TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ
2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự dân sự
2.1.1. Tổng quan về tình hình xét xử Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
Nghiên cứu tình hình tội phạm là một trong những vấn đề quan trọng giúp cho quá trình xây dựng, áp dụng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đạt được hiệu quả cao nhất. Trong những năm 2016 đến năm 2020, tình hình tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự đã có những thay đổi nhất định, số lượng các vụ án về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự không ngừng tăng lên qua từng năm cả về số vụ cũng như số bị cáo, sự gia tăng về số lượng cũng như tính chất phức tạp của các vụ án về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự đã khiến cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong một số trường hợp trở nên lúng túng khi xác định tội danh, định khung, quyết định hình phạt.
Theo số liệu thống kê của VKSNDTC, từ năm 2016 đến hết năm 2020, tổng số các vụ án về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự đã được Tòa án cấp sơ thẩm xét xử là 455 vụ với 954 bị cáo. Số lượng các vụ án và bị cáo phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trong mối tương quan với tổng số vụ án hình sự và tổng số bị cáo đã bị xét xử ở cấp sơ thẩm được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 1: Tình hình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
Năm Tổng số tội phạm Tội cho vay lãi nặng
trong giao dịch dân sự Tỷ lệ %
Số vụ (1) Số ngƣời phạm tội (2) Số vụ (3) Số ngƣời phạm tội (4) Số vụ (1) (3) Số ngƣời phạm tội (2) (4) 2016 60.494 101.536 6 19 0.0099% 0.018% 2017 57.892 95.248 2 5 0.0034% 0.005% 2018 61.669 103.574 7 17 0.011% 0.016%
2019 61.851 103.217 175 364 0.282% 0.352%
2020 59.343 102.618 265 549 0.446% 0.534%
Tổng 301.249 506.193 455 954 0.151% 0.188%
(Nguồn: Báo cáo thống kê về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
từ năm 2016 đến năm 2020 của Cục Thống kê tội phạm VKSNDTC)
Căn cứ vào Bảng 1 có thể thấy, trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2020 trên địa bàn cả nước, số lượng các vụ án về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự có chiều hướng gia tăng theo từng năm cả về số vụ cũng như số người phạm tội, song, thực tế số vụ án về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự chỉ dừng lại ở mức độ thấp. Kết quả này cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân và nó đã phản ánh được những khó khăn của cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự nói riêng và nó cũng phản ánh được những bất cập, hạn chế, cần được khắc phục trong thời gian tới.
Theo thống kê của Cục thống kê tội phạm VKSNDTC, trong 5 năm từ 2016 đến 2020, trên cả nước có 455 vụ án đã xét xử sơ thẩm về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trên tổng số 301.249 vụ án, chiếm tỉ lệ 0.151% cụ thể: trong năm 2016 trên cả nước có 6 vụ án đã xét xử sơ thẩm về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trên tổng số 60.494, chiếm tỉ lệ 0.0099%, trong năm 2017 trên cả nước có 2 vụ án đã xét xử sơ thẩm về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trên tổng số 57.892, chiếm tỉ lệ 0.0034%, trong năm 2018 trên cả nước có 7 vụ án đã xét xử sơ thẩm về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trên tổng số 61.669, chiếm tỉ lệ 0.011%, trong năm 2019 trên cả nước có 175 vụ án đã xét xử sơ thẩm về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trên tổng số 61.851, chiếm tỉ lệ 0.282%, trong năm 2020 trên toàn quốc có 265 vụ án đã xét xử sơ thẩm về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trên tổng số 59.343, chiếm tỉ lệ 0.446%. Nhìn vào số liệu này ta thấy mặc dù hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự diễn ra rất nhiều trên thực tế và có chiều hướng ngày một gia tăng cả về số lượng và diễn biến phức tạp nhưng kết quả xử lý tội phạm này lại rất hạn chế. Bởi vì để xử lý được hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trên thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn, các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn rất tinh vi và phức tạp như sử dụng mạng internet, mạng viễn thông hoặc núp bóng dưới dạng doanh nghiệp có chức
năng có vay tài chính, dịch vụ đòi nợ, kinh doanh cầm đồ, tạo vỏ bọc để đối phó với cơ quan chức năng hoặc các đối tượng dùng những thủ đoạn tinh vi để trốn tránh pháp luật như: Hợp đồng vay nợ không ghi thỏa thuận về lãi suất, bên cho vay tính luôn tiền lãi gộp cùng tiền gốc, ghi trong hợp đồng thành tiền nợ (hợp đồng không thể hiện có lãi suất như thực tế). Có những trường hợp vay dài hạn từ nhiều năm trước, khi đã đến hạn nhưng chưa trả nên số tiền lãi được nhập lại để tính thành khoản tiền gốc32. Những trường hợp trên đã gây khó khăn trong việc thu thập và chứng minh tội phạm. Vì khó khăn trong việc xử lý hành vi cho vay lãi nặng nên thông thường các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ xử lý được những hành vi liên quan đến hoạt động cho vay lãi nặng hay còn gọi là tín dụng đen như các đối tượng đòi nợ thuê về các tội như Tội cướp tài sản, Tội giết người, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân làm cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cho vay lãi nặng là tâm lý lo sợ, không dám tố cáo của bị hại. Trong khi đó, trong thực tiễn người dân có nhu cầu vay vốn đông, nhận thức của người đi vay lãi suất cao thì thấp, mặt khác, Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là loại tội ít nghiêm trọng nên thời gian tạm giam ngắn nên việc điều tra, xác minh cũng bị hạn chế.
Bảng 2: Tổng quan tình hình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trên cả nƣớc từ năm 2016 đến năm 2020
Năm Số vụ án Số bị cáo Trung bình số bị cáo/1 vụ án 2016 6 19 3.2 2017 2 5 2.5 2018 7 17 2.4 2019 175 364 2.08 2020 265 549 2.07 Tổng 455 954 2.09 Trung b nh 91 190,8 2.868
(Nguồn: Báo cáo thống kê về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự từ
năm 2016 đến năm 2020 của Cục Thống kê tội phạm Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
32
Đồng Thị Lan Anh (2019), “Những khó khăn, vướng mắc trong xử lý tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, Tạp chí Kiểm sát (24), tr.36
Theo số liệu trên, trong 5 năm từ 2016 đến 2020, trên cả nước, tổng số vụ án hình sự Tòa án đã xét xử sơ thẩm là 301.249 vụ án với 506.193 bị cáo. Trong đó, số vụ án đã xét xử sơ thẩm về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là 455 vụ, chiếm 0.151% so với tổng số vụ án hình sự đã xét xử sơ thẩm nói chung; số bị cáo bị xét xử về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là 954 bị cáo, chiếm 0.188% tổng số bị cáo đã bị xét xử sơ thẩm. Tỷ lệ số lượng bị cáo cao hơn tỷ lệ về số vụ án, số lượng bị cáo trung bình ở mỗi vụ án trong mỗi năm đều gần 3 người/vụ chứng tỏ quy mô của các vụ án về Tội cho vay lãi nặng ở nước ta tương đối lớn, số lượng người phạm tội tham gia mỗi vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự đông. Đây cũng là đặc trưng của vụ án cho vay lãi nặng so với các vụ án hình sự khác. Bên cạnh đó, số lượng vụ án và số lượng bị cáo bị xét xử về Tội cho vay lãi nặng qua các năm từ 2016 đến 2020 đều tăng. Trong đó, tăng nhanh nhất là từ năm 2018 đến năm 2019, tỷ lệ tăng về số bị cáo nhanh hơn và lớn hơn tỷ lệ tăng về số vụ án (Tăng 168 vụ án và tăng 347 bị cao). Điều này cũng được khảo sát ở VKSND tỉnh Đồng Nai từ năm 2018 đến năm 2019 số vụ án được xét xử sơ thẩm năm 2018 là 0 vụ án nhưng đến năm 2019 lên 5 vụ án với 13 bị cáo và VKSND tỉnh Bình Dương năm 2018 số vụ án được xét xử sơ thẩm là 01 vụ án với 02 bị cáo nhưng đến 2019 lên 12 vụ với 19 bị cáo33. Trước năm 2018 khi mà BLHS năm 1999 có hiệu lực thì gần như không có vụ án cho vay lãi nặng nào có thể khởi tố được vì điều luật quy định phải có tính chất bộc lột, chuyên nghiệp và hàng loạt ràng buộc khác. Từ năm 2018 đến 2019 là khi mà BLHS năm 2015 bắt đầu có hiệu lực, số lượng vụ án và số lượng bị can tăng lên rõ rệt điều đó chứng tỏ công tác đấu tranh phòng, chống Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự có bước chuyển biến rõ rệt và việc sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2015 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng khi xử lý đối với hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự mặc dù trên thực tế vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế.
Tác giả đã thống kê ngẫu nhiên 100 bản án về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự của Tòa án nhân dân các cấp ở nhiều tỉnh thành khác nhau trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2020. Trong số đó có 91 bản án sơ thẩm, 9 bản án phúc thẩm với tổng số 356 bị cáo. Như vậy, trung bình có 3.56 bị cáo/1 vụ án. Đây đều là những vụ án có đồng phạm. Trong 100 bản án này, loại hình thức cho vay lãi nặng bị xét xử nhiều nhất là cho vay bằng hình thức vay trả góp theo ngày (bốc bát
33
họ) với 61 vụ án; cho vay lãi nặng bằng hình thức trả lãi đứng (trong đó có trả lãi đứng theo ngày, theo tuần, theo tháng, trả lãi nhập gốc…) là 39 vụ án. Qua nghiên cứu 100 bản án trên, tác giả nhận thấy, nhìn chung, các cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định các dấu hiệu định tội, các dấu hiệu định khung và quyết định hình phạt trong các vụ án này tương đối chính xác. Tuy nhiên, trong 100 bản án được thống kê vẫn tồn tại những vụ án có sai sót hoặc có những quan điểm xử lý khác nhau. Đó là một số quan điểm khác nhau trong việc xác định lãi suất, số tiền gốc, số tiền lãi hợp pháp, xác định số tiền thu lợi bất chính, sai sót trong việc xác định tư cách tố tụng, sai sót trong việc xử lý vật chứng dẫn đến việc định tội danh, quyết định mức hình phạt chính, hình phạt bổ sung trong các vụ án không thống nhất. Những sai sót này do quan điểm khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, cách hiểu về các quy định của pháp luật về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng chưa toàn diện, chưa chính xác.
2.1.2. Thực tiễn áp dụng dấu hiệu định tội của Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch
Trong quá trình nghiên cứu về thực trạng giải quyết vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, tác giả nhận thấy các dấu hiệu định tội tại Điều 201 BLHS năm 2015 quy định chưa rõ ràng và chưa đầy đủ. Vì vậy trong thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết một số vụ án đã bộc lộ những vướng mắc, hạn chế dẫn đến hiệu quả xử lý đối với tội phạm này chưa cao.
Một là, Điều 201 BLHS năm 2015 quy định phạm vi điều chỉnh của Tội cho
vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là cá nhân, tuy nhiên theo tác giả nhận thấy Điều 201 BLHS năm 2015 quy định chủ thể của tội phạm này chưa đầy đủ: Hiện nay nhiều doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức như Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần… những doanh nghiệp này được thành lập hợp pháp, có cơ cấu chặt chẽ, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, họ trực tiếp nhân danh pháp nhân khi tham gia các quan hệ pháp luật với mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên 34 (hay còn gọi là pháp nhân thương mại). Tuy nhiên, các công ty này đã thực hiện các hoạt động kinh doanh không đúng với ngành nghề đã đăng ký hoặc tổ chức các hoạt động phi pháp để thu lợi nhuận. Các doanh nghiệp này thường hoạt động dưới các
34
dạng như tài trợ cho khách hàng một khoản tiền để mua sản phẩm và trả góp hàng tháng với lãi suất rất cao, hoặc cho vay tiêu dùng với lãi suất cao lên đến 100%/năm, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng35
. Ngoài ra, Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), các tổ chức tín dụng được hoạt động ngân hàng, trong hoạt động ngân hàng có cả hoạt động cấp tín dụng, trong hoạt động tín dụng có cả hoạt động cho vay nhưng lại không có cơ sở để xử lý các công ty này về hành vi cho vay lãi nặng36. Việc bổ sung chủ thể chịu trách nhiệm hình sự về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự của pháp nhân góp phần đáp ứng đòi hỏi cấp bách của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm này trong thời gian tới, đồng thời, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Ví dụ: Bà Lê Thị N thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên X với ngành nghề kinh doanh cầm đồ, từ ngày 01/9/2018 đến 10/12/2018 công ty này cho một người dân vay với số tiền 3.000.000.000 đồng, với lãi suất 110%/năm, cao gấp 5.5 lần lãi suất tối đa theo quy định của BLDS, số tiền thu lợi bất chính là 327.000.000 đồng. Ngày 16/6/2018 Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố đối với bà Lê Thị N về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự37.
Trong vụ án này, Cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định đúng lãi suất, số tiền thu lợi bất chính và các tình tiết khác của vụ án. Tuy nhiên, Công ty trách nhiệm hữu hạn X là bên cho vay bằng tài sản của mình, nhân danh mình khi tham gia các quan hệ pháp luật, bà Lê Thị N là người đại diện cho công ty tham gia quan hệ pháp luật dân sự. Tuy nhiên, khi bị khởi tố thì chỉ có thể khởi tố đối với bà N với tư cách là cá nhân cho vay mà không thể khởi tố đối với công ty X được, vì công ty X không phải là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Đây là một trong những bất cập trong thực tiễn xử lý đối với hành vi cho vay lãi nặng.
Hai là, Khó khăn khi xác định lãi suất trong yếu tố cấu thành tội phạm
Trong vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, việc xác định lãi suất là yếu tố bắt buộc, tuy nhiên, việc tính được lãi suất là bao nhiêu và vượt quá bao nhiêu lần so với mức lãi suất cao nhất được quy định trong BLDS năm 2015 gặp rất
35
Trương Thị Hồng Ngân (2016), Nâng cao hiệu quả phòng, chống hành vi cho vay lãi nặng - Những vấn đề