (khoản 1 Điều 168 là khung hình phạt nhẹ nhất của Điều 168, quy định khung hình phạt từ 3 năm tù đến 10 năm tù). Nếu A có đủ điều kiện để được áp dụng khoản 3 Điều 54 BLHS và Tòa án lựa chọn phương án 1 để quyết định hình phạt đối với A thì trong trường hợp này thì Tòa án có thể quyết định hình phạt đối với A là từ 3 tháng tù (mức tối thiểu của hình phạt tù có thời hạn)21 đến dưới 3 năm tù

(dưới mức thấp nhất của hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 168 BLHS).

Phương án 2: Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác

thuộc loại nhẹ hơn.

Theo khoản 1 Điều 32 BLHS, có tất cả là 7 loại hình phạt chính được áp dụng đối với người phạm tội, gồm: Cảnh cáo, phạt tiền, CTKGG, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình. Nhìn chung, các hình phạt chính áp dụng đối với người phạm tội có phương thức liên kết theo một trật tự từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào tính chất nghiêm khắc của từng loại hình phạt.22

Theo đó, cảnh cáo được xếp ở vị trí đầu tiên trong hệ thống các hình phạt chính được áp dụng đối với người phạm tội nên cảnh cáo là loại hình phạt chính nhẹ nhất. Tương tự, tử hình xếp ở vị trí cuối cùng (vị trí thứ 7), điều này có nghĩa là trong các hình phạt chính áp dụng đối với người phạm tội thì tử hình là loại hình phạt có tính nghiêm khắc cao nhất, nặng nhất.

Như vậy, theo khoản 3 Điều 54 BLHS, trong trường hợp Tòa án lựa chọn phương án 2 để quyết định hình phạt đối với người phạm tội thì trong 7 loại hình phạt chính được quy định tại khoản 1 Điều 32 BLHS, Tòa án có thể quyết định

20

Mục 10b Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP của HĐTP TANDTC ngày 14/8/2000.

21

Xem: Khoản 1 Điều 38 BLHS năm 2015.

22

Tác giả cho rằng, nhìn chung các hình phạt chính áp dụng đối với người phạm tội có phương thức liên kết theo một trật tự từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào tính chất nghiêm khắc của từng loại h ình phạt vì đôi khi trật tự này bị phá vỡ bởi tính riêng biệt hoặc mối liên hệ giữa một số hình phạt. Ví dụ: Xét về vị trí, hình phạt trục xuất được xếp sau hình phạt CTKGG. Vị trí này không thể hiện là trục xuất là hình phạt nặng hơn so với hình phạt CTKGG bởi lẽ trục xuất là hình phạt độc lập chỉ được áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội và thuộc nhóm hình phạt chính không tước tự do nên trục xuất được xếp ở vị trí cuối cùng của nhóm hình phạt này.

Trần Thị Quang Vinh, Vũ Thị Thúy (2011), Luật Hình sự Việt Nam (Tập bài giảng), NXB Đại học Quốc

chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn mà không bắt buộc phải chuyển sang hình phạt “liền kề nhẹ hơn”.

Theo hướng dẫn của TANDTC, khi áp dụng Điều 54 BLHS (khoản 1, khoản 2 và khoản 3) đối với người phạm tội, Tòa án các cấp cần lưu ý một số vấn đề sau:23

- Cần phải hạn chế và phải hết sức chặt chẽ khi áp dụng các quy định tại Điều 54 BLHS trong trường hợp nếu không có nhiều tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 51 BLHS, thì bị cáo phải bị xử phạt ở mức cao của khung hình phạt. Thông thường trong trường hợp này khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt ở mức thấp của khung hình phạt mà bị cáo bị xét xử.

- Việc quyết định hình phạt theo quy định tại Điều 54 BLHS chỉ áp dụng đối với hình phạt chính mà không áp dụng đối với hình phạt bổ sung.

- Khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, nếu tội nào mà người phạm tội thỏa mãn điều kiện để được áp dụng Điều 54 BLHS, thì có thể áp dụng Điều 54 BLHS để quyết định hình đối với tội đó, sau đó tổng hợp hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 BLHS.

- Lý do của việc quyết định hình phạt theo quy định tại Điều 54 BLHS cần được ghi rõ trong bản án.

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 32)