Nguyên nhân của thành tựu

Một phần của tài liệu pham_anh_la (Trang 108 - 109)

- Đối với đội ngũphi công nói chung đã cơ bản đápứng được nhiệm vụ bay do ngành hàng không, hãng hàng không giao phó, góp phần quan trọng phát

3.3.1.2. Nguyên nhân của thành tựu

Những thành tựu về phát triển nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong những năm qua xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành hàng không trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong thời kỳ đổi mới với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập, các chủ trương chính sách về phát triển ngành hàng không dân dụng đã có tác động quyết định đến sự phát triển của ngành với sự mở rộng và lớn mạnh không ngừng của các chủ thể kinh doanh vận tải hàng không, từ đó đã tạo tiền đề, điều kiện thuận lợi cho sự phát triển không ngừng về số lượng, chất lượng của nguồn nhân lực phi công. Bên cạnh sự đầu tư to lớn của Nhà nước đối với ngành hàng không nói chung, các doanh nghiệp hàng không của Nhà nước nói riêng về phát triển nguồn nhân lực phi công, đã thu hút được nguồn vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực phi công ngày càng to lớn từ các chủ thể ngoài nhà nước, cả trong và ngoài nước.

Thứ hai, sự hoàn thiện không ngừng về hệ thống thể chế, đặc biệt là thể chế về vận tải hàng không dã tạo lập khung khổ pháp lý ngày càng đầy đủ, thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh vận tải hàng không lớn mạnh. Bên cạnh những thể chế chung về kinh doanh vận tải hàng không theo hướng hội nhập quốc tế, những thể chế về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đã cho phép các hãng hàng không có thể lựa chọn cơ chế, phương thức phù hợp để phát triển nguồn nhân lực phi công, tạo thuận lợi cho việc đảm bảo nguồn nhân lực phi công đủ về số lượng, phù hợp về chất lượng, cơ cấu để thực hiện các nhiệm vụ vận tải hàng không.

Thứ ba, hội nhập quốc tế đã tạo cơ hội cho nguồn nhân lực phi công không những có thể bổsung về số lượng, mà còn nâng cao không ngừng về chất lượng, bổ sung các tri thức mới về khoa học – công nghệ hàng không thông qua đào tạo, bồi dưỡng phi công cập nhật theo chuẩn quốc tế, thông qua hợp tác, liên kết quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng phi công, giúp cho phi công Việt Nam nhanh chóng làm chủ công nghệ trên những máy bay hiện đại, đảm bảo an toàn cho các chuyến bay không những trên các đường bay nội địa, mà cả trên các đường bay dài quốc tế.

Thứ tư, sự nỗ lực của các chủ thể kinh doanh vận tải hàng không thông qua các hoạt động phát triển thị trường, đường bay, bổ sung, cập nhật các thế hệ máy bay hiện đại và nỗ lực hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ... đã tạo điều kiện cho sự phát triển của nguồn nhân lực phi công. Môi trường cạnh tranh giữa các hãng hàng không thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cũng tạo xung lực mới cho sự phát triển và phân phối, sử dụng nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam.

Một phần của tài liệu pham_anh_la (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w