Quy định về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự của một số nƣớc trên thế giớ

Một phần của tài liệu Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 41)

nƣớc trên thế giới

Hiện nay nước ta đang thực hiện chính sách hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực pháp luật hình sự. Trong quá trình giao lưu, học hỏi những nhà nghiên cứu pháp luật hình sự nước ta phải chủ động nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật hình sự của các nước trên thế giới để từ đó tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt và học hỏi kinh nghiệm lập pháp hình sự cũng như tiếp thu những tiến bộ của pháp luật hình sự các nước.

29

Khoản 1 Điều 201 BLHS năm 2015. 30

1.4.1. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trong Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) được thông qua ngày 01/7/1979 và có hiệu lực từ ngày 01/01/198031. BLHS Trung Hoa đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1997, 1999, 2001, 2002 và 2005.

- Vị trí quy định và tội danh: BLHS Trung Hoa xếp hành vi cho vay lãi nặng vào chương III thuộc nhóm Tội xâm phạm trật tự kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, cụ thể Điều 175 mục 4, các Tội xâm phạm trật tự quản lý tiền tệ.

Điều 175 BLHS Trung Hoa quy định “Người nào nhận bất hợp pháp tín dụng từ các tổ chức tiền tệ rồi cho người khác vay với lãi suất cao để kiếm lời với số lượng tương đối lớn thì bị phạt tù đến 3 năm hoặc cải tạo lao động và bị phạt tiền từ 1 đến 5 lần số tiền thu lợi bất chính, nếu số lượng lớn, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm và bị phạt tiền từ 1 đến 5 lần số tiền lợi bất chính.

Đơn vị nào phạm tội nói trên, thì bị phạt tiền, người trực tiếp phụ trách hoặc

người chịu trách nhiệm trực tiếp khác thì bị phạt tù đến 3 năm hoặc cải tạo lao động”.

- Các dấu hiệu pháp lý cơ bản và hình phạt: Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo Điều 175 BLHS Trung Hoa xâm phạm đến trật tự quản lý tiền tệ của nhà nước, gây thiệt hại đến nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Hành vi phạm tội của tội phạm này thể hiện dưới dạng hành động bao gồm hai hành vi đó là hành vi nhận bất hợp pháp tín dụng từ các tổ chức tiền tệ và hành vi cho người khác vay với lãi suất cao. Chủ thể của Tội cho vay lãi nặng theo Điều 175 BLHS Trung Hoa bao gồm cá nhân và pháp nhân. Về mặt chủ quan của tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý.

Hình phạt của Tội cho vay lãi nặng theo BLHS Trung Hoa đối với cá nhân hình phạt cao nhất là phạt tù từ 3 năm đến 7 năm và bị phạt tiền từ 1 đến 5 lần số tiền lợi bất chính, đối với pháp nhân hình phạt là phạt tiền, còn đối với người trực tiếp phụ trách hoặc người chịu trách nhiệm trực tiếp khác thì phạt tù đến 3 năm hoặc cải tạo lao động.

Đối chiếu với quy định tại Điều 201 BLHS Việt Nam thì tác giả nhận thấy:

- Về vị trí: cả BLHS Việt Nam và BLHS Trung Hoa đều xếp Tội cho vay lãi

nặng trong giao dịch dân sự vào chương các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

31

- Đối tượng tác động: Điều 175 BLHS Trung Hoa khá hẹp chỉ áp dụng đối với hành vi cho vay lãi nặng với số tiền mà họ nhận bất hợp pháp từ tổ chức tiền tệ, còn đối với số tiền hợp pháp của người phạm tội hoặc tiền họ nhận hợp pháp từ các tổ chức tiền tệ rồi cho vay với lãi suất cao sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều luật này, trong khi đó, quy định tại Điều 201 BLHS Việt Nam không xem xét nguồn gốc số tiền cho vay từ đâu để làm căn cứ định tội, tiền đó có thể là tiền hợp pháp hoặc bất hợp pháp của người cho vay đều cấu thành Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, nguồn gốc số tiền cho vay chỉ dùng làm căn cứ khi xử lý vật chứng.

- Về chủ thể: Trong khi Điều 201 BLHS Việt Nam quy định Tội cho vay lãi

nặng trong giao dịch dân sự có chủ thể chỉ là cá nhân thì Điều 175 BLHS Trung Hoa quy định chủ thể của tội này vừa là cá nhân và đơn vị, đồng thời BLHS Trung Hoa còn quy định trách nhiệm đối với người trực tiếp phụ trách hoặc người chịu trách nhiệm trực tiếp.

- Hành vi khách quan: Điều 175 BLHS Trung Hoa quy định hành vi cho vay

lãi nặng bao gồm hai hành vi đó là hành vi nhận bất hợp pháp tín dụng từ các tổ chức tiền tệ như lập khống tín dụng, ký khống, bằng các thủ đoạn gian dối rồi dùng giấy tờ giả để đi vay với lãi suất nhà nước sau đó cho người khác vay với lãi suất cao; BLHS Trung Hoa không quy định cụ thể lãi suất cho vay bao nhiêu thì phạm tội cho vay lãi nặng cũng như không quy định cụ thể số tiền thu lợi bất chính cụ thể là bao nhiêu thì đủ yếu tố cấu thành tội danh này mà chỉ quy định mang tính định tính đó là kiếm lời với số tiền tương đối lớn hoặc số lượng lớn, khác với BLHS Việt Nam, Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự tại Điều 201 BLHS Việt Nam quy định chỉ một hành vi đó là hành vi cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong BLDS, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

- Về lỗi: cả BLHS Việt Nam và BLHS Trung Hoa đều quy định hình thức lỗi

là cố ý.

- Về hình phạt: Điều 175 BLHS Trung Hoa quy định kết hợp 2 hình phạt chính

đối với cá nhân phạm tội đó là phạt tù và phạt tiền hoặc phạt cải tạo lao động và phạt tiền. Hình phạt tù cao nhất lên đến 7 năm đối với hành vi cho vay lãi nặng để kiếm lời với số lượng lớn, hình phạt tiền điều luật dựa vào số tiền thu lợi bất chính (từ 1 đến 5 lần), còn Điều 201 BLHS Việt Nam quy định 03 loại hình phạt chính là phạt tiền, phạt

cải tạo không giam giữ và phạt tù nhưng mức cao nhất chỉ đến 3 năm. Ngoài hình phạt chính, BLHS Việt Nam còn quy định thêm hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Như vậy, mức hình phạt của Điều 175 BLHS Trung Hoa nghiêm khắc hơn so với Điều 201 BLHS Việt Nam.

Nhìn chung, quy định tại Điều 201 BLHS Việt Nam có phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với Điều 175 BLHS Trung Hoa. Tuy nhiên, mức hình phạt quy định tại Điều 175 BLHS Trung Hoa cao hơn so với Điều 201 BLHS Việt Nam, thể hiện quan điểm của nhà lập pháp khi đánh giá tính chất của hành vi phạm tội là nghiêm trọng, nguy hiểm hơn cho xã hội nên quy định mức hình phạt cao và nghiêm khắc hơn đối với Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Đặc biệt, BLHS Trung Hoa quy định chủ thể của tội phạm này vừa là cá nhân và pháp nhân đồng thời BLHS Trung Hoa đã dựa vào số tiền thu lợi bất chính để xác định mức hình phạt tiền (từ 1 đến 5 lần số tiền thu lợi bất chính), đây là kinh nghiệm cho Việt Nam khi xem xét về chủ thể của tội phạm cũng như đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, cần dựa vào số tiền thu lợi bất chính để xác định hình phạt tiền.

1.4.2. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trong Bộ luật hình sự Liên Bang Đức

Bộ luật hình sự Liên bang Đức được chia thành 02 phần với 30 Chương và 358 điều.

- Vị trí và tội danh: Phần chung gồm 5 chương, từ Điều 1 đến Điều 79b, Phần riêng (Phần các tội phạm) gồm 29 chương, từ Điều 80 đến Điều 358.

Trong BLHS Liên bang Đức thì hành vi cho vay lãi nặng không được quy định thành một tội danh cụ thể, nhưng tại Điều 291 BLHS Liên bang Đức có quy định hành vi cho vay lãi nặng trong Tội hưởng lợi quá đáng. Hành vi cho vay lãi nặng được quy định tại Điều 291, Chương XXV – Hành vi tư lợi bị xử phạt của Phần riêng với nội dung như sau:

Điều 291 Hưởng lợi quá đáng

(1)Người nào lợi dụng quá đáng tình trạng khó khăn cấp bách, sự thiếu kinh

nghiệm, sự thiếu khả năng nhận biết hoặc sự hạn chế ý chí của một người khác, để họ làm cho được hứa hoặc làm cho được đảm bảo những mối lợi tài sản cho mình hoặc một người thứ ba mà những mối lợi này là hoàn toàn không tương xứng với công sức hoặc với sự môi giới của họ

1.Về việc cho thuê các văn phòng để ở hoặc cho những dịch vụ có liên quan đến việc cho thuê kèm theo,

2.Về việc cho vay tiền

3. Về dịch vụ khác hoặc

4.Về việc làm môi giới cho một trong các dịch vụ đã được mô tả ở trên thì bị

xử phạt với hình phạt tự do đến ba năm hoặc với hình phạt tiền. Nếu nhiều người cùng tham gia là những người thực hiện, người môi giới hoặc cùng tham gia theo một cách thức khác và qua đó phát sinh hoàn toàn không tương xứng giữa những tổng thể các mối lợi tài sản với tổng thể những giá trị bỏ ra thì câu 1 có hiệu lực cho bất kỳ người nào lợi dụng tình trạng khó khăn cấp bách hoặc thiếu hiểu biết khác của một người khác để đạt được một mối lợi tài sản rất lớn cho mình hoặc người thứ ba.

(2)Trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì hình phạt là phạt tự

do từ sáu tháng đến mười năm. Về nguyên tắc là một trường hợp đặc biệt nghiêm trọng nếu người thực hiện tội phạm

1.Qua hành vi đưa người khác đến tình trạng khánh kiệt về kinh tế

2.Thực hiện hành vi có tính chất chuyên nghiệp

3.Để được hứa những món lợi tài sản quá đáng qua giấy ghi nợ.

- Các dấu hiệu pháp lý cơ bản và hình phạt: Hành vi cho vay lãi nặng là một hành vi trong Tội Hưởng lợi quá đáng theo Điều 291 BLHS Liên bang Đức, tội phạm xâm phạm đến trật tự quản lý tín dụng của nhà nước, gây thiệt hại đến lợi ích của người đi vay. Hành vi khách quan của tội phạm này đó là hành vi lợi dụng quá đáng tình trạng khó khăn cấp bách, sự thiếu kinh nghiệm, sự thiếu khả năng nhận biết hoặc sự hạn chế ý chí của người khác để họ hứa hoặc đảm bảo thực hiện những lợi ích tài sản cho mình hoặc một người thứ ba mà những lợi ích này là hoàn toàn không tương xứng với số tiền lãi mà lẽ ra họ được nhận khi cho người khác vay tiền. Chủ thể của hành vi cho vay lãi nặng trong Tội Hưởng lợi quá đáng theo Điều 291 BLHS Liên bang Đức là cá nhân. Về mặt chủ quan thì tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý. Hình phạt của hành vi cho vay lãi nặng trong Tội Hưởng lợi quá đáng theo BLHS Liên bang Đức là hình phạt tước tự do đến ba năm hoặc hình phạt tiền. Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng như: Qua hành vi đưa người khác đến

tình trạng khánh kiệt về kinh tế, thực hiện hành vi có tính chất chuyên nghiệp, để được hứa những món lợi tài sản quá đáng qua giấy ghi nợ thì hình phạt là tự do từ sáu tháng đến mười năm.

Đối chiếu với quy định tại Điều 201 BLHS Việt Nam thì tác giả nhận thấy:

- Về vị trí: Trong khi BLHS Việt Nam xếp Tội cho vay lãi nặng trong giao

dịch dân sự vào chương các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thì BLHS Liên bang Đức lại quy định hành vi cho vay lãi nặng vào chương Hành vi tư lợi bị xử phạt.

- Về đối tượng tác động: Điều 201 BLHS Việt Nam và Điều 291 BLHS Liên

bang Đức đều quy định đối tượng tác động của tội phạm là tiền mà người phạm tội cho người khác vay, không bao gồm tài sản khác.

- Về chủ thể: Điều 201 BLHS Việt Nam và Điều 291 BLHS Liên bang Đức

đều quy định chủ thể của Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là cá nhân.

- Hành vi khách quan: hành vi khách quan của hành vi cho vay lãi nặng trong

Tội Hưởng lợi quá đáng theo Điều 291 BLHS Liên bang Đức đó là hành vi cho vay tiền mà lợi dụng quá đáng tình trạng khó khăn cấp bách, sự thiếu kinh nghiệm, sự thiếu khả năng nhận biết hoặc sự hạn chế ý chí của một người khác để họ hứa hoặc đảm bảo thực hiện những lợi ích tài sản cho mình hoặc một người thứ ba mà những lợi ích này là hoàn toàn không tương xứng với số tiền lãi mà lẽ ra họ được nhận. BLHS Liên bang Đức định tội danh chỉ tập trung vào điều kiện, hoàn cảnh của nạn nhân như tình trạng khó khăn cấp bách, sự thiếu hiểu biết về pháp luật, sự thiếu nhận thức về xã hội, về cuộc sống, thiếu nhận thức về hành vi cho vay lãi nặng…mà người phạm tội đã lợi dụng những khuyết điểm đó để cho vay với lãi suất cao thu về những lợi ích không tương xứng với số tiền lãi mà lẽ ra họ được nhận. Khác với việc quy định dấu hiệu định tội mang tính định tính của BLHS Liên bang Đức, BLHS Việt Nam, cụ thể Điều 201 BLHS Việt Nam quy định dấu hiệu định tội mang tính định lượng cụ thể đó là hành vi cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong BLDS và thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. BLHS không lấy điều kiện hoàn cảnh khó khăn của nạn nhân làm dấu hiệu định tội mà yếu tố này chỉ dùng làm tình tiết tăng nặng khi quyết định hình phạt. Bên cạnh đó, theo Điều 219 BLHS Liên

bang Đức thì những lợi ích vất chất đó không chỉ đem lại cho chính bản thân người phạm tội mà còn đem đến cho người thức ba khác, trong khi BLHS Việt Nam chỉ quy định thu lợi bất chính đem lại cho chính bản thân người phạm tội. Mặt khác, Điều 291 BLHS Liên bang Đức quy định những lợi ích vật chất đó được xác định dùng làm căn cứ khởi tố có thể là những lợi ích mà người phạm tội chưa nhận được trên thực tế hay nói cách khác, những lợi ích đó có thể là những thỏa thuận, những hứa hẹn hay bảo đảm sẽ được nhận mà thôi, trong khi đó, BLHS Việt Nam vấn đề này còn nhiều quan điểm tranh luận.

- Về lỗi: cả BLHS Việt Nam và BLHS Liên bang Đức đều quy định hình thức

lỗi là cố ý.

- Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Điều 201 BLHS Việt Nam quy

định tình tiết định khung tăng nặng dựa vào số tiền thu lợi bất chính “Phạm tội mà

thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên”. Trong khi đó tại Điều 291 BLHS Liên

bang Đức quy định tình tiết định khung tăng nặng dựa vào hậu quả và tính chất chuyên nghiệp của hành vi phạm tội “Qua hành vi đưa người khác đến tình trạng khánh kiệt về kinh tế, thực hiện hành vi có tính chất chuyên nghiệp, để được hứa

những món lợi tài sản quá đáng qua giấy ghi nợ”.

Một phần của tài liệu Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)