Những nghiên cứu chủ yếu ở trong nƣớc về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch việt nam trong bối cảnh mới trường hợp tỉnh hải dương (Trang 35 - 36)

7. Kết cấu của luận án

1.2. Những nghiên cứu chủ yếu ở trong nƣớc về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

đó, các tác giả cho rằng một điểm đến du lịch nên tối ƣu hóa kết quả kinh doanh bằng cách kết hợp một cách hiệu quả các nguồn lực đầu vào. Trong đó kết quả kinh doanh là giá trị gia tăng tạo ra, số lao động tuyển dụng hoặc chỉ số hài lòng của khách,… Nghiên cứu này đã sử dụng số liệu đầu vào cũng nhƣ kết quả kinh doanh của 103 điểm du lịch ở Italia để xác định các tham số trong hàm sản xuất dịch vụ du lịch của quốc gia này. Hàm sản xuất này thể hiện khả năng hoạt động du lịch có hiệu quả hay không cũng nhƣ cho biết kết quả thực hiện tại cao hơn hay thấp hơn so với năng lực. Kết quả hoạt động du lịch đƣợc đánh giá qua 3 tiêu chí: (i) Đặc trƣng về địa chất, văn hóa, xã hội của điểm đến; (ii) Quản lý của chính quyền, và (iii) Thay đổi của yếu tố cầu [88].

Công trình “Destination competitiveness: An Emerging Economy” (2019) của Reisinger Y. và Michael N. đã xác định đƣợc các yếu tố chính ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh điểm đến trong một nền kinh tế mới nổi thuộc khu vực Vịnh Ả Rập dƣới góc độ của khách du lịch. Các tác giả tiến hành khảo sát một số du khách quốc tế và rút ra kết luận rằng cơ sở hạ tầng điểm đến và dịch cụ hỗ trợ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định khả năng cạnh tranh điểm đến du lịch. Ngoài ra, công trình này cũng đóng góp quan trọng vào các nghiên cứu liên quan về khả năng cạnh tranh điểm đến của nền kinh tế mới nổi.

1.2. Những nghiên cứu chủ yếu ở trong nƣớc về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch du lịch

1.2.1. Các nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch dựa trên mô hình Dwyer và Kim Dwyer và Kim

Ở Việt Nam, một số tác giả cũng sử dụng mô hình Dwyer và Kim để tiến hành

phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch nƣớc ta trên các khía cạnh khác nhau của hoạt động du lịch, nhất là điểm đến du lịch, ví dụ nhƣ: Sử dụng mô hình Dwyer và Kim (2003) Nguyễn Anh Tuấn trong Luận án tiến sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam”, trƣờng Đại học Kinh

tế quốc dân, năm 2010 đã khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh điểm đến nhƣ cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, điểm đến và NLCT điểm đến. Ngoài ra, tác giả sử dụng phƣơng pháp điều tra Survey Monkey để phân tích, đánh giá thực trạng NLCT điểm đến của du lịch nƣớc ta. Qua đó, nêu r thành tựu, thách thức cũng nhƣ cơ hội đối với ngành du lịch của nƣớc ta trong quá trình phát triển.

Tác giả Nguyễn Thị Thu Vân với công trình “Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Nẵng”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học, số 8/2012, trƣờng Đại học Đông Á, TP. Đà Nẵng đã khái quát đƣợc khái niệm về NLCT du lịch và chỉ ra những nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của thành phố biển Đà Nẵng. Trong công trình này, tác giả sử dụng mô hình tích hợp Dwyer và Kim để tiến hành phân tích, đánh giá 7 nhóm nhân tố chính (nguồn lực thừa kế, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực hỗ trợ, nguồn lực tạo ra, điều kiện hoàn cảnh, điều kiện về cầu, quản trị điểm đến [74]) tác động đến NLCT điểm đến du lịch của thành phố biển này. Kết quả phân tích thống kê cho thấy NLCT du lịch điểm đến của Đà Nẵng ở mức trung bình khá, không có nhân tố nào xuất sắc cũng nhƣ không có nhân tố tiêu cực.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch việt nam trong bối cảnh mới trường hợp tỉnh hải dương (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)