tượng cho vay trả góp hàng ngày nhưng người vay chưa thu được hết số tiền gốc, trong trường hợp này nếu Tòa án tuyên sung vào ngân sách nhà nước sẽ rất khó cho việc thi hành án và người vay sẽ không hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết vụ án hơn nữa số tiền này là tiền giao dịch dân sự giữa người cho vay và người vay, do các bên chưa thực hiện xong hợp đồng thì bị phát hiện và số tiền này là số tiền hợp pháp của người cho vay. Do vậy, Trường hợp người vay chưa trả tiền gốc thì buộc người vay phải nộp để sung vào ngân sách nhà nước theo Nghị quyết (dự thảo lần 1) về hướng dẫn áp dụng Điều 201 BLHS và Công văn 212/TANDTC- PC và công văn số 4688/VKSTC-V14 đã ban hành là chưa phù hợp. Theo tác giả thì đối với số tiền tiền gốc đã thu được cần tịch thu sung vào ngân sách nhà nước, còn lại số tiền gốc người cho vay chưa trả được, chưa phát sinh việc thu lợi bất chính nên nếu người cho vay có yêu cầu thì trong bản án Tòa án tuyên buộc người vay trả lại cho người cho vay theo giao dịch dân sự, còn nếu người cho vay chưa có yêu cầu thì tách ra khởi kiện thành một vụ án dân sự riêng. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất kiến nghị ở mục 2.2.
2.2. Kiến nghị về quy định của pháp luật hình sự đối với Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự nặng trong giao dịch dân sự
Những tiến bộ trong việc xây dựng hệ thống pháp luật hình sự của nước ta trong những năm vừa qua đã giúp cho hệ thống pháp luật hình sự không ngừng lớn mạnh và công tác điều tra, xử lý tội phạm hiệu quả hơn. Tuy nhiên những biến động về kinh tế, xã hội cộng với xu hướng toàn cầu hóa cho thấy hệ thống pháp luật về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự cần thiết được bổ sung những mảng còn thiếu và sửa đổi cho phù hợp.
Một là, Theo quan điểm của tác giả đã nêu ở mục 2.1.2. thì chủ thể của Tội
cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo chỉ là cá nhân, còn pháp nhân thương mại không phải là chủ thể của điều luật này vì vậy việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại không thực hiện được.
Từ hạn chế trong thực tiễn cũng như qua tham khảo về chủ thể tội phạm của Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự của BLHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì tác giả nhận thấy cần hoàn thiện quy định về chủ thể của Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự tại Điều 201 BLHS năm 2015 để đáp ứng nhu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm này trong tình hình mới. Khi bổ sung chủ thể của Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là pháp nhân thương mại sẽ giúp cho chủ thể của tội phạm này được đầy đủ và phù hợp hơn với tội phạm xảy ra trong thực tế. Từ đó, tác giả đưa ra kiến nghị hoàn thiện Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự tại Điều 201 BLHS năm 2015 như sau: Bổ sung chủ thể chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại khi thực hiện hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự tại Điều 76 BLHS năm 2015 về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và bổ sung thêm khoản 4 Điều 201 BLHS năm 2015 “Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này”.
Hai là, Như đã phân tích ở mục 2.1.4 của Luận văn thì việc quy định hình
phạt của Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự hiện nay còn tồn tại một số bất cập. Qua tham khảo hình phạt của Tội cho vay lãi nặng trong pháp luật hình sự của BLHS Trung Hoa thì tác giả nhận thấy mức hình phạt quy định tại Điều 201 BLHS Việt Nam hiện hành còn quá nhẹ, cụ thể là Điều 175 BLHS Trung Hoa quy định hình phạt tiền dựa vào số tiền mà người phạm tội thu lợi bất chính để xác định (từ 1 lần đến 5 lần số tiền thu lợi bất chính) và hình phạt tiền là bắt buộc và luôn đi kèm với hình phạt tù hoặc cải tạo lao động trong khi mức tối đa quy định tại Điều 201 BLHS Việt Nam thì bị giới hạn, dù thu lợi bất chính bao nhiêu đi nữa thì mức phạt tiền cũng không quá 1.000.000.000 đồng, đồng thời hình phạt tiền là hình phạt mang tính tùy nghi, Tòa án có thể áp dụng hoặc không, người phạm tội thực hiện hành vi cho vay lãi nặng là mục đích thu lợi về tài sản, vì vậy cần đánh vào tài sản của người phạm tội thì công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này mới đạt hiệu quả cao. Qua đó có thể thấy rằng hình phạt của Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự tại Điều 201 BLHS hiện hành là chưa tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trong thực tiễn, hơn nữa việc tăng cường áp dụng hình phạt tiền đối với người phạm tội có tác dụng tăng tính cưỡng chế của hình phạt này và phù hợp với chủ trương của Nghị quyết của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp) Đảng ta đã chỉ rõ cần phải “coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Từ những bất cập trong thực tiễn xét xử cũng như học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện về hình phạt trong Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự tại Điều 201 BLHS như sau:
Sửa đổi khoản 1, 2 Điều 201 BLHS năm 2015 theo hướng nâng mức hình phạt tiền để đảm bảo tính răn đe, cụ thể như sau “Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1 lần đến 5 lần số tiền thu lợi bất chính hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1
lần đến 5 lần số tiền thu lợi bất chính hoặc phạt tù từ 5 năm đến 10 năm”.
Ba là, Điều 201 BLHS hiện hành còn nhiều hạn chế khi chưa quy định nhiều
tình tiết tăng nặng dẫn đến thực tiễn áp dụng tình tiết định khung hình phạt chưa thể hiện được sự phân hóa cao như đã phân tích ở mục 2.1.3 của Luận văn, vì vậy, tác giả kiến nghị bổ sung thêm một số tình tiết định khung tăng nặng như sau:
Thứ nhất, trong thực tế một người thực hiện hành vi cho vay lãi nặng một
cách chuyên nghiệp tức là họ thực hiện hành vi cho vay lãi nặng nhiều lần và họ lấy nghề cho vay lãi nặng làm nguồn sống chính, tuy nhiên Điều 201 BLHS năm 2015 lại chưa quy định đây là tình tiết định khung tăng nặng, tác giả cho rằng đây là điểm hạn chế của Điều 201 BLHS năm 2015 vì chưa thể hiện được sự phân hóa trách nhiệm hình sự tương ứng với hành vi phạm tội trong trường hợp một người thực hiện hành vi phạm tội một cách chuyên nghiệp.
Hành vi cho vay lãi nặng có tính chất chuyên nghiệp đã xảy ra trong thực tiễn, vì vậy, tác giả cho rằng việc quy định tình tiết này là tình tiết định khung tăng
nặng sẽ đáp ứng yêu cầu trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, đồng thời cũng phù hợp với nhu cầu hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự để đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
Qua nghiên cứu về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trong Tội hưởng lợi quá đáng tại BLHS nước Cộng hòa Liên bang Đức thì tác giả nhận thấy Điều 291 BLHS nước Cộng hòa Liên bang Đức đã quy định nhiều tình tiết định khung tăng nặng trong đó có tình tiết “thực hiện hành vi có tính chất chuyên
nghiệp” cụ thể nếu một người lợi dụng quá đáng tình trạng khó khăn, cấp bách, sự
thiếu kinh nghiệm, sự thiếu khả năng nhận biết hoặc sự hạn chế ý chí của một người khác để cho vay tiền mà thu lợi hoàn toàn không xứng đáng với số tiền lãi mà lẽ ra họ được nhận thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến ba năm hoặc hình phạt tiền nhưng nếu họ “thực hiện hành vi có tính chất chuyên nghiệp” thì bị xử phạt với hình phạt tự do từ sáu tháng đến mười năm. Như vậy tình tiết thực hiện tội phạm có tính chất chuyên nghiệp là tình tiết định khung tăng nặng, điều này phản ánh mức hình phạt tương xứng nhằm phân hóa trách nhiệm hình sự và xử lý nghiêm khắc đối với trường hợp một người thực hiện hành vi có tính chất chuyên nghiệp.
Từ thực tiễn quy định của BLHS hiện hành và học hỏi kinh nghiệm của BLHS nước Cộng hòa Liên bang Đức thì tác giả nhận thấy rằng trường hợp cho vay lãi nặng có tính chất chuyên nghiệp đã phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội tăng lên một cách đáng kể, vì vây, cần thiết phải quy định tình tiết này làm tình tiết định khung tăng nặng của Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự để phân hóa trách nhiệm hình sự với các trường hợp phạm tội thông thường. Vì vậy, tác giả kiến nghị trong khoản 2 Điều 201 BLHS 2015 cần quy định thêm tình tiết định khung tăng nặng là “Phạm tội có tính chất
chuyên nghiệp”.
Thứ hai, Tác giả nhận thấy trong thực tế nhiều trường hợp người phạm tội đã
lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác trong lúc thiên tai, dịch bệnh để cho vay với mức lãi suất rất cao, tuy nhiên hiện nay Điều 201 BLHS 2015 chưa quy định đây là tình tiết định khung tăng nặng, tác giả cho rằng đây một điểm thiếu sót của Điều 201 BLHS 2015.
Hành vi lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác trong thiên tai, dịch bệnh đã xảy ra trong thực tiễn, vì vậy tác giả cho rằng việc bổ sung thêm tình tiết
này vào tình tiết định khung tăng nặng sẽ đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Từ thực tiễn quy định của BLHS hiện hành thì tác giả đề xuất bổ sung trong khoản 2 Điều 201 BLHS 2015 tình tiết định khung tăng nặng là “Lợi dụng thiên tai,
dịch bệnh”
Tương tự, ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các đối tượng cho vay lãi nặng đã sử dụng những thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt để thực hiện hành vi phạm tội gây ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh chính trị cũng như gây khó khăn cho quá trình điều tra phát hiện tội phạm, vì vậy tác giả đề xuất bổ sung thêm vào khoản 2 Điều 201 BLHS tình tiết định khung tăng nặng là “Dùng thủ đoạn tinh
vi, xảo quyệt”
Bốn là, Đối với vấn đề xác định số tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội
thu được cụ thể:
Thứ nhất, Về phạm vi lãi suất để làm cơ sở xác định số tiền thu lợi bất chính
là từ 30.000.000 đồng trở lên là toàn bộ số tiền lãi mà người phạm tội thu được từ việc cho vay hay số tiền thu lợi bất chính là số tiền lãi sau khi trừ đi mức lãi suất cao nhất mà BLDS cho phép (tức là 20%/năm) hay là số tiền lãi thu đươc sau khi trừ đi lãi suất gấp 5 lần của mức lãi suất cao nhất mà BLDS cho phép (tức là 100%/năm). Hiện nay, các cơ quan tiến hành tố tụng chưa thống nhất trong việc xác định số tiền thu lợi bất chính, vì vậy, theo tác giả, để đảm bảo thống nhất trong đường lối xử lý của các cơ quan tiến hành tố tụng cần nhanh chóng ban hành Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xác định số tiền thu lợi bất chính theo hướng “Thu lợi bất chính là số tiền lãi thu được sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất 20%/năm theo quy định của Bộ luật Dân sự”.
Thứ hai, Từ sự phân tích về thực trạng áp dụng pháp luật trong giai đoạn 2016
– 2020 có thể thấy Điều 201 BLHS năm 2015 chưa quy định rõ số tiền thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên được xác định trên cơ sở cộng dồn tất cả các hợp đồng vay hay là dựa trên cơ sở từng hợp đồng vay, điều này dẫn đến việc các cơ quan tiến hành tố tụng lúng túng khi xử lý Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Hiện nay, TANDTC đã ban hành Công văn 212/TANDTC-PC và VKSNDTC đã ban hành Công văn số 4688/VKSTC-V14, tuy nhiên theo tác giả thì đây chỉ là những văn bản nội bộ của ngành không bắt buộc các cơ quan tiến hành tố tụng áp
dụng. Do đó, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của xã hội, kịp thời ngăn ngừa hành vi cho vay lãi nặng và cũng theo Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 về tăng cường đấu tranh phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, tác giả đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sớm ban hành Nghị quyết hướng dẫn áp dụng Điều 201 BLHS, theo hướng “số tiền thu lợi bất chính được xác định trên cơ sở cộng dồn tất cả các hợp đồng cho vay sau khi đã trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất 20%/năm theo quy định
của Bộ luật dân sự”.
Thứ ba, Ban hành Nghị quyết hướng dẫn Điều 201 BLHS theo hướng số tiền
thu lợi bất chính được xác định dựa trên số tiền mà người vay thực tế đã trả dù giao dịch dân sự đó là hết thời hạn hay chưa hết thời hạn mà bị phát hiện.
Thứ tư, Ban hành Nghị quyết hướng dẫn Điều 201 BLHS hướng dẫn xử lý
đối với trường hợp số tiền phí mà người cho vay thu thêm ngoài tiền lãi (chi phí hồ sơ, phí dịch vụ, phí đi lại thu tiền góp, phí tư vấn…) theo hướng số tiền phí mà người cho vay thu thêm ngoài tiền lãi (chi phí hồ sơ, phí dịch vụ, đi lại thu tiền góp, phí tư vấn...) được cộng với tiền lãi để tính lãi suất và tiền thu lợi bất chính.
Năm là, Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm thì ngoài yếu
tố thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên là yếu tố bắt buộc để cấu thành Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự thì điều luật còn quy định thêm trường hợp tuy chưa thu lợi hoặc thu lợi dưới 30.000.000 đồng thì vẫn có thể bị truy cứu trách