kế thừa trong nghiên cứu về nguồn nhân lực phi công
Từ kết quả nghiên cứu các công trình khoa học đã công bố ở phần thứ nhất có thể khẳng định rằng, cho đến nay những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực đã được làm sáng tỏ bao gồm:
Thứ nhất, nguồn nhân lực là yếu tố đặc biệt quan trọng và nếu xem xét, đánh giá một cách tổng thể trong một khoảng thời gian dài nó sẽ giữ vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và từng ngành kinh tế, trong đó có ngành hàng không dân dụng nói riêng.
Thứ hai, đã làm sáng tỏ đặc thù của nguồn nhân lực so với các yếu tố sản xuất khác thể hiện tính chủ động, sáng tạo của yếu tố con người trong quá trình lao động sản xuất. Đặc biệt trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ, sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và việc nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả công nghệ mới phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực. Chất lượng của nguồn nhân lực trở thành yếu tố quyết định sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp, ngành hàng và quốc gia dân tộc.
Thứ ba, lao động của phi công là loại lao động đặc thù, phức tạp, không chỉlà bội số của lao động giản đơn mà đòi hỏi phải có tri thức tổng hợp rộng, chuyên môn sâu và bản lĩnh chính trị, tính quyết đoán rất cao.
Thứ tư, bước đầu chỉ ra tính quy luật của quá trình hình thành đội ngũ lao động phi công cũng như sự vận động của thị trường lao động phi công với tư cách là loại hình thị trường sức lao động đặc biệt. Đối với nước ta, ngành
hàng không còn non trẻ, phi công thương mại cũng mới trở thành một nghề độc lập khoảng hai chục năm trở lại đây. Là loại hình lao động đặc thù và thị trường sức lao động phi công mới ra đời nên sự phát triển nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam rất cần tới sự trợ giúp với vai trò là “bà đỡ” của Nhà nước.
Thứ năm, quá trình đào tạo huấn luyện để có một phi công đòi hỏi thời gian khá dài và chi phí rất tốn kém do đó nếu chỉ có sự quyết tâm, cố gắng của một chủ thể sẽ khó có thể thành công và hiệu quả kinh tế cao, cho dù đó là Nhà nước, với tư cách, tư thế là chủ thể quản lý, phân bổ nhiều nguồn lực quan trọng của nền kinh tế cũng không thể tạo ra một thị trường phi công hoàn hảo. Hiện nay, Tổng công ty Hàng không Việt Nam- Vietnam Airlines, với vị thế là Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, hòa chung vào xu thế cổ phần hóa và cạnh tranh quyết liệt trên bầu trời quốc gia và quốc tế khi Nhà nước “mở cửa bầu trời”. Trong xu thế đó ngân sách nhà nước, ngân sách của Hãng không thể “bao cấp” đào tạo, huấn luyện phi công làm xuất hiện phạm trù “xã hội hóa” đào tạo phi công. Đó là quá trình Nhà nước, công ty và gia đình cùng lo, góp công, góp của để đào tạo phi công. Quá trìnhđó mang tính quy luật khách quan. Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu về hàng không, về phi công có đề cập với những cấp độ khác nhau về thị trường phi công, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào chỉ rõ được tính quy luật của nó, những cơ hội và thách thức khi tham gia thị trường vừa hấp dẫn, vừa rất khắc nghiệt này.