Về chất lượng

Một phần của tài liệu pham_anh_la (Trang 84 - 88)

Trong những năm qua, NNL phi công của ngành Hàng không Việt Nam không những gia tăng về số lượng, mà chất lượng cũng không ngừng được

nâng cao. Từ chỗ đội ngũ phi công Việt Nam chỉ có thể lái những loại máy bay nhỏ có xuất xứ từ Liên Xô trước đây, ngày nay phi công Việt Nam đã có thể điều khiển các máy bay thệ hệ mới hiện đại nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Tây Âu. Điều đó chứng tỏ phi công Việt Nam không những đã được tăng cường về thể lực, đủ các điều kiện về thể lực, mà còn không ngừng được hoàn thiện về trí lực, kỹ năng và bản lĩnh.

Trong những năm qua, số lượng phi công của VNA có trình độ thạc sĩ, đại học và cao đẳng có xu hướng tăng lên hàng năm. Tình hình cụ thể về chất lượng NNL phi công của ngành hàng không Việt Nam trước hết được phản ánh qua các số liệu của VNA. Số lượng phi công có trình độ từ cao đẳng trở lên năm 2014 tăng 97,16% so với năm 2011. Nếu như năm 2011 chỉ có 79,05% số phi công đạt trình độ từ cao đẳng trở lên thì đến năm 2014 đã đạt tỷ lệ 100%. Đó là nguồn lực quan trọng để ngành Hàng không Việt Nam có thể cập nhật những công nghệ Hàng không mới và hiện đại của thế giới. Trong giai đoạn 2011-2014 cơ cấu của đội ngũ phi công thuộc VNA về trình độ chuyên môn kỹ thuật được thể hiện cụ thể qua các số liệu của Bảng 3.7. dưới đây.

Bảng 3.7. Cơ cấu đội ngũ phi công Tổng Công ty Hàng không Việt Nam về trình độ chuyên môn kỹ thuật giai đoạn 2011-2014

ĐVT: %

Năm Tổng số Thạc sĩ Trong đóĐại học Cao đẳn g

2011 100 0,25 13,22 65,59

2012 100 0,41 15,92 83,27

2013 100 0,36 17,44 81,85

2014 100 0,32 18,08 81,60

Nguồn: Tổng công ty Hàng không Việt Nam [68].

Đội ngũ phi công Việt Nam trong những năm qua không những nâng cao được trình độ chuyên môn kỹ thuật, mà còn không ngừng nâng cao phẩm chất, bản lĩnh chính trị. Tính đến năm 2014, tỷ lệ phi công là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam chiếm trên 50%, đặc biệt tỷ lệ phi công B.777 là đảng viênđạt trên 60%. 100% các phi công trẻ trongđộtuổiđoàn viênĐoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đều là đoàn viên [68].

Bên cạnh đó, kiến thức về chính trị, xã hội… của đội ngũ phi công Việt Nam còn được thể hiện thông qua trình độ lý luận chính trị. Tình hình cụ thể được phản ánh qua các số liệu của Bảng 3.8. dưới đây.

Bảng 3.8. Cơ cấu đội ngũ phi công Tổng Công ty Hàng không Việt Nam theo trình độ lý luận chính trị giai đoạn 2011-2014

ĐVT: người

Năm Tiến sĩ Cao cấp lý luận Trung cấplý luận Sơ cấplý luận Chưa qua đào tạo lý luận

2011 100 3,49 12,72 30,67 46,88

2012 100 2,86 13,88 25,92 42,65

2013 100 3,38 15,84 24,02 43,24

2014 100 2,24 13,60 29,60 45,44

Nguồn: Tổng công ty Hàng không Việt Nam [68].

Trong những năm qua, cùng với sự gia tăng về số lượng nói chung, số lượng phi công có trình độ trung cấp và sơ cấp lý luận chính trị cũng không ngừng tăng lên hàng năm. Trong giai đoạn từ 2011 đến 2014, số phi công có trình độ trung cấp lý luận chính trị tăng 66,7%; sơ cấp lý luận chính trị tăng 50,41%. Mặc dù số lượng phi công được bổ sung và gia tăng khá nhanh, song đến hết năm 2014 tỷ trọng phi công có trình độ cao cấp, trung cấp và sơ cấp lý luận chính trị đạt mức trên 45% tổng số phi công, trong đó số phi công có trình độ cao cấp lý luận chính trị chiếm 2,24%; số phi công có trình độ trung cấp lý luận chính trị - 13,6%; số phi công có trình độ sơ cấp lý luận chính trị - 29,6% [68].

Song song với sự hoàn thiện và nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đội ngũ phi công Việt Nam đã có nhiều cố gắng cập nhật và nâng cao trình độ ngoại ngữ. Nếu như trước đây, đội ngũ phi công đòi hỏi phải thông thạo về ngoại ngữ Tiếng Nga, do ngành Hàng không Việt Nam khai thác và sử dụng chủ yếu là các máy bay được nhập khẩu từ Liên Xô, thì ngày nay với xu thế khai thác và sử dụng các máy bay thế hệ mới được nhập khẩu hoặc thuê từ Hoa Kỳ và Tây Âu, đồng thời trên các đường bay, dù quốc tế hay trong nước, ngôn ngữ giao tiếp giữa phi công và các nhân

viên điều phối bay đều được ICAO quy định phải thực hiện bằng tiếng Anh, các hãng hàng không Việt Nam đều đỏi hỏi phi công phải thông thạo ngoại ngữ tiếng Anh. Cho đến nay, toàn bộ đội ngũ phi công đều đạt trình độ ngoại ngữ tiếng Anh trình độ từ Level 4 trở lên, trong số đó trên 37% đạt trình độ Level 6. Ngoại trừ các phi công nước ngoài được tuyển dụng và sử dụng thường có trình độ tiếng Anh level 6, số các phi công Việt Nam có trình độ tiếng Anh từ level 5 trở lên đã đạt mức gần 20% trong tổng số phi công. Ngoài ra, trong số các phi công đang làm việc trên những đường bay quốc tế, nhiều người còn thông thạo các ngoại ngữ khác như tiếng Nga và thậm chí cả tiếng Trung. Sự nâng cao không ngừng trình độ tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung của đội ngũ phi công đang làm việc trong các hãng hàng không Việt Nam là điều kiện quan trọng để đảm bảo an toàn cho các chuyến bay, đặc biệt đối với các chuyến bay trên các đường bay quốc tế trong những năm qua.

Một trong những đặc điểm về chất lượng của đội ngũ phi công Việt Nam trong những năm gần đây cũng được phản ánh qua cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ phi công. Với tư cách là hoạt động lao động đặc thù như đã phân tích ở chương 2, nghề phi công trong xu thế phát triển của ngành hàng không thế giới không những đỏi hỏi phải có phẩm chất, trí lực, kinh nghiệm bay,… mà còn phải đảm bảo những điều kiện vô cùng khắt khe về thể lực. Do đó, so với các ngành kinh tế khác, việc trẻ hóa đội ngũ người lao động phi công không phải lúc nào cũng phản ánh xu thế tiến bộ về NNL phi công của các hãng hàng không. Trong giai đoạn 2011 - 2014, độ tuổi phổ biến của đội ngũ phi công VNA là từ 30 đến 40 tuổi. Tỷ trọng phi công trong độ tuổi này từ mức 38,15% năm 2011 đã tăng lên đến 48,8% vào năm 2014, đưa tỷ lệ phi công của VNA có độ tuổi dưới 41 tăng từ 70% năm 2011 lên đến gần 80% vào năm 2014, trong khi tỷ trọng phi công có độ tuổi từ 41 đến 55 tuổi giảm từ 26% xuống còn 16,6%. Đây là xu hướng đáng lo ngại đối với VNA, bởi lễ độ tuổi từ từ 41 đến 55 tuổi được coi là độ tuổi chín về kinh nghiệm của phi công hàng không dân dụng. Nguyên nhân là do sự chảy máu phi công có kinh

nghiệm từ VNA. Tình hình cụ thể về độ tuổi của phi công VNA được phản ánh rõ nét hơn qua Biểu đồ 3.2. dưới đây.

Biểu đồ 3.2. Tỷ trọng các nhóm phi công Tổng Công ty Hàng không Việt

Nam phân theo độ tuổi giai đoạn 2011-2014

Nguồn: Tổng công ty Hàng không Việt Nam [68].

Nhìn tổng thể, cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng của NNL phi công của Việt Nam cũng không ngừng được hoàn thiện theo hướng ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về chất lượng phi công hàng không dân dụng trong điều kiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hàng không hiện đại và chủ động mở rộng hội nhập quốc tế của ngành hàng không nói riêng và toàn bộ nền kinh tế đất nước nói chung.

Một phần của tài liệu pham_anh_la (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w