Nguyên liệu chính để dệt chiếu Cẩm Nê là cói và sợi đay. Sợi cói được nhuộm màu trước, sau đó mới tiến hành dệt chiếu.
Quy trình làm như sau:
Bước 2: Luồn sợi đay đã xe vào khung dệt. Cần có hai người dệt chiếu, một người giữ và đưa khuôn, một người cầm thoi để luồn cói vào khuôn.
Phơi và chọn sợi cói
Cắt tỉa và ghim lại các đầu chiếu Dệt chiếu
Bước 1: Chọn những cây cói dài phù hợp kích thước chiếu, thẳng, nhẹ, chắc chắn, phân loại cói (đều, sáng màu để cho lên phần trên (tính theo chiều đứng của chiếu); tách rời đay và xe thành dây dài.
Bước 3: Sau khi dệt xong, người làm dùng kim luồn các sợi đay còn thừa ở hai đầu chiếu vào trong chiếu, sau đó đem phơi khô, cuối cùng là cắt tỉa những phần thừa ở hai đầu chiếu.
KIẾN THỨC MỚI
5.8
5.9
5.10
Thời gian dệt chiếu phụ thuộc vào kích thước của chiếu. Chất lượng, thẩm mĩ của chiếu phụ thuộc vào chất lượng của cói, đay và trình độ thẩm mĩ, sự tỉ mẫn của người làm chiếu. Chiếu có nhiều loại, chiếu trắng (còn gọi là chiếu mộc), chiếu in hoa văn, chiếu màu (nhuộm cói theo màu sắc và dệt theo hình mong muốn của người làm chiếu hay khách hàng).
Em có biết ?
Quy trình làm như sau: Trộn muối với cá Cá cơm than Lọc mắm Ủ mắm 2. Nghề làm nước mắm Nam Ô
Nguyên liệu để làm nước mắm Nam Ô là cá cơm than có kích thước vừa phải, muối Đề Gi, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) hay muối Cà Ná (Ninh Thuận).
Bước 1: Trộn cá với muối (thường theo tỉ lệ 3 cá – 1 muối hoặc cho muối nhiều hơn để tiện bảo quản mắm) sao cho muối thấm đều vào cá, cá không bị nát. Sau đó xếp cá vào chum, phía trên cùng đậy kín bằng vỉ tre.
Bước 2:Để chum đựng cá nơi khô ráo sạch sẽ, giữ nhiệt độ vừa phải. Sau khoảng bảy đến tám tháng trộn cá muối lại, đợi đến khi thấy có lớp váng màu trắng phủ trên mặt cá muối.
Bước 3: Vớt bỏ lớp váng màu trắng, trộn đều mắm và dùng miếng vải mịn để lọc mắm. Sau khi lọc, ta được nước mắm có mùi thơm, màu nâu cánh gián là có thể sử dụng được.
Em hãy tìm hiểu và giới thiệu với bạn trong lớp về nguyên liệu và quy trình làm ra các sản phẩm chiếu Cẩm Nê, nước mắm Nam Ô.
5.11
5.12
5.13
5.14
32